YouMed

Mụn nội tiết là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào?

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Mụn nội tiết là một trong những bệnh lý liên quan đến da. Bệnh này không hiếm gặp và thường gây mất thẩm mỹ. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh lý này ảnh hưởng đến diện mạo, làm cho nhiều người mất tự tin khi giao tiếp. Vậy bệnh lý này do đâu mà có? Triệu chứng cụ thể ra sao? Điều trị có dễ dàng hay không? Tất cả sẽ được Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô giải đáp qua bài viết sau đây.

Mụn nội tiết là bệnh lý như thế nào?

Mụn là một trong những sự lo ngại to không hề nhỏ đối với mọi người, cả nam lẫn nữ. Có khá nhiều loại mụn, trong số đó thường gặp nhất là mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn viêm,… Tuy nhiên, đây cũng không phải là điều quá lớn. Chúng chẳng đáng gì khiến chúng ta bằng một loại mụn mang tên là mụn nội tiết.

Mụn nội tiết thường xuất hiện ở nữ giới hơn so với nam giới. Độ tuổi thường từ 20 đến 50 tuổi. Đậy là loại mụn xảy ra rất thường ở giai đoạn tuổi dậy thì.

Mụn nội tiết thường gặp ở nữ giới
Mụn nội tiết thường gặp ở nữ giới

Nguyên nhân của mụn nội tiết là do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai và mãn kinh. Loại mụn này làm hoạt động của các tuyến dầu bị thay đổi. Điều đó dẫn đến sự bùng phát bã nhờn. Từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng tắc lỗ chân lông, viêm đỏ, và mụn nội tiết sẽ xuất hiện.

Đối với cả hai giới, mụn nội tiết có thể là sự tiến triển của mụn đầu trắng, mụn đầu đen. Trong một số trường hợp có thể là hậu quả của mụn bọc, mụn viêm, mụn mủ,… mụn nội tiết gây mất vẻ đẹp của làn da, làm cho chúng ta mất tự tin khi giao tiếp.

Thống kê dịch tễ của mụn nội tiết

Thông thường, nội tiết tố sẽ bị rối loạn sinh lý, xảy ra ở giai đoạn tuổi dậy thì. Tuy nhiên, bất cứ độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ mắc phải loại mụn này.

Theo thống kê chung, có gần 50% nữ giới trong độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi bị mụn do sự rối loạn nội tiết tố. Đối với phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi, tỷ lệ này giảm còn 25%.

Mụn trứng cá do rối loạn nội tiết tố xảy ra thường ở giới nữ. Nam giới cũng có thể bị nhưng tỷ lệ thấp hơn, không quá 10%. Những yếu tố góp phần gây mụn bao gồm thay đổi nội tiết tố tuổi dậy thì, viêm da, mụn có sẵn ở da,…

Nguyên nhân và triệu chứng chính

Trong suốt giai đoạn tuổi dậy thì của cả nam và nữ, loại mụn này thường xuất hiện ở khu vực hình chữ T trên khuôn mặt. Bao gồm: vùng trán, mũi, 2 bên mũi và cằm.

Mụn do tình trạng rối loạn nội tiết tố ở người trưởng thành lại xuất hiện rất thường ở phần dưới khuôn mặt. Khu vực đó bao gồm: dưới cằm và xung quanh góc hàm dưới. Ở một số trường hợp, mụn có thể xuất hiện ở vùng má.

Với không ít các trường hợp, mụn do rối loạn nội tiết tố có thể xảy ra dưới nhiều dạng như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn bọc,…

Mụn đầu đen có thể tiển triển thành mụn nội tiết
Mụn đầu đen có thể tiến triển thành mụn nội tiết

Nguyên nhân chính

  • Giai đoạn hành kinh.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Thời kỳ mãn kinh.
  • Nội tiết tố Androgen (nội tiết tố thúc đẩy sự tăng tiết bã nhờn) tăng quá nhiều trong cơ thể.

Mức độ nguy hiểm của mụn nội tiết

Nếu bạn đang nổi mụn, tình trạng nội tiết tố bị rối loạn cũng làm cho mụn trở nên trầm trọng hơn vì có thể dẫn đến những vấn đề như:

  • Viêm da có mủ, viêm nang lông.
  • Da tăng tiết nhờn.
  • Lỗ chân lông bị bít tắc.
  • Vi khuẩn gậy mụn hoạt động mạnh hơn.

Chẩn đoán tình trạng mụn nội tiết

Bác sĩ sẽ chẩn đoán mụn nội tiết thông qua:

  • Thăm khám lâm sàng: hỏi bệnh để khai thác bệnh sử.
  • Hỏi độ tuổi: thường là tuổi dậy thì.
  • Thời kỳ hành kinh, tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Thai nghén.
  • Bệnh ở da đã mắc trước đó như: viêm da, mụn trứng cá, mụn mủ, mụn bọc,…

Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa da liễu cũng đôi khi cần đến các xét nghiệm như:

  • Soi da.
  • Sinh thiết da.
  • Định lượng nội tiết tố Androgen trong máu.

