YouMed

Khi nào nên nặn mụn nhọt? Có nên nặn mụn nhọt tại nhà

bác sĩ nguyễn thị thảo
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo
Chuyên khoa: Da liễu

Bạn không nên cố gắng nặn mụn nhọt ở nhà vì vi khuẩn gây nhọt có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Trong một số trường hợp, điều này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Bài viết sau đây của Bác sĩ Da liễu Nguyễn Thị Thảo sẽ cung cấp thêm thông tin về vấn đề khi nào nên nặn mụn nhọt. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt là tình trạng viêm nang lông do vi khuẩn gây ra. Khi vi khuẩn xâm nhập vào nang lông, nhiễm trùng có thể gây ra và các nốt mềm hoặc cục u xuất hiện trên da dưới dạng một áp xe có mủ gây đau và đầy dưới da.1

Vi khuẩn Staphylococcus aureus (S. aureus) gây ra hầu hết các loại mụn nhọt. Ước tính có khoảng 10-20% người mang S. aureus trên bề mặt da của họ. Nếu có vật gì đó làm trầy xước, bị thương, cọ xát hoặc làm tổn thương da, vi khuẩn có thể xâm nhập vào nang lông.1

Khi nào nên nặn mụn nhọt? Có nên nặn mụn nhọt tại nhà
Mụn nhọt là tình trạng viêm nang lông do vi khuẩn gây ra

Nhọt thường phát triển ở những vùng cơ thể có nhiều lông, đổ mồ hôi hoặc gặp ma sát khi vận động, chẳng hạn như nách hoặc mông.1

Bất kỳ ai cũng có thể xuất hiện mụn nhọt, nhưng một số yếu tố có thể làm cho họ dễ mắc hơn những người khác, chẳng hạn như:2

Khi nào nên nặn mụn nhọt?

Trong khoảng 1 tuần, mụn nhọt của bạn có thể xảy ra các trường hợp sau:

  • Mủ trong nhọt của bạn sẽ bắt đầu tự chảy ra và nhọt của bạn sẽ lành trong vòng vài tuần.
  • Mụn nhọt của bạn có thể lành lại mà không có mủ chảy ra ngoài và cơ thể bạn sẽ hấp thụ từ từ và phân hủy mủ.
  • Mụn nhọt của bạn không lành và vẫn giữ nguyên kích thước hoặc phát triển lớn hơn và đau hơn.

Nếu nó dường như không tự lành, bạn có thể cần đến gặp bác sĩ. Họ có thể thực hiện tiểu phẫu cho nhọt của bạn để mủ chảy ra.

Nếu mụn bạn nhỏ và không phức tạp, bạn hãy đợi đến khi nhọt trở nên mềm, vùng da xung quanh đỡ sưng. Khi đầu nhọt gom mủ chúng sẽ tạo đủ áp lực để nhọt vỡ ra. Không nên nặn mụn nhọt khi chúng vừa mới xuất hiện.

Có nên nặn mụn nhọt tại nhà

Bạn không nên cố gắng tự nặn mụn nhọt. Chích hoặc nặn mụn nhọt có thể cho phép vi khuẩn lây nhiễm sang các lớp sâu hơn của da, cũng như các mô và cơ quan khác. Dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.2

Đa số các trường hợp nhọt có thể tự lành mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu mụn nhọt của bạn lớn, đau hoặc xuất hiện trên mặt, bác sĩ có thể dẫn lưu nhọt bằng dụng cụ thích hợp.

Khi nào nên nặn mụn nhọt? Có nên nặn mụn nhọt tại nhà
Bạn không nên cố gắng tự nặn mụn nhọt vì hầu hết tình trạng này sẽ tự hết

Đầu tiên, bác sĩ sẽ xử lý khu vực xung quanh mụn nhọt bằng thuốc sát trùng. Sau đó, họ sẽ mở nhọt bằng cách tạo một vết cắt nhỏ bằng kim hoặc dao mổ. Tiếp theo là loại sạch mủ trong nhọt và rửa bằng dung dịch nước muối vô trùng. Cuối cùng là dùng gạc để băng lại vết thương.1 2

Những vấn đề bạn có thể gặp phải nếu tự nặn mụn nhọt tại nhà

  • Tổn thương da: Việc tác động lực lên các tế bào bị tổn thương có thể khiến tình trạng trở nên xấu hơn. Điều này có thể vô tình khiến mủ trong mụn nhọt có thể thấm sâu hơn vào các tổ chức của da.
  • Mụn có thể tái phát với số lượng nhiều hơn vì những tác nhân gây bệnh có thể không được loại bỏ hoàn toàn.
  • Việc nặn mụn có thể để lại các vết sẹo và thâm trên da của bạn.

