YouMed

Vắc xin phế cầu khuẩn cho người lớn: Ai nên/ không nên tiêm?

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Người lớn tuổi đồng nghĩa với hệ miễn dịch trở nên kém hơn trước rất dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế cầu khuẩn. Chủ động vắc-xin phế cầu khuẩn là một biện pháp chăm sóc sức khỏe quan trọng. Ngoài ra, còn giúp phòng ngừa và giảm đáng kể gánh nặng sức khỏe do bệnh phế cầu khuẩn gây ra. Mặc dù vắc-xin phế cầu khuẩn không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh viêm phổi, tuy nhiên, có thể làm giảm khả năng mắc bệnh và giảm mức độ nặng của bệnh. Vậy người lớn có nên tiêm vắc-xin phế cầu không?

Phế cầu khuẩn gây bệnh gì?

Phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus pneumoniae. Đây là vi khuẩn kỵ khí, gram (+), vi khuẩn kỵ khí lưỡng nghi với >90 loại huyết thanh. Vi khuẩn này thường cư trú trong vùng mũi họng ở cả những người khỏe mạnh. Chúng có thể gây ra các bệnh lí nguy hiểm như:

  • Viêm phổi: nhiễm trùng phổi.
  • Nhiễm trùng tai.
  • Nhiễm trùng xoang.
  • Bệnh viêm màng não: nhiễm trùng quanh não và tủy sống.
  • Tình trạng nhiễm trùng máu.
Phế cầu khuẩn gây ra nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ
Phế cầu khuẩn gây ra nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ

Các đường lây truyền của phế cầu khuẩn

  • Qua đường ho, hắt hơi.
  • Hoặc tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh.

Các triệu chứng của bệnh phế cầu khuẩn còn phụ thuộc nhiều vào bộ phận bị nhiễm bệnh

Các dấu hiệu khi nhiễm bệnh bao gồm:

  • Tình trạng sốt, ho, khó thở.
  • Cảm giác đau ngực.
  • Bị cứng cổ.
  • Có thể bị lú lẫn và mất phương hướng.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Tình trạng đau khớp.
  • Cảm giác ớn lạnh, đau tai, mất ngủ và khó chịu.
  • Nghiêm trọng hơn có thể gây mất thính lực, tổn thương não và tử vong.

Do đó, tiêm vắc-xin chính là biện pháp hữu hiệu nhất.

Người lớn có nên tiêm vắc-xin phế cầu không?

Lưu ý, có thể thực hiện tiêm loại vắc-xin phế cầu bất cứ lúc nào trong năm. Nếu trong mùa cúm, thậm chí có thể tiêm vắc-xin viêm phổi cùng lúc với vắc-xin cúm miễn là hai mũi được tiêm ở 2 cánh tay khác nhau.

Những đối tượng sau nên tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn

Đối tượng cao tuổi, cụ thể > 65 tuổi. Vì càng lớn, hệ thống miễn dịch không hoạt động tốt như trước. Do đó, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc chống lại tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm phổi.

Bệnh nhân có hệ thống miễn dịch yếu vì giảm khả năng chống chọi bệnh tật.

Các trường hợp dễ bị suy giảm miễn dịch cần tiêm phòng là:

Hút thuốc lá cũng là nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và hệ miễn dịch của cơ thể cũng suy giảm nhiều.

Các đối tượng nghiện rượu nặng.

Những người bệnh phải trải qua phẫu thuật hoặc đang mắc bệnh nghiêm trọng.

Triệu chứng có thể gặp phải sau tiêm

Sau khi tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn, đối tượng sau tiêm có thể trải qua các triệu chứng sau:

  • Tình trạng sưng, đau hoặc đỏ tại vị trí tiêm.
  • Có thể bị sốt nhẹ.
  • Cảm giác khó chịu, ăn mất ngon.
  • Biểu hiện đau cơ bắp.

Ai không nên tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn?

Lưu ý, không phải ai cũng cần tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn. Người lớn có thể tiêm vắc-xin phế cầu hay không phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ.

Đối tượng là người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 – 50, có thể không cần tiêm loại vắc-xin phế cầu khuẩn.

Ngoài ra, không nên tiêm nếu đã từng bị dị ứng với thành phần có trong vắc-xin trước đó. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có tiêm hay không.

tiêm vắc-xin phế cầu
Người lớn có thể tiêm vắc-xin phế cầu hay không phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ

Vắc-xin phế cầu khuẩn hoạt động như thế nào?

