Thiếu máu: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa
Nội dung bài viết
Thiếu máu là một trong những tình trạng rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là có thể là yếu tố làm nặng thêm một số bệnh lý người bệnh đang mắc, thiếu máu nặng có thể gây suy tuần hoàn và tử vong. Việc xác định nguyên nhân và điều trị sớm là rất quan trọng để kiểm soát ảnh hưởng của tình trạng phổ biến này.
Thiếu máu là gì?
Thiếu máu (anemia) được định nghĩa là có sự suy giảm số lượng tế bào hồng cầu hay giảm nồng độ huyết sắc tố (Hemoglobin) trong cơ thể, do đó làm hạn chế khả năng vận oxy đi nuôi các cơ quan.1 2
Theo thống kê, khoảng 1/3 dân số trên thế giới bị thiếu máu.3
Có nhiều dạng thiếu máu, mỗi dạng đều có nguyên nhân và biểu hiện riêng. Tình trạng thiếu máu có thể tạm thời xuất hiện hoặc diễn ra lâu dài và chuyển biến từ nhẹ đến nặng. Trong hầu hết các trường hợp, người bị thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây nên. Tình trạng này có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng.1
Các phương pháp điều trị tình trạng này sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ đụng bổ sung sắt hoặc sử dụng các thủ thuật y tế. Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng này thông qua thói quen sống và chế độ ăn uống.1
Các nguyên nhân nào gây nên thiếu máu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu. Đó có thể do các yếu tố làm ảnh hưởng (giảm, phá hủy) đến số lượng hồng cầu. Một số trường hợp thiếu máu không thể xác định rõ nguyên nhân hoặc do nhiều nguyên nhân gây ra cùng lúc.4 5
Những nguyên nhân chính gây tình trạng thiếu máu là:
1. Mất máu, thiếu sắt
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi cơ thể bị mất máu, lượng sắt cũng từ đó mà sụt giảm. Lúc này, cơ thể sẽ lấy nước từ các mô bên ngoài mạch máu để duy trì hoạt động của cách mạch máu. Lượng nước bổ sung này sẽ gây loãng máu, từ đó giảm số lượng hồng cầu.6
Có 2 dạng mất máu và cấp tính và mãn tính. Một số nguyên nhân gây mất máu phổ biến như phẫu thuật, sinh con và chấn thương. Mất máu mãn tính thường gây ra bệnh thiếu máu. Nó có thể do loét dạ dày, ung thư hoặc một loại khối u khác.3 5
Các nguyên nhân khác của thiếu máu do mất máu bao gồm:3 5
- Rối loạn đường tiêu hóa: loét dạ dày, trĩ, ung thư dạ dày hoặc viêm dạ dày.
- Sử dụng thuốc chống viêm không Steroid, chẳng hạn như Aspirin và Ibuprofen.
- Kinh nguyệt ra nhiều.
- Lạc nội mạc tử cung.
- Chảy máu cam nhiều.
- Hiến máu thường xuyên.
2. Do giảm sinh hồng cầu
Tủy xương là mô mềm, xốp ở trung tâm của xương, và nó đóng một vai trò thiết yếu trong việc tạo ra hồng cầu. Tủy sản xuất tế bào gốc, chúng phát triển thành hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Các bệnh lý gây ảnh hưởng đến tủy xương đều tác động đến các tế bào bạch cầu, làm gián đoạn quá trình sản xuất bạch cầu, hồng cầu của cơ thể và gây thiếu máu.5 Các yếu tố làm giảm khả sản xuất hồng cầu có thể được chia thành hai loại – bệnh lý và di truyền.3
Trong một số trường hợp, thiếu máu xảy ra khi các tế bào hồng cầu không phát triển và trưởng thành như bình thường, như bệnh Thalassemia – một dạng thiếu máu di truyền; bệnh hồng cầu hình liềm; thiếu hụt Pyruvate Kinase; tăng bạch cầu di truyền.3 5
Bên cạnh đó, các yếu tố, bệnh lý có thể làm giảm khả năng sản xuất hồng cầu như:3
- Bệnh thận.
- Một số loại ung thư, chẳng hạn như bệnh bạch cầu, ung thư hạch và đa u tủy.