Cách tự chăm sóc mụn nhọt tại nhà

Nếu nhọt của bạn nhỏ, không nghiêm trọng và bạn bạn gặp khó khăn khi đến các cơ sở y tế. Hãy áp dụng các biện pháp sau đây để nặn mụn nhọt tại nhà:1

  • Đặt một miếng vải ướt và ấm vào nốt nhọt của bạn trong khoảng 20 phút, ba hoặc bốn lần một ngày. Điều này sẽ giúp làm gom mủ. Mụn nhọt có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần điều trị. Nếu không, hãy liên hệ với bác sĩ để có thể rạch và dẫn lưu tại phòng mạch.
  • Nếu nhọt vỡ ra, hãy nhẹ nhàng rửa sạch vùng đó và băng lại bằng băng vô trùng. Điều này giúp ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng.
  • Trong vài ngày tiếp theo, tiếp tục sử dụng khăn ấm để làm thoát dịch ở vết thương. Nhẹ nhàng rửa sạch nó và dùng băng mới quấn hai lần một ngày hoặc bất cứ khi nào có mủ chảy ra.
  • Khi nhọt đã hết mủ, hãy rửa sạch và băng vết thương hàng ngày cho đến khi lành.

Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen. Có thể làm giảm các triệu chứng của nhọt. Chúng có thể giúp giảm đau và sưng tấy.

Thường mất từ 1 đến 3 tuần để nhọt tự vỡ và tự tiêu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Đa số mụn nhọt sẽ lành trong vòng 10 ngày.

Khi nào nên gặp bác sĩ

Nếu mụn nhọt của bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ và tránh tự ý nặn mụn nhọt tại nhà:1

  • Tình trạng diễn biến nặng hơn nhanh chóng.
  • Kèm theo sốt.
  • Mụn nhọt không cải thiện từ hai tuần trở lên.
  • Có chiều ngang lớn hơn 5 cm.

Cách ngăn ngừa mụn nhọt quay trở lại

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa nhọt xảy ra. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn mụn nhọt lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và những người khác bằng cách làm theo những lời khuyên sau:

  • Luôn luôn băng vết nhọt bằng băng sạch.
  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào nhọt.
  • Khi bạn bị nhọt, giặt và giữ quần áo và giường ngủ sạch sẽ cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
  • Giặt quần áo và bộ đồ giường bằng nước nóng.
  • Thêm thuốc tẩy cùng với chất tẩy rửa cũng có thể hữu ích.
  • Khi sấy, hãy nhớ đặt máy sấy của bạn ở nhiệt độ cao.
  • Giữ cho tất cả các bề mặt mà bạn có thể chạm vào được làm sạch và khử trùng thường xuyên. Chúng bao gồm tay nắm cửa, bàn cầu, bồn tắm và các bề mặt thường được sử dụng trong nhà.
  • Tránh dùng chung các vật dụng tiếp xúc với da. Những vật dụng này bao gồm dao cạo râu, dụng cụ thể thao và khăn tắm.
Khi nào nên nặn mụn nhọt? Có nên nặn mụn nhọt tại nhà
Thường xuyên vệ sinh nơi sinh hoạt là một trong những cách hạn chế lây lan và tái nhiễm mụn nhọt

Nếu bạn bị mụn nhọt nặng, nhiều hoặc tái phát nên đi khám bác sĩ. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu nhọt không lành hoặc có các triệu chứng của nhiễm trùng toàn thân. Việc nặn mụn nhọt tại nhà không phải là khuyến cáo của bác sĩ. Nếu thực sự cần thiết, hãy xin ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi hành động!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. How to Pop a Boil: Should You Do It Yourself?https://www.healthline.com/health/how-to-pop-a-boil#boil-definition

    Ngày tham khảo: 27/12/2022

  2. Should you pop a boil?https://www.medicalnewstoday.com/articles/boil-popping#summary

    Ngày tham khảo: 27/12/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người