YouMed

Mang thai tuần 17: Những lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Xin chúc mừng mẹ đã trải qua 4 tháng thai kỳ. Ở tháng thứ 5 này mẹ sẽ có một niềm vui nho nhó. Đó là mẹ đã cảm nhận được đứa con bé bỏng của mình đang “quậy phá” trong bụng mẹ! Thường mẹ sẽ cảm thấy rõ ràng hơn vào tuần thứ 20. Dù vậy cảm thấy có sự chuyển động bên trong bụng, nhưng mẹ yên tâm vì nó rất nhẹ nhàng, và mẹ không cảm thấy đau. Cảm giác em bé di chuyển là một dấu hiệu cho thấy tất cả mọi thứ đều tốt. Bây giờ, không chỉ bụng của mẹ ngày càng lớn hơn, mà em bé bắt đầu biết “tương tác” với mẹ rồi đấy! Những thông tin về tuần thai thứ 17 sẽ được Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lê Nam chia sẻ trong bài viết sau đây.

Cơ thể của bạn thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 17?

Khi bụng của bạn tiếp tục phát triển, các cơ quan khác cũng sẽ di chuyển một chút để nhường chỗ cho sự phát triển của tử cung và em bé đang lớn lên.

Phần trên tử cung bắt đầu tròn hơn và đang dài ra. Tử cung bắt đầu cao lên và hướng ra ngoài bụng. Hầu hết phụ nữ thấy tử cung dễ dàng hơn khi đứng. Nếu bạn nằm xuống, sẽ không còn thấy nữa chỉ khi bạn sờ nắn bụng.

mang thai tuần 17
Thai tuần 17

Bé phát triển như thế nào khi mang thai tuần 17?

Khi mang thai tuần 17, em bé của bạn giờ đây dài khoảng hơn 14.5 cm và nặng khoảng 110 gram.

Dây rốn của bé không chỉ dài ra mà còn trở nên dày và khỏe hơn để chuẩn bị cho sự phát triển 23 tuần tiếp theo.

Ngoài ra, em bé cũng đang bắt đầu hình thành và tích tụ mỡ. Trên thực tế, chất béo cũng rất quan trọng với em bé. Nó góp phần giúp bé giữ nhiệt và trao đổi chất trong cơ thể.

Lông mày và tóc trên da đầu bé của bạn rậm hơn và dài ra.

Móng tay, móng chân bé cũng đang hình thành trong tuần này.

Đặc biệt, bé bắt đầu biết “quậy phá” hơn, lặn lội và di chuyển tư thế bên trong nước ối.

thai nhi tuần 17
Thai nhi tuần 17

Bé cũng sẽ tiếp tục có những cơn nấc. Mặc dù bạn không thể nghe thấy chúng, nhưng bạn có thể bắt đầu cảm nhận được điều đó. Đặc biệt nếu đây không phải là lần đầu mẹ mang thai.

Một số lời khuyên cho mẹ trong thai kỳ?

Đối phó với đau dây thần kinh tọa

Nếu như bạn cảm thấy đau và cảm giác tê từ hông lưng, mông, lan dọc xuống mặt sau đùi, thì khả năng mẹ đang bị đau dây thần kinh tọa.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể. Dây chạy dọc  từ sau lưng xuống mặt sau cẳng chân, và xuống dưới bàn chân. Đau thần kinh tọa là khi mang thai, tử cung càng lớn dần vào tạo áp lực lên dây thần kinh tọa. Triệu chứng thường là mẹ có cảm giác đau, tê từ sau hông lưng lan xuống chân. Đau sẽ nặng hơn khi ngồi dậy, cong chân và thậm chí khi đi bộ.

đau dây thần kinh tọa khi mang thai
Mẹ thường đau dây thần kinh tọa khi tử cung càng lớn

Mặc dù đau thần kinh tọa gây khó chịu cho mẹ, nhưng nó không đáng để mẹ cần lo lắng nhiều. Vì khi em bé trong bụng thay đổi gần lúc sinh nở, cơn đau sẽ giảm đi, và biến mất sau khi sinh.

Nếu triệu chứng này gây khó chịu cho mẹ, hãy thử áp dụng các biện pháp sau:

  • Đắp gạc ấm, hoặc túi ấm vào nơi bạn cảm thấy đau
  • Khi ngủ, nằm nghiêng sang một bên sẽ giúp bạn giảm đau hơn
  • Bạn cũng có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên trong ngày. Chẳng hạn ngồi dậy và di chuyển mỗi 1-2 tiếng/ lần.
  • Bơi lội cũng là một cách giúp bạn giảm đau. Bởi vì khi bạn ở dưới nước, nước sẽ giúp giảm trọng lượng tử cung. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

Mặc dù có nhiều cách để giảm đau. Tuy nhiên mẹ nên nói tình trạng khó chịu này với bác sĩ. Đặc biệt là cảm giác tê đau này hay khiến bạn bị vấp ngã khi đi bộ, hoặc thậm chí bạn không để di chuyển bàn chân dễ dàng. Trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị vật lý trị liệu để giúp bạn giảm đau thần kinh tọa.

Làm thế nào để mẹ hết táo bón?

Táo bón là một trong những vấn đề khó chịu phổ biến nhất của thai kỳ. Tình trạng này ảnh hưởng đến ít nhất một nửa số phụ nữ mang thai. Đặc biệt sẽ còn khó chịu hơn ở phụ nữ dễ bị táo bón trước khi mang thai.