- Các bệnh tự miễn dịch như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp.
- Một số loại nhiễm trùng , chẳng hạn như HIV và bệnh lao.
- Suy giáp.
- Bệnh viêm ruột (IBD) như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
- Thiếu máu không tái tạo.
- Phương pháp hóa trị và xạ trị cho bệnh ung thư.
- Tiếp xúc với chất độc, chẳng hạn như chì trong thời gian dài.
3. Do hồng cầu bị phá hủy
Một tế bào hồng cầu thường có tuổi thọ là 120 ngày. Tuy nhiên, nó có thể bị phá hủy do nhiều nguyên nhân tác động.7
Bên cạnh trường hợp hệ thống miễn dịch nhầm các tế bào hồng cầu với một chất lạ nên tấn công và tiêu diệt chúng; nhiều yếu tố sau đây có thể khiến hồng cầu bị phá hủy:3 5
- Nhiễm trùng, mắc bệnh sốt rét.
- Tác dụng phụ của một số thuốc kháng sinh.
- Huyết áp tăng đột ngột.
- Phẫu thuật ghép mạch máu, van tim.
- Di chứng của bệnh thận, viêm gan hoặc xơ gan.
- Bệnh tan máu.
- Trúng độc: nọc rắn, nhện,…
Yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu máu
Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thiếu máu:3
- Chế độ ăn uống không bao gồm đủ sắt, folate hoặc vitamin B12.
- Có kinh nguyệt.
- Thai kỳ.
- Trên 65 tuổi.
- Tiền sử gia đình về các tình trạng di truyền có thể gây thiếu máu.
- Các yếu tố khác như uống nghiện rượu và thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Triệu chứng thiếu máu theo từng nguyên nhân
Những triệu chứng chung
Các dấu hiệu của bệnh thiếu máu có thể không rõ ràng mà bạn thậm chí có thể không nhận thấy. Tại một thời điểm nhất định, khi số lượng các tế bào máu của giảm nhiều, các dấu hiệu mới rõ nét. Những triệu chứng chung của bệnh thiếu máu như sau:2 8
- Chóng mặt, choáng váng hoặc cảm giác như bạn sắp bất tỉnh.
- Nhịp tim nhanh hoặc bất thường.
- Đau đầu, nhức đầu.
- Đau ở xương, ngực, bụng và khớp.
- Chậm phát triển (đối với trẻ em và thanh thiếu niên).
- Hụt hơi.
- Da nhợt nhạt hoặc vàng.
- Tay chân lạnh.
- Mệt mỏi.
- Khó tập trung, suy nghĩ.
- Tâm trạng cáu gắt.
- Chán ăn.
Một vài triệu chứng khi tình trạng thiếu máu trở nên nghiêm trọng:8
- Tròng mắt đổi màu.
- Móng tay dễ gãy.
- Choáng váng khi đứng lên.
- Da nhợt nhạt.
- Khó thở.
- Đau hoặc viêm lưỡi.
- Loét miệng.
- Chảy máu kinh nguyệt bất thường.
- Giảm ham muốn tình dục ở nam giới.
Triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất và xảy ra khi bạn bổ sung đủ chất sắt cho cơ thể. 50% các trường hợp thiếu máu là do thiếu sắt. Những yếu tố dẫn đến tình trạng này:4 9
- Mất máu.
- Chế độ ăn uống ít chất sắt.
- Cơ địa khó hấp thụ sắt (mắc bệnh viêm ruột hoặc đã từng phẫu thuật cắt bỏ dạ dày).
- Người thường xuyên bị thiếu máu do thiếu sắt (ở mức nhẹ, trung bình).
Thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng có thể gây ra các triệu chứng:4
- Mệt mỏi.
- Hụt hơi.
- Đau ngực.
Khi không được điều trị, loại thiếu máu này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.4
Xem thêm: Bệnh nhân Thiếu máu thiếu sắt cần chuẩn bị gì trước khi gặp bác sĩ?
Triệu chứng thiếu máu do thiếu vitamin
Thiếu máu do thiếu vitamin là do lượng folate hoặc vitamin B12 trong cơ thể thấp hơn người bình thường. Loại thiếu máu này thường là do chế độ ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng này. Ngoài một số triệu chứng chung của bệnh thiếu máu, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu đặc trưng của loại thiếu máu này:4
- Đau miệng và đau lưỡi.
