YouMed

Thực hiện Laser trong thẩm mỹ: Có an toàn tuyệt đối?

Bác sĩ VÕ THỊ NGỌC HIỀN
Tác giả: Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền
Chuyên khoa: Da liễu

Hiện nay thực hiện laser trong điều trị bệnh lý ở da và chăm sóc thẩm mỹ đã trở nên phổ biến. Việc áp dụng phương tiện này để điều trị có thành công và an toàn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cùng YouMed tìm hiểu rõ hơn về Laser trong thẩm mỹ nhé!

1. Tai biến có thể gặp do laser

Máy laser là thiết bị phát ra ánh sáng là các tia laser, được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực y học và cuộc sống. Tia laser có mức năng lượng khác nhau. Có thể rất mạnh và có thể phá hủy mô.

Vì thế trong quá trình thực hiện laser. Nếu không tuân thủ quy định an toàn thì có thể dẫn đến các tai biến không mong muốn.

Sử dụng laser trong điều trị bệnh lý da và chăm sóc thẩm mỹ có thể gặp các sự cố như:

  • Tổn thương mắt
  • Tổn thương da
  • Tổn thương do hóa học
  • Tổn thương do điện
  • Bỏng

Các đối tượng có thể bị tổn hại do công nghệ laser trong trường hợp này bao gồm:

  • Bác sĩ
  • Kỹ thuật viên là những người trực tiếp thực hiện laser
  • Bệnh nhân
  • Khách hàng tham gia điều trị cũng có thể bị ảnh hưởng không nhỏ
Thực hiện laser có thể gây ra tổn thương mắt, tổn thương da do hóa học hoặc do điện
Thực hiện laser có thể gây ra tổn thương mắt, tổn thương da do hóa học hoặc do điện

2. Tổn thương ở mắt do laser

Tia laser nhìn có vẻ an toàn nhưng nó có thể gây tổn hại mắt một cách nặng nề như:

  • Tổn thương lên võng mạc, giác mạc, đồng tử,… Có thể gây mù mắt nhanh chóng. Mặc dù trước đó mắt của bạn không có cảm giác đau hay bất kỳ triệu chứng nào.
  • Vì tia laser khi chiếu lên bề mặt da sẽ bị phản xạ hay tán xạ đến mắt người thực hiện hay người quan sát gần đó. Bất kỳ ai nhìn trực tiếp hoặc gián tiếp tia laser đều có thể bị tổn thương mắt khi không đeo kính bảo vệ.
  • Cách bảo vệ đó là đeo kính thích hợp với các loại máy laser để phản xạ lại các tia laser không đến được mắt, ngăn chặn tổn thương lên mắt.
Laser gây tổn thương lên võng mạc, giác mạc, đồng tử và có thể làm mù mắt
Laser gây tổn thương lên võng mạc, giác mạc, đồng tử và có thể làm mù mắt

3. Tổn thương trên da do laser

Công nghệ laser được ứng dụng để điều trị các bệnh lý ở da và chăm sóc thẩm mỹ cho khách hàng. Tuy nhiên, năng lượng phát ra từ tia laser không an toàn tuyệt đối. Có thể gây nên những tổn thương mới hay làm nặng hơn tình trạng da trước đó của bệnh nhân, khách hàng.

Các tổn thương mà laser có thể gây ra trên da bao gồm:

Đau

Khi thực hiện laser để điều trị da chúng ta sẽ có cảm giác nóng, đau, bỏng rát do năng lượng từ tia laser phát ra.

Cảm giác đau có thể gây nhiều khó chịu, sợ hãi và khiến bệnh nhân cử động, giãy giụa và khiến cho việc điều trị không chính xác.

Có thể giảm cảm giác đau cho bệnh nhân, khách hàng bằng các biện pháp vô cảm như ủ kem tê, tiêm thuốc tê, dùng thuốc giảm đau…

Đỏ da

Tình trạng đỏ da rất thường xảy ra sau khi thực hiện laser. Đây được xem là phản ứng bình thường nếu tình trạng này chỉ kéo dài vài giờ, vài ngày. Nếu đỏ da tồn tại kéo dài thì có thể là biến chứng của sử dụng năng lượng cao, lặp lại nhiều lần do người thực hiện chưa có kinh nghiệm.