Các loại vắc-xin phế cầu khuẩn

Có hai loại vắc-xin phế cầu khuẩn, chúng được sử dụng để bảo vệ chống lại các tình trạng nhiễm trùng khác nhau. Trong đó:

  • PCV13

Còn được gọi là vắc-xin Prevenar 13.

Vắc-xin này giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi 13 loại vi khuẩn nguy hiểm nhất gây viêm phổi.

  • PPSV23

Có tên gọi là Pneumon 23.

Công dụng của vắc-xin: Giúp bảo vệ cơ thể chống lại thêm 23 loại vi khuẩn gây viêm phổi khác.

Mặc dù vắc-xin không thể ngăn ngừa mọi tác nhân gây viêm phổi, nhưng có tác dụng chống lại hơn 30 loại vi khuẩn phổ biến và nghiêm trọng.

Những người cần tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn nên tiêm cả hai mũi: đầu tiên, tiêm PCV13. Sau đó nên tiêm vắc-xin PPSV23 1 năm sau đó.

Những điều cần lưu ý khi tiêm

Người lớn có nên tiêm vắc-xin phế cầu? Ngoài vấn đề này, bạn cũng cần quan tâm đến những lưu ý khi tiêm. Cụ thể, khi tiêm vắc-xin, cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và thời gian. 2 loại vắc-xin PPSV23 và PCV13 trên đều được dùng với liều 0,5 ml.

Các đường dùng:

  • Vắc-xin PCV13 nên được tiêm ở bắp.
  • Vắc-xin PPSV23 có thể được tiêm ở bắp hoặc tiêm dưới da.
  • Việc sử dụng trong cả 2 loại vắc-xin có thể gây ra phản ứng cục bộ nghiêm trọng và không nên dùng cả 2 loại vắc-xin cùng một lúc.

Lịch tiêm phòng vắc-xin phế cầu

Đối với trường hợp cần cả 2 loại vắc-xin phế cầu khuẩn thì nên tiêm vắc-xin PCV13 trước. Sau đó thực hiện tiêm vắc-xin PPSV.

Đối với bệnh nhân có nguy cơ cao bị nhiễm phế cầu khuẩn. Khoảng cách khi thực hiện 2 liều tiêm phải cách nhau ít nhất 8 tuần. Đối với những trường hợp khác, khoảng cách giữa 2 liều ít nhất 1 năm. Cụ thể:

  • Người lớn chưa từng tiêm vắc-xin trước đó, nên tiêm PCV13 trước PPSV23 cách nhau ít nhất 1 năm.
  • Các trường hợp trong độ tuổi từ 19 – 64 mà cần cả 2 loại vắc-xin, tiêm PCV13 trước sau đó là PPSV23. Thời gian thực hiện giữa 2 mũi cách nhau ít nhất 8 tuần.
  • Với những bệnh nhân có chỉ định tiêm chủng là ≥ 65 tuổi, thực hiện tiêm PCV13 trước. Sau đó tiêm mũi PPSV23. Thời gian thực hiện giữa 2 mũi tiêm sẽ cách nhau ≥ 1 năm sau.

Tóm lại, người lớn có nên tiêm vắc-xin phế cầu không là vấn đề chính đã được trình bày và giải đáp trên bài. Ngoài ra, cần chú ý về loại vắc-xin cũng như thời gian tiêm phòng. Như đã trình bày, mặc dù khoảng thời gian cách nhau giữa là 2 mũi tối thiểu là 1 năm. Mục đích là để tối ưu để phát triển các phản ứng kháng thể bảo vệ. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mà có thể rút ngắn thời gian chủng ngừa. Hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cẩn thận và đầy đủ nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Recommendation for Pneumonia Vaccine Revisedhttps://www.aarp.org/health/conditions-treatments/info-2019/pneumonia-vaccine-recommendation.html

    Ngày tham khảo: 22/06/2021

  2. Pneumococcal Vaccine Timing for Adultshttps://www.cdc.gov/vaccines/vpd/pneumo/downloads/pneumo-vaccine-timing.pdf

    Ngày tham khảo: 22/06/2021

  3. Pneumococcal Vaccineshttps://www.immunize.org/askexperts/experts_pneumococcal_vaccines.asp

    Ngày tham khảo: 22/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người