- Thay đổi màu sắc trên da, tóc hoặc móng tay của bạn.
Bên cạnh đó, loại thiếu máu này có thể tiến triển thành thiếu máu ác tính. Nguyên nhân là do lượng vitamin B12 trong cơ thể ở mức thấp. Khi đó, cơ thể của những người mắc bệnh không thể tạo ra một loại protein ở dạ dày giúp hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm. Một số triệu chứng thiếu hụt vitamin B12:4 5
- Tê và ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân.
- Yếu cơ.
- Lưỡi dày, mịn, màu đỏ.
- Phản xạ chậm.
- Thường u buồn, lo âu.
- Lú lẫn, trí nhớ kém.
- Các vấn đề về tiêu hóa: ợ nóng, buồn nôn, nôn, đầy bụng khó tiêu, táo bón.
Triệu chứng thiếu máu tán huyết
Khi mắc bệnh thiếu máu tán huyết, các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn mức mà cơ thể bạn có thể thay thế chúng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh thiếu máu này. Bên cạnh những triệu chứng chung, có một số dấu hiệu đặc trưng của thiếu máu tán huyết:4 10
- Nước tiểu đậm.
- Vàng da và lòng trắng của mắt.
- Tăng nhịp tim.
- Lá lách và gan to.
- Ớn lạnh.
- Đau lưng hoặc bụng trên.
Triệu chứng thiếu máu bất sản
Thiếu máu bất sản xảy ra khi tủy xương của bạn không sản xuất đủ lượng hồng cầu cho cơ thể. Nguyên nhân là do tổn thương tế bào gốc trong tủy xương. Thiếu máu bất sản cũng có tác động đến việc sản xuất các tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Vì vậy, ngoài số lượng hồng cầu thấp, những người bị loại thiếu máu này cũng có số lượng bạch cầu và tiểu cầu thấp.4 11
Số lượng bạch cầu thấp có thể dẫn đến nhiễm trùng thường xuyên, trong khi lượng tiểu cầu thấp có thể dễ gây bầm tím hoặc chảy máu. Các triệu chứng tiềm ẩn khác của bệnh thiếu máu bất sản bao gồm phát ban trên da và buồn nôn.4
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hãy đi khám ngay nếu bạn cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi hoặc không rõ nguyên nhân của tình trạng này. Tuy nhiên, mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, việc đi khám để xác định chính xác vấn đề bạn đang gặp phải là điều cần thiết.1
Bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho bạn thực hiện các xét nghiệm khi nhận thấy bạn có các biểu hiện:8
- Tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim.
- Huyết áp thấp, đặc biệt là khi bạn đứng lên.
- Sốt nhẹ.
- Da nhợt nhạt.
Một số loại thiếu máu có thể gây ra các phát hiện khác khi khám sức khỏe.
Bệnh được chẩn đoán như thế nào?
Một số trường hợp có thể biểu hiện các triệu chứng rõ ràng như đã nêu, nhưng đối với mức độ nhẹ thì có thể phát hiện được bằng xét nghiệm phân tích máu. Đây là công cụ cơ bản để khẳng định và phân mức độ của người bệnh. Các thông số quan trọng để chẩn đoán đối với một kết quả tổng phân tích tế bào máu:
- RBC: Số lượng tế bào hồng cầu trong máu.
- HGB: Huyết sắc tố trong máu.
- HCT: Dung tích hồng cầu.
- MCV: Thể tích trung bình của hồng cầu.
- MCH: Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu.
- MCHC: Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu.
- RDW: Sự phân bố kích thước của hồng cầu.