Cách phòng ngừa tình trạng đỏ da tồn tại kéo dài là: Người thực hiện phải được đào tạo chính quy. Người đào tạo có kinh nghiệm trong chỉnh năng lượng và sử dụng máy.

Bỏng da

Bỏng da do thực hiện laser không phải là trường hợp hiếm gặp. Đã có nhiều trường hợp bỏng da dẫn đến sẹo do không điều chỉnh năng lượng của máy phù hợp.

Để khắc phục trường hợp tai biến này xảy ra, người thực hiện laser phải là người đã được đào tạo và có kinh nghiệm điều chỉnh năng lượng của máy.

Lõm da

Tình trạng lõm da khá thường gặp sau khi thực hiện laser. Tuy nhiên, đa số có thể phục hồi lại bề mặt trong khi một số có thể gây lõm da vĩnh viễn.

Biện pháp dự phòng là điều chỉnh thông số và mức năng lượng phù hợp. Tránh bào mòn da quá nhiều đối với loại laser CO2.

Sẹo

Sẹo là tai biến đáng sợ nhất khi sử dụng laser. Da bị sẹo là do sử dụng năng lượng quá mức và lặp lại nhiều lần.

Tia laser có thể gây ra các tác dụng phụ như: lõm da, đỏ da, bỏng da,...
Tia laser có thể gây ra các tác dụng phụ như: lõm da, đỏ da, bỏng da,…

4. Tổn thương do hóa học và điện?

Ngoài các tai biến ở mắt và ở da, các tai nạn trong quá trình sử dụng laser có thể đến từ:

  • Rò rỉ hóa chất từ máy laser gây độc cho bệnh nhân, khách hàng và nhiều nhất là bác sĩ, kỹ thuật viên, những người trực tiếp thực hiện và phải tiếp xúc thường xuyên.
  • Cháy nổ có thể xảy ra do nguồn điện không ổn định.

5. Biện pháp an toàn laser?

Các tai biến xảy ra do laser có thể để lại các hậu quả nghiêm trọng. Vì thế cần có những biện pháp an toàn khi sử dụng laser cho khách hàng, bệnh nhân, bác sĩ, kỹ thuật viên,…

Bao gồm:

Bảo vệ mắt

Bác sĩ, kỹ thuật viên phải đeo kính bảo vệ khi thực hiện laser cho bệnh nhân hay khách hàng.

Che mắt bảo vệ cho bệnh nhân, khách hàng khi điều trị để ngăn ngừa trường hợp bệnh nhân vô tình mở mắt khi đang thực hiện laser.

Bảo vệ da

Hạn chế đến mức tối thiểu các tai biến da như đỏ da kéo dài, lõm da, sẹo,… bằng cách lựa chọn cơ sở uy tín. Nơi có người thực hiện được huấn luyện, đào tạo có chuyên môn. Máy móc thiết bị hiện đại, đạt chuẩn.

Người thực hiện laser phải được đào tạo chính quy về cách vận hành, sử dụng máy. Đặc biệt có phương pháp điều trị cụ thể trên từng trường hợp bệnh lý khác nhau.

Phòng chống cháy nổ

Kiểm tra máy móc, hệ thống điện định kỳ để hạn chế những rủi ro do cháy nổ gây ra.

Cần sử dụng các thiết bị bảo vệ mắt trước khi thực hiện laser

Thực hiện Laser trong thẩm mỹ có tính ứng dụng, hiệu quả cao trong điều trị bệnh lý da và chăm sóc thẩm mỹ. Tuy nhiên, phương pháp này còn tồn tại một vài rủi ro. Hãy hạn chế rủi ro bằng các nguyên tắc sử dụng laser nêu trên nhé!

>> Những vết nám trên da luôn đem đến sự tự ti cho những ai không may sở hữu chúng. Nám trở thành nỗi ám ảnh với chị em phụ nữ. Trị nám bằng laser có thật sự hiệu quả. Tìm hiểu ngay qua bài viết sau: Trị nám bằng laser có thật sự hiệu quả như lời đồn?

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người