YouMed

Làm sao để bữa ăn không phải là cuộc chiến?

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh mà còn phát triển trí não toàn vẹn. Rất nhiều cha mẹ đau đầu khi phải đối mặt với những rắc rối trong cuộc chiến bữa ăn hằng ngày của trẻ. Hơn nữa, vì công việc bận rộn và thực phẩm tiện lợi có sẵn nên một bữa ăn nhanh và đơn giản có thể là lựa chọn của nhiều cha mẹ. Việc giúp trẻ có một bữa ăn ngon miệng và vui vẻ là hoàn toàn có thể. Nếu như bạn thật sự kiên trì tạo cho trẻ một thói quen tốt khi bắt đầu mỗi bữa ăn.

1. Những quy tắc cho trẻ ăn

1.1 Cho trẻ chơi với thức ăn

Trong những tháng đầu tiên tiếp xúc với thức ăn, nhiều trẻ sẽ tự xới tung phần ăn của mình. Trẻ có thể trộn thức ăn lại với nhau bằng tay hoặc thìa. Đây là hành động hoàn toàn bình thường. Bởi vì trẻ đang trong giai đoạn khám phá về đặc điểm các loại thức ăn khác nhau. Bằng cách thông qua xúc giác, thị giác hay vị giác.

Bạn hãy dạy trẻ từ từ, có thể bắt đầu với “Con đừng ném hoặc làm rơi thức ăn nhé.”  Hay “Con hãy xem bố đang ăn rất ngon kìa. Bố đâu có trộn một đống vung vãi tùm lum giống như con.”

Khi con bạn ném thức ăn, hãy đưa trẻ ra khỏi ghế. Đặt trẻ ngồi ở một nơi yên tĩnh trong 2 đến 5 phút. Đây gọi là quy tắc 5 phút, giúp trẻ nhận ra việc làm không đúng để sửa sai. Sau đó để trẻ trở lại bàn ăn. Nếu trẻ vẫn lặp đi lặp lại hành động này, có thể trẻ đã no, hãy cho trẻ kết thúc bữa ăn. Dành cho con bạn lời khen khi trẻ không làm bừa bộn thức ăn.

Cho trẻ chơi với thức ăn trong bữa ăn
Cho trẻ chơi với thức ăn trong bữa ăn để cho trẻ cảm thấy thú vị

>>>Thực tế, trong khi nhiều gia đình đang gặp rắc rối khi phải vất vả với con trong bữa ăn, thì cũng có nhiều trường hợp đáng lo ngại khi trẻ ăn quá nhiều. Nhiều người cho rằng trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên có thể ăn nhiều. Như vậy mà có thể bỏ ra những nguyên nhân bệnh lý.

Vậy trẻ cuồng ăn như vậy có sao không? Làm thế nào để ngừa trẻ ăn nhiều? Cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết: “Trẻ ăn quá nhiều, phải làm sao?

1.2 Trẻ ăn quá chậm

Một số trẻ ăn chậm vì không có cảm giác đói. Hãy tập cho trẻ kiểm soát thời gian ăn uống với quy tắc: “Bữa ăn kết thúc khi mọi người ăn xong, vì cần phải dọn dẹp. Nếu con vẫn chưa ăn xong, mẹ sẽ dọn luôn phần của con.” Không cho trẻ thêm bất cứ bữa ăn nhẹ nào. Nếu trẻ thấy đói vì chưa ăn xong, trẻ sẽ tự ý thức rằng mình phải ăn nhanh hơn trong những bữa ăn tiếp theo. Một bữa ăn của trẻ không nên dài quá 20 phút. Đây là cách dạy cho trẻ tránh lãng phí thời gian trong bữa ăn.

1.3 Ăn quá nhanh

Hầu hết trẻ ăn nhanh vì vội vàng quay lại với trò chơi. Trẻ có thể nuốt thức ăn mà không nhai kĩ. Điều này có thể khiến trẻ khó tiêu hoặc bị nghẹn. Bạn hãy đưa ra quy định về bữa ăn cần kéo dài ít nhất 10 phút cho dù trẻ đã hoàn thành sớm hơn. Bữa ăn là thời gian đặc biệt để mọi thành viên trong gia đình cùng nói chuyện với nhau.

