Rovamycine là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý
Nội dung bài viết
Thuốc Rovamycine là gì? Thuốc Rovamycine được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về thuốc Rovamycine trong bài viết được phân tích dưới đây của dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên nhé!
Thành phần hoạt chất: Spiramycin.
Thuốc có thành phần tương tự: Spiramycin, Novomycin, Doropycin…
Rovamycine là thuốc gì?
Thành phần trong công thức thuốc Rovamycine
Hoạt chất:
- Spiramycin: 3 triệu I.U.
Tá dược:
- Silic khan thể keo.
- Magiê stearate.
- Tinh bột ngô đã gelatin hóa.
- Hydroxypropylcellulose, cellulose vi tinh thể.
- Croscarmellose natri.
- Hypromellose.
- Macrogol 6000.
- Titanium dioxide.
Công dụng của thuốc Rovamycine
- Thuốc Rovamycine được dùng để điều trị tình trạng nhiễm trùng tai mũi họng, phế quản – phổi, da, miệng.
- Ngoài ra, Rovamycine dùng để điều trị nhiễm trùng sinh dục không do lậu cầu hoặc tình trạng nhiễm toxoplasma ở phụ nữ có thai.
- Không những vậy, thuốc còn giúp phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu trong những trường hợp đặc biệt (chống chỉ định rifampicin).
- Rovamycine còn giúp dự phòng tái phát tình trạng sốt thấp khớp trường hợp dị ứng betalactams.
Gi á thuốc Rovamycine 3 M.I.U bao nhiêu?
Hộp thuốc Rovamycine 3 M.I.U gồm có 2 vỉ, mỗi vỉ 5 viên nén bao phim hàm lượng 3 M.I.U có giá bán là 100.000 VNĐ.
Không nên dùng thuốc Rovamycine nếu
- Dị ứng spiramycin hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần tá dược nào khác trong công thức của thuốc.
- Không dùng thuốc trên đối tượng là phụ nữ đang cho con bú.
Cách dùng thuốc Rovamycine hiệu quả
Cách dùng
- Thuốc Rovamycine được bào chế ở dạng viên và dùng theo đường uống.
- Dùng thuốc với một cốc nước có dung tích vừa đủ (150 – 250 ml).
Liều dùng
Tùy vào từng đối tượng cụ thể mà liều dùng sẽ khác nhau.
Đối tượng là người lớn:
- Mục đích điều trị: dùng liều 6 – 9 M.I.U. chia 2 – 3 lần/ngày.
- Trường hợp để phòng ngừa: dùng với liều 3 M.I.U./12 giờ trong vòng 5 ngày.
Nếu là trẻ em: dùng dạng hàm lượng 1.5 M.I.U.
- Để điều trị: dùng liều 150.000 – 300.000 IU/kg/ngày, chia 2 – 3 lần.
- Với mục đích phòng ngừa: 75.000 I.U./12 giờ và dùng trong vòng 5 ngày.
Tác dụng phụ
- Đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Nổi mẩn, mề đay, ngứa.
- Đôi khi có cảm giác kim châm hoặc kiến bò ngoài da.
Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Rovamycine
Lưu ý khi phối hợp levodopa (phối hợp carbidopa) khi dùng chung Rovamycine sẽ làm tăng nguy cơ gây ức chế hấp thu carbidopa, với giảm nồng độ levodopa huyết tương.
Thuốc Rovamycine sẽ làm tăng hoạt tính thuốc kháng đông dạng uống.
Những lưu ý khi dùng thuốc Rovamycine
Đối với người bệnh có rối loạn chức năng gan, thiếu men G6PD cần phải thận trọng khi dùng thuốc Rovamycine.
Lưu ý, nếu xuất hiện đỏ da toàn thân và có mụn mủ, kèm sốt thì hãy ngưng điều trị và chống chỉ định sử dụng spiramycin những lần sau (tham khảo ý kiến của bác sĩ cẩn thận).
Các đối tượng sử dụng đặc biệt
Lái xe và sử dụng máy móc
Thuốc Rovamycine không gây ra tình trạng chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, rối loạn thị giác khi dùng thuốc.
Do đó, có thể sử dụng thuốc trên đối tượng này. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Rovamycine cho các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc như lái xe hoặc vận hành máy móc.
Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú
Các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng phụ trên thai (gây quái thai hoặc thai chết hoặc các tác động khác). Tuy nhiên, vẫn chưa có các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ.
Do đó, chỉ nên sử dụng các thuốc này khi lợi ích mang lại vượt trội nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.
Xử trí khi quá liều Rovamycine
Vẫn chưa có báo cáo được ghi nhận về tình trạng quá liều thuốc Rovamycine.
Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, khoảng cách liều mà bác sĩ chỉ định cho mỗi cá nhân người bệnh.
Trong trường hợp quá liều dù cố ý hoặc vô tình, cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất ngay lập tức để các bác sĩ điều trị cấp cứu kịp thời.
Xử trí khi quên một liều Rovamycine
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Cách bảo quản
- Để thuốc Rovamycine tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Rovamycine ở những nơi ẩm ướt.
- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.
Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Rovamycine. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Rovamycinehttps://drugbank.vn/thuoc/Rovamycine&VN-21649-18
Ngày tham khảo: 07/08/2020