Phân loại mức độ:
Tuổi và giới tính | Bình thường | Nhẹ
Hb (g/dL) |
Trung bình
Hb (g/dL) |
Nặng
Hb (g/dL) |
|
Hb (g/dL) | Hct (%) | ||||
Trẻ em 6 tháng – 59 tháng | > 11.0 | 33 | 10 – 10.9 | 7.0 – 9.9 | < 7 |
Trẻ em 5 – 11 tuổi | > 11.5 | 34 | 11 – 11.4 | 8.0 – 10.9 | < 8 |
Trẻ em 12 – 14 tuổi | > 12.0 | 36 | 11 – 11.9 | 8.0 – 10.9 | < 8 |
Phụ nữ không mang thai > 15t | > 12.0 | 36 | 11 – 11.4 | 8.0 – 10.9 | < 8 |
Phụ nữ đang mang thai | > 11.0 | 33 | 10 – 10.9 | 7.0 – 9.9 | < 7 |
Nam trưởng thành > 15t | > 13.0 | 39 | 11 – 12.9 | 8.0 – 11.9 | < 8 |
Bên cạnh việc khám sức khỏe tổng quan và hỏi về tiền sử mắc bệnh thiếu máu của gia đình, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm nếu cần thiết:4
1. Công thức máu toàn bộ (CBC)
Xét nghiệm máu CBC đo nồng độ hemoglobin của bạn và có thể cho biết số lượng và kích thước của các tế bào hồng cầu. Nó cũng có thể cho biết mức độ của các tế bào máu khác như bạch cầu và tiểu cầu có bình thường hay không.12
2. Xét nghiệm hồng cầu lưới
Đây là một xét nghiệm máu để đo mức độ của các tế bào hồng cầu chưa trưởng thành được gọi là hồng cầu lưới. Nó có thể giúp bác sĩ xác định xem tủy xương của bạn có sản xuất đủ tế bào hồng cầu mới hay không.13
3. Nồng độ sắt trong huyết thanh
Xét nghiệm sắt huyết thanh là xét nghiệm máu để đo tổng lượng sắt trong máu của bạn. Nó có thể cho biết liệu thiếu sắt có phải là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu của bạn hay không.14
4. Thử nghiệm Ferritin
Xét nghiệm ferritin là xét nghiệm máu để phân tích lượng sắt dự trữ trong cơ thể bạn.15
5. Thử nghiệm vitamin B12
Xét nghiệm vitamin B12 là một xét nghiệm máu để đo nồng độ vitamin B12 của bạn và giúp bác sĩ xác định xem mức độ này có quá thấp hay không.16
6. Thử nghiệm axit folic
Xét nghiệm axit folic là xét nghiệm máu để đo nồng độ folate của bạn và có thể cho biết mức độ này có quá thấp hay không.17
7. Thử nghiệm Coombs
Xét nghiệm Coombs là một xét nghiệm máu tìm kiếm sự hiện diện của các tự kháng thể đang nhắm mục tiêu và phá hủy các tế bào hồng cầu của chính bạn.18
8. Xét nghiệm máu trong phân
Xét nghiệm này xác định phân có máu hay không. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, có nghĩa là máu đang bị mất thông qua đường tiêu hóa. Đây là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe như loét dạ dày, viêm loét đại tràng và ung thư ruột kết.19
9. Xét nghiệm tủy xương
Xét nghiệm chọc hút hoặc sinh thiết tủy xương có thể giúp bác sĩ xem liệu tủy xương của bạn có hoạt động bình thường hay không. Những loại xét nghiệm này có thể rất hữu ích nếu nghi ngờ các tình trạng như bệnh bạch cầu, đa u tủy hoặc thiếu máu bất sản.4
Điều trị thiếu máu như thế nào?
Đối với tình trạng cần cấp cứu, bệnh nhân thiếu máu nặng biểu hiện chiếu chứng của rối loạn huyết động (Rối loạn tri giác, mạch nhanh, huyết áp giảm, tay chân lạnh, không đi tiểu được,…) cần được bồi hoàn dịch và chế phẩm máu ngay tức thì tại cơ sở y tế gần nhất.
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân thiếu máu. Mục đích chung nhất của các phương pháp điều trị chính là tăng số lượng hồng cầu, từ đó giúp tăng lượng oxy trong máu.5 20
Các phương pháp điều trị cho một số loại bệnh thiếu máu:5
1. Điều trị thiếu máu do thiếu sắt
Phương pháp điều trị của tình trạng này là bổ sung sắt và thay đổi chế độ ăn uống. Bác sĩ có thể khuyên dùng viên sắt không kê đơn để bổ sung lượng sắt dự trữ trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, việc uống viên sắt có thể gây một số tác dụng phụ. Chính vì vậy, bạn cần uống sắt theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ hướng dẫn.5 21
Nếu chất bổ sung sắt không làm tăng nồng độ sắt trong máu của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thiếu máu do thiếu sắt như:
- Thuốc để kiểm soát lượng kinh nguyệt ra nhiều.
