Mụn đinh râu: Chớ nên chủ quan
Nội dung bài viết
Mụn đinh râu là một loại nhiễm khuẩn và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm và đúng cách. Tuy nhiên chúng thường được xem nhẹ và nhầm lẫn với các loại mụn khác. Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo giúp bạn nhận biết được mụn đinh râu và cách chữa trị phù hợp.
Mụn đinh râu là gì?
Mụn đinh râu là cách gọi dân gian đối với những nốt mụn nhọt thường xuất hiện ở xung quanh miệng, cằm,… đây là những vùng da thường có nhiều râu.
Mụn đinh râu là một dạng viêm nang lông do vi khuẩn. Khi vi khuẩn xâm nhập vào nang lông, nang lông có thể sưng lên và biến thành mụn.
Hầu hết mụn đinh râu là do vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus aureus) gây ra. Những vi khuẩn này thường có ở da hoặc mũi. Khi một vết xước, vết cắt khi cạo râu hay nặn mụn gây những vết thương hở. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào nang lông và bắt đầu nhiễm trùng.1
Cách nhận biết mụn đinh râu
Nếu bạn mọc mụn đinh râu, bạn sẽ có một vết sưng hoặc cục u trên da. Nó có thể có màu hồng hoặc hơi đỏ, khi chạm vào có cảm giác đau hoặc mềm. Đau có thể nhẹ hoặc vừa, tùy thuộc vào kích thước của mụn.1 2
Mụn đinh râu thường bắt đầu nhỏ và sau đó to dần lên, mưng mủ và vùng trung tâm mụn có ngòi như đầu đinh. Một khi mụn bị vỡ tiết ra dịch màu trắng hoặc hơi vàng.1 2
Các triệu chứng mụn đinh râu khác bao gồm sốt cao, mệt mỏi và cảm giác ốm yếu. Các hạch bạch huyết ở cổ có thể sưng to.1 2
Mụn đinh râu có nguy hiểm không?
Các nốt mụn này thường gây tổn thương sâu trên da. Nên việc điều trị không đúng cách có thể gây nên sẹo vĩnh viễn. Nguy hiểm hơn, trong một số trường hợp vi khuẩn từ nốt mụn đinh râu có thể thoát vào máu. Gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Bao gồm nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể như phổi, xương, khớp và hệ thần kinh trung ương.1 3
Nhiễm trùng huyết là một tình trạng nhiễm trùng nặng của cơ thể, là một tình trạng cấp cứu y tế và thậm chí là tử vong nếu không được điều trị. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, ớn lạnh, nhịp tim nhanh và cảm giác cực kỳ mệt mỏi.1 3
Những người có hệ miễn dịch kém, người cao tuổi, người bệnh đái tháo đường là những đối tượng dễ bị những biến chứng nguy hiểm và cần cẩn trọng.
Cách trị mụn đinh râu
Điều trị tại nhà1 2 3
Nguyên tắc cơ bản là tránh bóp hoặc làm kích ứng mụn. Điều này làm tăng nguy cơ biến chứng và sẹo nghiêm trọng.
Đối với những nốt sưng to. Chườm ấm có thể thúc đẩy quá trình rút mủ và chữa lành vết loét. Nhẹ nhàng ngâm mụn trong nước ấm hoặc đắp một chiếc khăn sạch, ấm và ẩm trong 20 phút vài lần mỗi ngày. Các biện pháp tương tự bao gồm che phủ vùng kín bằng một miếng vải sạch, khô và nhẹ nhàng chườm một miếng gạc nóng hoặc chai nước nóng trong 20 phút vài lần mỗi ngày. Sau mỗi lần sử dụng, nên giặt khăn hoặc vải trong nước nóng và sấy khô ở nhiệt độ cao.
Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý và băng vết thương bằng băng vô trùng cũng có thể thúc đẩy quá trình rút mủ và chữa lành vết thương, đồng thời giúp ngăn nhiễm trùng lây lan. Các loại thuốc không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp làm giảm cơn đau của mụn.
Khi nốt mụn vỡ ra cần dùng gạc y tế để nặn hết mủ và ngòi mụn. Một số trường hợp nặng cần phải đến gặp bác sĩ để đảm bảo mủ được loại bỏ hoàn toàn. Rửa mụn với nước muối sinh lý và dung dịch sát khuẩn sau đó che vùng mụn bằng gạc cho đến khi nó lành lại.
Điều quan trọng là phải rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào mụn. Giặt bất kỳ quần áo, bộ khăn trải giường và khăn tắm nào đã chạm vào vết bẩn. Tránh dùng chung bộ đồ giường, quần áo hoặc các vật dụng cá nhân khác.
Điều trị tại cơ sở y tế3
Nếu mụn đinh râu không tiêu và lành sau vài ngày điều trị tại nhà hoặc mụn mọc gần mắt. Ngoài ra, hãy đi khám bác sĩ nếu nốt mụn đinh râu trở nên rất to, đau hoặc sốt cao.
Bác sĩ có thể sử dụng một cây kim đã được khử trùng để chích mụn, để đảm bảo mủ được loại bỏ hoàn toàn. Trong một số trường hợp mủ từ nốt mụn có thể được thu thập và gửi đến phòng thí nghiệm để xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng và kiểm tra tính nhạy cảm với kháng sinh.
Nếu tình trạng này được loại bỏ hoàn toàn, thuốc kháng sinh thường là không cần thiết. Các trường hợp cần điều trị bằng kháng sinh như:
- Khi nhiễm vi khuẩn MRSA.
- Có nhiễm trùng mô mềm xung quanh (viêm mô tế bào).
- Những người có hệ miễn dịch suy yếu: Người cao tuổi, người sử dụng corticoids,…
- Nhiễm trùng đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, hầu hết các nốt sần lành lại trong vòng hai đến ba tuần sau khi điều trị y tế.
Cách ngăn ngừa mụn đinh râu
Các cách đơn giản giúp bạn ngăn ngừa tình trạng này như:1 2
- Giữ cho da sạch sẽ bằng cách rửa mặt và tẩy trang khi trang điểm.
- Ngay lập tức làm sạch tất cả các vết thương trên da, vết cắt và vết xước, dù nhỏ như vết thương khi nặn mụn, cạo râu,…
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và tập thể dục thường xuyên sẽ cải thiện sức khỏe nói chung và hệ thống miễn dịch của bạn, giảm nguy cơ phát triển mụn đinh râu.
Nhiễm trùng ở mụn đinh râu có xu hướng sâu hơn và nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng do mụn thông thường khác. Nguy cơ để lại sẹo cũng cao hơn và mất nhiều thời gian để điều trị. Do đó bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời để hạn chế tối đa các biến chứng.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
What to Know About Furuncles (Boils)https://www.healthline.com/health/furuncle#treatment
Ngày tham khảo: 04/01/2023
-
What are furuncles and carbuncles?https://www.medicalnewstoday.com/articles/185421
Ngày tham khảo: 04/01/2023
-
Carbuncleshttps://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/carbuncles-causes-treatments
Ngày tham khảo: 04/01/2023