YouMed

Viêm da: Làn da nhạy cảm với khẩu trang

Bác sĩ PHAN QUỐC THÁI
Tác giả: Bác sĩ Phan Quốc Thái
Chuyên khoa: Da liễu, Nội tổng quát

Khẩu trang là vật dụng được nhắc đến nhiều nhất trong thời điểm hiện tại, khi mà dịch Covid-19 đang lan ra trên diện rộng trên toàn thế giới. Khẩu trang y tế, khẩu trang N95 hay khẩu trang vải… đều được sử dụng tiếp xúc trực tiếp lên làn da. Tuy nhiên hiện nay một số ghi nhận việc dùng khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ gây ra các vấn đề bệnh lý về da nhất là viêm da tiếp xúc do khẩu trang.

1. Nguyên nhân gây viêm da

Viêm da tiếp xúc với khẩu trang có thể đến từ việc kích thích cơ học, hóa học hoặc dị ứng với các hóa chất được sử dụng trong sản phẩm hoặc lưu lại trong quá trình sử dụng.

Đối tượng nguy cơ cao là những người có cơ địa dị ứng hoặc có tình trạng da nhạy cảm. Thường gặp ở những người sử dụng khẩu trang liên tục trong một thời gian nhất định trong ngày như bác sĩ, hộ lý, điều dưỡng, đầu bếp,…

Trong một nghiên cứu tại Singapore chỉ ra các vấn đề về làn da hay gặp ở những người thường xuyên dùng khẩu trang trong dịch SARS 2004 theo thứ tự tăng dần là:

  • Phát ban da.
  • Ngứa da mặt.
  • Nổi mụn.
Nguyên nhân gây viêm da
Nguyên nhân gây nên hiện tượng viêm da

Khi sử dụng khẩu trang kéo dài gây bí da, đổ mồ hôi. Việc cọ xát giữa làn da và khẩu trang sẽ gây kích ứng lớp hàng rào bảo vệ da và dần dần biểu hiện tình trạng viêm da tiếp xúc. Ngoài ra các giọt nước bọt khi nói chuyện, hắt hơi, khi ho đọng lại mặt trong lớp khẩu trang cũng có thể gây kích ứng da với những làn da nhạy cảm.

Với những trường hợp cơ địa nhạy cảm nguy cơ mắc phải tình trạng mẫn cảm như mày đay, viêm da tiếp xúc dị ứng tăng cao. Do khẩu trang của bạn ‘’vô tình’’ gây phá hủy hàng rào sinh học bảo vệ da làm tăng tiếp xúc của da với những dị nguyên lạ. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng những chất có thể làm dị ứng hiện diện trong khẩu trang như phụ gia sản xuất cao su (thiuram, carbamates), chất bảo quản (benzakonium chloride), chất khử trùng (formaldehyde glutaral dehyde), hương liệu…

Bên cạnh đó, những loại khẩu trang màu sắc sặc sỡ cũng tăng nguy cơ gây hại cho làn da do trong đó có chứa thành phần của thuốc nhuộm vải như Dispense Blue 12, formaldehyde resins hay hóa chất phủ lên bề mặt…

2. Tác hại của viêm da 

Những triệu chứng sẽ khiến bạn khó chịu khi mắc phải viêm da tiếp xúc do khẩu trang và phải gặp ngay bác sĩ da liễu như :

  • Bong vảy, nứt nẻ, khô da.
  • Mụn nước chảy dịch hoặc đóng vảy mảng.
  • Sưng nề.
  • Bỏng rát, châm chích hay ngứa dữ dội.
  • Phát ban da xuất hiện đột ngột, đau nhức hay trên diện rộng.
  • Ban da kéo dài.

3. Chọn khẩu trang sao cho đúng?

Đứng trước vấn đề cần dùng khẩu trang trong mùa dịch bệnh hoặc những công việc đòi hỏi phải sử dụng khẩu trang thường xuyên cần thiết phải nắm những thông tin để lựa chọn một sản phẩm phù hợp với làn da của bạn cũng như cách sử dụng như:

  • Thực hiện việc đeo khẩu trang trong những trường hợp cần thiết theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam.
  • Khẩu trang phải có kích cỡ phù hợp độ dài dây đeo vừa phải.
  • Chất liệu thấm hút tốt mềm, tránh sợi len, sợi vải thô. Tránh màu sắc sặc sỡ. Nên giặt khẩu trang vải trước khi sử dụng lần đầu.
  • Nên dùng bột giặt dành cho da nhạy cảm để giặt khẩu trang vải.
  • Cần thay khẩu trang mỗi ngày hoặc khi cảm thấy khẩu trang không còn sạch như có mùi, dính chất nhầy dịch mũi, dính nước bọt khi hắt hơi…
  • Chăm sóc da kỹ càng nhất là bước dưỡng ẩm và rửa mặt sạch. Rửa mặt giúp thông thoáng lỗ chân lông bảo vệ da và giúp loại bỏ nhờn bí trên da do sử dụng khẩu trang kéo dài.
  • Với những vùng tiếp xúc kéo dài thường xuyên gây khó chịu đỏ rát như mặt sau tai, vùng gò má, vùng xương hàm dưới thì có thể thoa thêm một lớp dưỡng ẩm.
  • Phần lớn kem dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu da có giúp làm giảm tình trạng ban da do kích ứng đơn thuần. Tuy nhiên cần lưu ý việc sử dụng dược mỹ phẩm cần được theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Và đến gặp bác sĩ da liễu khi tình trạng xấu hơn.

Bảo vệ làn da tránh tác động không mong muốn của việc dùng khẩu trang kéo dài là vô cùng quan trọng! Hãy lưu ý chọn lựa thông minh sản phẩm chất lượng và theo dõi tình trạng da và đến gặp ngay bác sỹ để được tư vấn và điều trị các vấn đề về da một cách triệt để.

Xem thêm bài viết liên quan:

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. American Academy of Dermatology: “Saving face: Dermatologists helping patients identify source of facial allergic contact dermatitis.”. News release issued August 1, 2013.

  2. Donovan J, Skotnicki-Grant S (2007). Allergic contact dermatitis from formaldehyde textile resins in surgical uniforms and nonwoven textile masks. Dermatitis. 2007 Mar;18(1):40-4.

  3. Faisal M Al Badri (2017). Surgical mask contact dermatitis and epidemiology of contact dermatitis in healthcare worker. Current Allergy & Clinical Immunology, September 2017, Vol 30, No 3.

  4. Paredes V, Paredes C (2010). Allergic contact dermatitis associated with the use of facemask on a patient with a history of atopy. J Dent Child (Chic). 2010 Sep-Dec;77(3):177-9.

  5. J. G. Rycroft, T. Menne, P. J. Frosch. Textbook of Contact Dermatitis, Edition 3th. Springer-Verlag New York, LLC.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người