- Thuốc kháng sinh và các loại thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng.
- Phẫu thuật để loại bỏ một polyp chảy máu, một khối u hoặc một khối u xơ.
- Nếu thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng, bạn có thể cần truyền sắt qua đường tĩnh mạch hoặc có thể cần truyền máu.
2. Điều trị thiếu máu do thiếu vitamin
Các phương pháp điều trị có thể bao gồm bổ sung chế độ ăn uống. Đối với bệnh thiếu máu ác tính, vitamin B12 thường được cung cấp qua đường tiêm và người bệnh có thể phải uống thường xuyên trong suốt phần đời còn lại. Vitamin B12 có thể được bổ sung vào cơ thể dưới dạng:5 22
- Tiêm vào cơ hoặc dưới da.
- Thuốc.
- Chất lỏng hoặc viên nén có thể hòa tan dưới lưỡi.
- Gel hoặc thuốc xịt mũi.
Bệnh này thường không cần điều trị, nhưng nếu trường hợp của bạn nghiêm trọng, bạn có thể phải truyền máu, cấy ghép tủy xương hoặc phẫu thuật.2 5 23
4. Điều trị thiếu máu bất sản
Điều trị bằng phương pháp truyền máu (trong đó bạn lấy máu từ người khác) hoặc cấy ghép tủy xương (trong đó bạn lấy tế bào gốc của người hiến tặng).2 5
5. Điều trị thiếu máu tán huyết
Kế hoạch điều trị có thể bao gồm các loại thuốc ức chế miễn dịch, điều trị nhiễm trùng và phương pháp điện di lọc máu.2 5
6. Điều trị thiếu máu do hồng cầu hình liềm
Điều trị bệnh này thường bao gồm liệu pháp oxy, thuốc giảm đau và dịch truyền tĩnh mạch, nhưng nó cũng có thể bao gồm thuốc kháng sinh, bổ sung axit folic, truyền máu và thuốc điều trị ung thư được gọi làhydroxyurea.2 5 24
7. Điều trị thiếu máu do bệnh mạn tính
Bác sĩ sẽ tập trung giải quyết tình trạng cơ bản.
Biến chứng của bệnh thiếu máu
Nếu không được điều trị, thiếu máu có thể tiếp tục gây ra các biến chứng nghiêm trọng:4 25
- Các vấn đề về tim, chẳng hạn như:
- Đau thắt ngực.
- Loạn nhịp tim.
- Suy tim.
- Đau tim.
- To tim.
- Tổn thương thần kinh ngoại vi.
- Hội chứng chân không yên.
- Thường xuyên lo lắng, phiền muộn.
- Trí nhớ kém.
- Lú lẫn.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu (thường xuyên nhiễm trùng).
- Các biến chứng thai kỳ như sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
- Chậm phát triển ở trẻ em.
- Suy đa cơ quan, có thể dẫn đến tử vong.
Phòng ngừa thiếu máu như thế nào?
Nhiều loại thiếu máu không thể ngăn ngừa được. Nhưng bạn có thể phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu vitamin bằng cách ăn một chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Thay đổi chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất
1. Bổ sung sắt
Nhu cầu hàng ngày về vitamin và sắt thay đổi tùy theo giới tính và độ tuổi. Phụ nữ cần nhiều sắt và folate hơn nam giới do mất sắt trong thời kỳ kinh nguyệt và sự phát triển của thai nhi trong thời kỳ mang thai.4
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), lượng sắt khuyến nghị hàng ngày cho người lớn từ 19 đến 50 tuổi như sau:25
Đàn ông | 8 mg |
Phụ nữ | 18 mg |
Phụ nữ đang mang thai | 27 mg |
Phụ nữ đang cho con bú | 9 mg |
Người trên 50 tuổi | 8 mg |
Các nguồn cung cấp chất sắt:4 5 25
- Gan gà và bò.
- Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò.