Những cách trị mụn nội tiết

Mụn do rối loạn nội tiết tố nếu nhẹ thì có thể điều trị rất hiệu quả bằng những loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, hầu hết mụn do rối loạn nội tiết tố là mụn dạng nang.

Những mụn dạng này thường ăn sâu dưới da. Vì thế, các loại thuốc thoa trị mụn nội tiết thông thường rất khó tác động đến được mụn. Trong tình huống này, các loại thuốc uống sẽ giúp mang làm sạch da và cân bằng nội tiết tố bị rối loạn.

Thuốc tránh thai (ngừa thai)

Loại thuốc này được dùng để điều trị rối loạn nội tiết tố nữ gây mụn thường có chứa ethinylestradiol cùng với một trong các thành phần sau:

  • Norgestimate.
  • Norethindrone.
  • Drospirenone.

Các thuốc này có thể kết hợp với nhau giúp cải thiện tình trạng mụn. Đặc biệt, trong những giai đoạn hormone nội tiết tăng cao như thời kỳ rụng trứng, dậy thì.

Tuy nhiên, nếu bạn có bệnh lý về huyết áp, đã từng bị ung thư vú hoặc bệnh đông máu thì không nên điều trị bằng phương pháp này.

Thuốc kháng Androgen

Các loại thuốc kháng Androgen có công dụng giảm nồng đỗ nội tiết tố nam Androgen. Nồng độ Androgen tăng cao sẽ có thể góp phần gây ra  mụn trứng cá. Tình trạng này là do sự kích thích quá trình sản xuất chất nhờn trên da.

Một số phương pháp điều trị khác

Retinoid

Nếu tình trạng mụn không quá nặng, chúng ta có thể sử dụng Retinoid. Đây là một loại thuốc có nguồn gốc từ vitamin A. Hiện nay có khá nhiều loại kem có chứa Retinoid.

Nhiều loại gel hoặc lotion không kê toa cũng có tác dụng trị mụn. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về thời gian và liều lượng sử dụng. Mục đích là để thuốc mang lại hiệu quả cao nhất và đảm bảo an toàn cho da.

Kem Retinoid retin a
Kem Retinoid – thuốc nội tiết trị mụn trứng cá

Nếu bạn quyết định sử dụng những sản phẩm có chứa Retinoid, bạn nên thoa kem chống nắng kèm theo mỗi ngày. Bởi vì Retinoid sẽ làm da của bạn dễ bị ăn nắng dẫn đến xạm da.

Các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên

Một số sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ góp phần làm giảm tình trạng mụn nội tiết, bao gồm:

Bên cạnh việc thoa trực tiếp các chất lên da, một số phương pháp toàn thân giúp giảm độ nặng của mụn bao gồm:

  • Ăn nhiều cà chua.
  • Uống nhiều nước (1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày).
  • Uống nước ép nha đam.
  • Bổ sung vitamin C từ trái cây, rau quả.
  • Tăng cường vitamin E có nguồn gốc thực vật.

Chế độ ăn uống phù hợp khi bị mụn nội tiết

Một số thực phẩm có thể giúp hạn chế hoặc mụn trứng cá. Đặc biệt là các thực phẩm kháng viêm giàu chất chống oxy hóa. Axit béo omega-3 cũng có công dụng làm giảm tình trạng viêm da. Đồng thời cũng giúp đẩy nhanh quá trình điều trị mụn nội tiết.

Để hạn chế hoặc phòng mụn do rối loạn nội tiết tố, chúng ta không nên sử dụng nhiều các thực phẩm như:

  • Đường
  • Các sản phẩm từ sữa như sữa đặc có đường, phô mai, bánh sữa,…
  • Tinh bột tinh chế, ví dụ như bánh mì trắng, mì ống.
  • Các loại thịt đỏ.

Quá trình điều trị mụn sẽ cần sự kiên nhẫn và kéo dài. Vì vậy nên bạn đừng nản lòng vì sau một vài ngày điều trị mà vẫn chưa thấy tiến triển trên da. Bạn hãy tập thói quen duy trì lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để giải tỏa nhanh các nốt mụn xấu xí nhé!

Trên đây là tất tần tật những thông tin về mụn nội tiết mà Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô muốn gửi đến các bạn. Nếu các bạn có góp ý về phương pháp điều trị, cũng như phòng bệnh này thì hãy chia sẻ với YouMed nhé! Rất hân hạnh nhận được ý kiến đóng góp từ các bạn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Mụn nội tiết là gì? Đối phó với mụn không hề khó như bạn nghĩ

    https://drpluscell.com.vn/mun-noi-tiet-la-gi/

    Ngày tham khảo: 14/05/2020

  2. Lucky AW (1983). “Endocrine aspects of acne.”. Pediatr Clin North Am 30 (3), pages 495-499.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người