Khi bạn mang thai, sự gia tăng nội tiết tố progesterone làm cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Do đó thức ăn đi chậm hơn qua đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, tử cung không ngừng lớn lên và đè phần ruột già. Ngoài ra, đại tràng thường sẽ hấp thụ nhiều nước hơn trong thai kỳ. Điều này làm cho phân cứng hơn và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn.

táo bón khi mang thai
Mẹ dễ bị táo bón khi mang thai do tác dụng của nội tiết tố và khi tử cung càng to ra

Một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây ra táo bón, bao gồm: thói quen ăn uống thất thường, căng thẳng, thay đổi môi trường. Thậm chí, bổ sung canxi và sắt cũng có thể gây nên tình trạng này.

Mẹ có thể làm gì để đi tiêu dễ dàng hơn?

Bước đầu tiên là mẹ hãy thử xem lại chế độ ăn của mình. Mẹ cần nên ăn thực phẩm giàu chất xơ mỗi ngày và uống nhiều nước. Đặc biệt là nước, sẽ giúp ngăn ngừa và giảm bớt táo bón. Mẹ hãy áp dụng các lời khuyên sau:

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm: trái cây tươi, rau sống và chín, đậu. Mẹ có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm nguyên hạt, chẳng hạn như: bánh mì nguyên hạt, gạo lứt và bột yến mạch.
  • Mẹ nên chia bữa ăn ra nhỏ hơn, và nhớ là hãy nhai kỹ thức ăn.
  • Uống nhiều nước tuy đơn giản nhưng lại mang hiệu quả cao. Mẹ nên uống ít nhất 1.5 đến 2 lít nước cho mỗi ngày, tùy vào tính chất công việc và điều kiện mỗi người. Và uống một ly nước trước khi đi ngủ.
uống đủ nước khi mang thai
Mẹ cần uống đủ 8 ly nước/ ngày để phòng ngừa táo bón
  • Tập thể dục hằng ngày cũng sẽ giúp mẹ giảm táo bón. Mẹ chỉ cần dành 30 phút để đi bộ hàng ngày hoặc tập các bài tập thể dục khác.
  • Việc mẹ bổ sung sắt có thể gây táo bón. Nếu mẹ thấy khi uống sắt, đi tiêu trở nên khó khăn hơn, hãy bổ sung nước ép hoa quả vào khẩu phần ăn, đặc biệt là chất xơ. Hoặc mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ và cân nhắc đổi loại sắt khác để theo dõi tình trạng táo bón có cải thiện hơn hay không.
  • Một số thuốc kháng axit và bổ sung canxi cũng có thể gây táo bón, đặc biệt nếu mẹ sử dụng thường xuyên. Nếu mẹ có chứng ợ nóng cần dùng thuốc kháng axit mỗi ngày nhưng lại bị táo bón. Bạn nên nói điều này với bác sĩ để tìm các giải pháp khác.

Sử dụng thuốc nhuận tràng khi nào?

Nếu các biện pháp trên không giúp mẹ đi tiêu dễ dàng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc kê một số thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân. Đặc biệt, nếu mẹ có sử dụng dầu cá trong lúc mang thai, hãy nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi vì dầu gan cá có thể có thể cản trở sự hấp thụ của một số vitamin và chất dinh dưỡng.

Bài tập thể dục khi mang thai tuần 17 đến 20

Bài tập này mang tên “Trượt tường với bóng”. Tập thể dục với bóng sẽ giúp mẹ:

  • Hỗ trợ trong việc tạo tư thế tốt
  • Tăng lượng máu lưu thông đến tử cung, nhau thai và cả thai nhi
  • Giảm áp lực lên cột sống, đáy chậu và đùi
  • Giúp giãn nở xương chậu, mẹ khi chuyển dạ sẽ dễ dàng hơn
tập thể dục với bóng
Bài tập “Trượt tường với bóng”

Các bước thực hiện động tác dễ dàng:

Bước 1: Đứng thẳng. Đặt quả bóng sau lưng và dựa vào tường. Hai chân rộng bằng vai.

Bước 2: Từ từ hạ cơ thể trượt xuống cho đến khi đầu gối hợp 1 góc 90 độ.

Bước 3: Từ từ nâng cơ thể trượt lên, trở lại vị trí ban đầu.

Bước 4: Lặp lại động tác năm đến mười lần.

Ở tuần 18, xương của bé đã gần như cấu tạo hoàn thiện. Nhờ sự phát triển của xương trong tai, bé đã có thể nghe được tiếng mẹ nói. Ngoài ra, khi bụng mẹ càng lớn, mẹ sẽ bị chứng đau lưng. YouMed sẽ có một vài lời chia sẻ để mẹ cảm thấy dễ chịu hơn, và giảm đau lưng. Mẹ hãy đón đọc nhé: Mang thai tuần 18: Những điều cần biết khi khám thai lần 3

Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích về mang thai tuần 17. Mang thai là khoảng thời gian cơ thể có rất nhiều sự thay đổi không chỉ về thể chất mà cả tinh thần và cả cuộc sống gia đình bạn cũng thay đổi theo. Một số mẹ có thể thích nghi rất tốt nhưng một số mẹ bầu khác lại rất lo lắng về những sự biến đổi này, những hiểu biết về stress khi mang thai sẽ giúp các mẹ vượt qua khoảng thời gian khó khăn này.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Mayoclinic (2018). Chapter 7 Month 5: Weeks 17 to 20. Guide to a Healthy Pregnancy, Second Edition.

  2. Pregnancy Week 17https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/week-by-week/17-weeks-pregnant-1309/

    Ngày tham khảo: 08/05/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người