1.4 Không cho trẻ ăn vặt thường xuyên

Một số trẻ có sở thích ăn vặt như bánh snack, nước ngọt hay kẹo trái cây… Ăn vặt thường xuyên dẫn đến sâu răng. Đặc biệt thói quen xấu này sẽ tiếp tục khi trẻ đến tuổi đi học nếu trẻ không được dạy từ nhỏ. Vậy nên, đừng cho trẻ ăn nhẹ nếu chưa đến giờ ăn theo quy định. Chỉ nên có một bữa ăn nhẹ vào buổi sáng và một bữa vào buổi chiều. Tập cho trẻ ăn những món lành mạnh như trái cây, sữa chua, nước ép…

1.5 Không cho trẻ lấy thức ăn từ tủ lạnh

Con bạn không nên cho trẻ tự ý mở tủ lạnh cho đến khi trẻ được 5 tuổi. Hãy nhắc nhở trẻ cần có sự cho phép của người lớn nếu con bạn muốn thứ gì đó trong tủ lạnh.

Nếu con bạn tự ý mở tủ lạnh, hãy áp dụng quy tắc 5 phút. Đặt một dấu hiệu cảnh báo trên cửa tủ lạnh như một lời nhắc nhở. Với một đứa trẻ quậy phá, bạn có thể cần phải khóa cửa tủ lạnh. Đôi khi, bạn nên di chuyển thức ăn mà trẻ yêu thích đến vị trí cao hơn.

2. Bữa ăn gia đình

Khi trẻ được ngồi ăn chung với các thành viên trong gia đình, con bạn sẽ tự ý thức rằng đã đến giờ ăn. Bữa ăn gia đình là khoảng thời gian vui vẻ cho cả cha mẹ và con cái. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng vì thức ăn của trẻ không giống người lớn nên thường cho trẻ ăn riêng, kèm với đồ chơi hoặc xem ti vi. Thực tế, khi bạn làm như vậy, trẻ sẽ không tập trung vào việc ăn vì ham chơi. Để trẻ được ngồi vào bàn ăn và quan sát những món ăn đủ màu sắc. Như vậy sẽ kích thích sự tò mò và thèm ăn của trẻ.

Những đứa trẻ tham gia bữa ăn cùng gia đình thường xuyên có xu hướng ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc, ít ăn vặt với thực phẩm không lành mạnh, ít hút thuốc hoặc uống rượu khi lớn lên. Ngoài ra, bữa ăn gia đình là cơ hội để bạn giới thiệu cho trẻ những thức ăn mới. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể cho trẻ tham gia chuẩn bị bữa ăn. Hãy để bữa ăn là khoảng thời gian mọi thành viên cảm thấy thoải mái và vui vẻ sau một ngày dài làm việc. Không nên giảng dạy hay tranh cãi trong những lúc này.

bữa ăn gia đình
Những bữa ăn gia đình là thời gian cả nhà vui vẻ cùng nhau

3. Bạn là tấm gương về chuyện ăn uống lành mạnh cho trẻ

Cách tốt nhất để bạn khuyến khích trẻ quan tâm đến bữa ăn là bạn phải là tấm gương của thói quen ăn uống tốt. Trẻ em học sẽ theo sự hướng dẫn của người lớn mà chúng nhìn thấy hàng ngày. 

Cho trẻ ăn với lượng thích hợp và không ăn quá nhiều. Hãy nói về cảm giác no của bạn, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Ví dụ “Món bánh này ngon quá, nhưng giờ mẹ đã no rồi. Vì vậy mẹ sẽ không ăn thêm nữa.” Tương tự như vậy, nếu bạn luôn ăn kiêng hoặc than phiền về cơ thể, có thể tạo ra những cảm giác tiêu cực tương tự ở trẻ.

Khi trẻ bắt đầu nhận thức về thức ăn, hầu hết trẻ em sẽ thích cùng cha mẹ lựa chọn các nguyên liệu cho một bữa ăn. Trong nhà bếp, bạn có thể chọn các nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi. Nhờ thế, trẻ có thể chơi với thực phẩm một phần mà không bị thương hoặc cảm thấy quá sức. Điều quan trọng bên cạnh những quy tắc khi cho trẻ ăn, việc tạo không khí gia đình với một bữa ăn vui vẻ sẽ khiến trẻ thêm yêu thích chuyện ăn uống.

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Pediatric Advisor 2015, Eating Misbehavior,

https://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_eatingmb_hhg.htm, accessed on 14 December 2019.

Kids Health from The Nemours Foundatio, Healthy Eating,

https://kidshealth.org/en/parents/habits.html, accessed on 14 December 2019.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người