YouMed

Làm thế nào để phát hiện và phòng bệnh tràn dịch khớp gối?

Dược sĩ PHẠM THỊ THÚY DIỄM
Tác giả: Dược sĩ Phạm Thị Thúy Diễm
Chuyên khoa: Dược

Cử động của con người là sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ xương khớp. Một trong những khớp quan trọng của cơ thể đó là khớp gối. Nó chịu lực tác động của toàn bộ cơ thể. Tràn dịch khớp gối là một trong những bệnh hay gặp ở người lớn tuổi. Cùng Youmed tìm hiểu thêm nhé!

Tràn dịch khớp gối là như thế nào?

Bình thường bao quanh khớp xương có một lượng nhỏ dịch khớp. Lượng chất lỏng này có nhiệm vụ bảo vệ đầu khớp bằng cách bôi trơn giúp giảm ma sát khiến cho quá trình cử động, xoay chuyển cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên khi tràn dịch màn khớp, thì dịch khớp bị dư thừa tích tụ bên trong và xung quanh khớp. Làm khớp bị sưng to, phù nề, gây khó khăn trong việc vận động. Đồng thời có các triệu chứng như sưng, đau, cứng khớp, bầm tím,…

tràn dịch khớp gối
khi tràn dịch màn khớp, dịch khớp bị dư thừa tích tụ bên trong và xung quanh khớp làm khớp bị sưng to, phù nề

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối

Có nhiều nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp gối:

  • Chấn thương khớp gối do tai nạn giao thông, bị té khi di chuyển hàng ngày,…Gây ra các tổn thương như rách, đứt dây chằng khớp gối,gãy xương, nứt sụn làm tràn dịch khớp.
  • Nhiễm khuẩn, bệnh miễn dịch hoặc do di truyền.
  • Một số bệnh lý mạn tính ở khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout,..
  • Bệnh thường gặp ở nhóm đối tượng người trên 50 tuổi, hoạt động thể  lực nặng. Những người thừa cân béo phì cũng gây áp lực lớn lên khớp gối, tăng nguy cơ tổn thương các thành phần trong khớp đặc biệt là sụn khớp.
tràn dịch khớp gối
Bệnh thường gặp ở nhóm đối tượng người trên 50 tuổi, hoạt động thể lực nặng

Triệu chứng của tràn dịch khớp gối ra sao?

Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như sưng phù nề một bên đầu gối, đau khi vận động thậm chí đau đến mức không đi lại được,…Bệnh nhân có thể được chỉ định các xét nghiệm như:

  • Chụp X quang, chụp cộng hưởng từ MRI cho thấy các tổn thương ở xương khớp.
  • Bên cạnh đó còn xét nghiệm máu xác định tình trạng nhiễm khuẩn gây viêm, tìm các tinh thể urat xác định gout,…
  • Bệnh nhân có thể được chỉ định chọc dò dịch khớp…

Khi bị bệnh thì nên điều trị như thế nào?

Điều trị tràn dịch khớp gối thường là điều trị triệu chứng trước. Bệnh nhân sẽ được kê thuốc giảm đau, kháng sinh nếu có nguy cơ hoặc đang bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó thuốc corticosteroid cũng có thể được chỉ định cho người bệnh, thường tiêm trực tiếp vào khớp.

tràn dịch khớp gối
Thuốc corticosteroid cũng có thể được chỉ định cho người bệnh, thường tiêm trực tiếp vào khớp.

Nếu dịch khớp quá nhiều gây đau, điều trị bằng thuốc giảm đau không ổn. Khi đó buộc phải can thiệp bằng cách chọc hút dịch khớp. Biện pháp này giúp giảm áp lực lên khớp, thường kết hợp với tiêm corticosteroid. Phương pháp này tuy hiệu quả nhanh nhưng không nên thực hiện nhiều lần do nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

tràn dịch khớp gối
Điều trị bằng thuốc giảm đau không ổn buộc phải can thiệp bằng cách chọc hút dịch khớp

Sau khi đã điều trị triệu chứng cho bệnh nhân ổn định, cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để điều trị triệt để. Nội soi khớp là phương pháp giúp chuẩn đoán nguyên nhân. Đồng thời phương pháp này có thể điều trị một số tổn thương  về xương khớp . Biện pháp can thiệp sau cùng là phẫu thuật thay khớp thường sử dụng khi bệnh nhân có các tổn thương thoái hóa khớp gây nên.

Người bệnh có thể làm gì để ngăn chặn diễn tiến bệnh nặng hơn?

Những cách sau đây giúp bạn có thể tự chăm sóc khi bị tràn dịch khớp gối.

  • Bệnh nhân cần chú ý khi di chuyển vận động. Cần tránh cử động mạnh để giảm áp lực lên khớp.
  • Khi bị sưng phù nề, có thể chườm nước đá hoặc kê cao chân khi ngủ hoặc ngồi lâu. Kê cao chân giúp cho tuần hoàn máu ở chân được tốt hơn.
  • Nếu bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối do bệnh mạn tính như gout, thoái hóa khớp,… Với trường hợp này bệnh nhân cần khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện, đồng thời điều trị bệnh tích cực. Một số thuốc cũng có thể gây tràn dịch khớp gối, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Bệnh nhân nên tập các bài tập vận động cho khớp gối theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
tràn dịch khớp gối
Nên tập các bài tập vận động cho khớp gối theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế
  • Tập các bài tập cho cơ đùi. Cơ đùi là một góp phần phần hỗ trợ vận động, giúp giảm áp lực cho khớp gối. Nếu cơ đùi yếu thì khớp gối mau chóng mỏi, dễ bị tổn thương hơn.
  • Lưu ý duy trì cân nặng hợp lý, tránh để béo phì gây thêm áp lực cho khớp đang bị tổn thương.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến vận động của người bệnh. Nhiều trường hợp còn có thể gây phá hủy khớp, ảnh hưởng toàn thân. Khi thấy các dấu hiệu bất thường người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Sự lão hóa là đều không ai có thể tránh khỏi. Tràn dịch khớp gối là một bệnh thường gặp do tổn thương khớp gối gây ra. Nếu bạn biết cách phòng tránh kết hợp lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.

Dược sĩ Phạm Thị Thúy Diễm

Viêm bao hoạt dịch đầu gối là một trong những bệnh lý xương khớp rất phổ biến hiện nay. Bệnh hay gặp ở những đối tượng là vận động viên thể thao hay người lao động chân tay nhiều. Cùng YouMed tìm hiểu thêm nhé!

>>Xem thêm: Những điều bạn cần biết về viêm bao hoạt dịch đầu gối

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người