- Ngũ cốc.
- Cháo yến mạch.
- Các loại đậu.
- Gạo lứt.
- Các loại rau xanh lá, chẳng hạn như cải xoăn, rau bina và cải xoong.
2. Bổ sung Folate
Folate là dạng axit folic có tự nhiên trong cơ thể. Những thực phẩm giàu folate là:4
3. Bổ sung vitamin B12
Theo NIH, mỗi ngày, lượng vitamin B12 mà một người trưởng thành là 2,4 mcg, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: 2,6 mcg và 2,8 mcg.27
Gan bò và trai là hai trong số những nguồn cung cấp vitamin B12 tốt nhất. Các nguồn tốt khác bao gồm:
- Cá.
- Thịt gia cầm.
- Trứng
- Các sản phẩm sữa.
Thay đổi lối sống tích cực, lành mạnh
Có một số cách để giúp kiểm soát bệnh thiếu máu, bao gồm:28
- Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh.
- Uống đủ nước.
- Tập thể dục thường xuyên, đúng cách.
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất gây thiếu máu.
- Rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
- Chăm sóc răng miệng tốt và đi khám răng định kỳ.
- Theo dõi những thay đổi của cơ thể và khám sức khỏe định kỳ.
Thiếu máu không phải là một bệnh, có thể là một hệ quả của một hoặc đồng thời nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, việc điều trị cần dựa trên nguyên nhân và nhìn chung phương thức điều trị rất khác nhau giữa các nhau giữa các bệnh lý nền khác nhau. Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm, cần được bổ sung nguyên liệu tạo máu và tầm soát các bệnh lý di truyền trong đó có bệnh lý di truyền huyết học, để thai phụ và cả thai nhi ra đời có tình trạng sức khỏe tốt nhất.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Anemiahttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/symptoms-causes/syc-20351360
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Anemiahttps://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-anemia-basics
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Iron deficiency anaemiahttps://www.thelancet.com/clinical/diseases/iron-deficiency-anaemia
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
What Is Anemia?https://www.healthline.com/health/anemia
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
What to know about anemiahttps://www.medicalnewstoday.com/articles/158800
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Iron Deficiency Anemia: A Common and Curable Diseasehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3685880/
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Survival of red blood cells after transfusion: processes and consequenceshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3866658/
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Anemiahttps://medlineplus.gov/ency/article/000560.htm
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Iron Deficiency Anemiahttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK448065/
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Hemolytic Anemia: What It Is and How to Treat Ithttps://www.healthline.com/health/hemolytic-anemia
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Idiopathic Aplastic Anemiahttps://www.healthline.com/health/idiopathic-aplastic-anemia
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Complete Blood Count (CBC)https://www.healthline.com/health/cbc
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Reticulocyte Count: Purpose, Procedure, and Resultshttps://www.healthline.com/health/reticulocyte-count
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Serum Iron Testhttps://www.healthline.com/health/serum-iron
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Ferritin Level Blood Testhttps://www.healthline.com/health/ferritin
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
What Is a Vitamin B-12 Test?https://www.healthline.com/health/vitamin-b12-level
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
3 Best Folic Acid Test Kits for At-Home Use in 2022https://www.healthline.com/health/folic-acid-test
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Coombs Testhttps://www.healthline.com/health/coombs-test
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Hemoccult: What You Need to Knowhttps://www.healthline.com/health/hemoccult
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Your Guide to Anemiahttps://naldc.nal.usda.gov/download/1759380/pdf
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Iron deficiency anemiahttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/diagnosis-treatment/drc-20355040
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Vitamin deficiency anemiahttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vitamin-deficiency-anemia/diagnosis-treatment/drc-20355031
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
What Are Thalassemiashttps://www.nhlbi.nih.gov/health/thalassemias
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Treatment - Sickle cell diseasehttps://www.nhs.uk/conditions/sickle-cell-disease/treatment/
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
What Is Anemia?https://www.nhlbi.nih.gov/health/anemia
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Ironhttps://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Vitamin B12https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminB12-Consumer/
Ngày tham khảo: 27/04/2022
-
Anemiahttps://my.clevelandclinic.org/health/diseases/3929-anemia#prevention
Ngày tham khảo: 27/04/2022