Những nguyên nhân bướu cổ mà bác sĩ lưu ý với bạn
Nội dung bài viết
Vào một ngày bạn chợt nhận thấy cổ của chính bạn hoặc người thân có dấu hiệu to ra, có thể có hoặc không có triệu chứng khác. Mọi người hay gọi đó là “bướu cổ”. Vậy, nguyên nhân bướu cổ là gì? Có mấy loại bướu cổ? Những ai có nguy cơ mắc bướu cổ cao hơn người khác? Tất cả sẽ được YouMed hé lộ ngay sau đây!
Bướu cổ là gì?
Để tìm hiểu nguyên nhân bướu cổ cần hiểu sơ lược khái niệm bướu cổ là gì.
Bướu cổ là sự to ra bất thường của tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến hình con bướm nằm giữa cổ, ngay dưới “trái khế” hay “quả táo Adam”. Dù bướu cổ thường không gây đau nhưng có thể gây ra một số triệu chứng như khó nuốt hoặc khó thở.
Tuyến giáp giữ vai trò quan trọng trong việc tiết ra hormon T3, T4. Các hormon này có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất, quá trình biến thức ăn thành năng lượng. Nó cũng điều chỉnh nhịp tim, hô hấp, tiêu hóa và tâm trạng.
Bướu cổ có thể hình thành ở bất kỳ ai, nhưng thường gặp hơn ở phụ nữ. Điều này đôi khi có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
Nguyên nhân bướu cổ
Thiếu Iod là nguyên nhân bướu cổ chủ chốt. Iod là thành phần không thể thiếu tham gia vào sản xuất hormon tuyến giáp. Khi chế độ ăn không đủ Iod, tuyến giáp phải làm việc “cật lực” hơn để bù cho sự thiếu hụt đó. Vì vậy lâu dần tuyến giáp sẽ bị tăng kích thước.
Iod được tìm thấy chủ yếu trong nước biển và đất ở các vùng ven biển. Ở các nước đang phát triển, những người sống trong đất liền hoặc ở vùng cao thường bị thiếu iốt và có thể phát triển bệnh bướu cổ. Tình trạng thiếu i-ốt có thể trở nên tồi tệ hơn do chế độ ăn nhiều thực phẩm ức chế hormon, chẳng hạn như bắp cải, bông cải xanh và súp lơ trắng.
Các nguyên nhân khác bao gồm:
Bướu cổ basedow
Còn được gọi là bệnh Graves. Đây là căn bệnh tự miễn khiến tuyến giáp tạo ra hormon nhiều một cách mất kiểm soát. Việc sản xuất quá nhiều hormon làm tuyến giáp tăng kích thước.
Viêm giáp Hashimoto
Viêm giáp Hashimoto là tình trạng phá hủy dần tế bào tuyến giáp. Cũng như bệnh Graves, viêm giáp Hashimoto cũng là một căn bệnh tự miễn. Ban đầu là tình trạng cường giáp thoáng qua do tuyến giáp tăng hoạt động để bù trừ. Lâu dần, các tế bào tuyến giáp chết đi, gây nên tình trạng suy giáp. Hormon tuyến giáp thấp khiến nhiều hormon kích thích tuyến giáp tác động lên (TSH), làm tuyến giáp to ra.
Tình trạng viêm
Một số người bị viêm tuyến giáp (không phải viêm giáp Hashimoto). Viêm giáp cũng có thể gây bướu cổ do đau và sưng. Đôi khi làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormon. Một ví dụ thường gặp là viêm tuyến giáp do virus.
Nốt lành tính (nhân giáp đơn độc)
Các u nang rắn hoặc chứa chất lỏng có thể xuất hiện tại tuyến giáp làm tuyến sưng to lên. Những nốt này không phải ung thư.
Ung thư tuyến giáp
Ung thư có thể ảnh hưởng đến kích thước tuyến giáp, gây sưng một bên tuyến. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp không phổ biến như sự hình thành các nốt lành tính.
Thai kỳ
Mang thai đôi khi có thể khiến tuyến giáp tăng kích thước. Nguyên nhân bướu cổ này là do một loại hormone được sản xuất trong thời kỳ mang thai, gonadotropin nhau thai (hCG) có thể khiến tuyến giáp của bạn to ra một chút.
Bướu cổ có mấy loại?
Sau khi hiểu rõ về các nguyên nhân bướu cổ, bạn có thắc mắc bướu cổ chỉ gồm một hay được phân thành nhiều loại?
Bướu cổ được chia làm 03 loại:
Bướu cổ dạng keo
Bướu cổ dạng keo hình thành do thiếu Iod. Đây là một khoáng chất cần thiết để sản xuất hormon tuyến giáp. Những người mắc bướu cổ loại này thường sống ở vùng khan hiếm Iod.
Bướu cổ không độc
Nguyên nhân của bướu cổ không độc chưa được biết rõ. Một số nghiên cứu chỉ ra có thể do các loại thuốc như lithium gây ra. Lithium được sử dụng để điều trị các rối loạn tâm trạng như rối loạn lưỡng cực.
Chất béo không độc hại không ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tuyến giáp và chức năng tuyến giáp vẫn hoạt động tốt. Chúng cũng rất lành tính.
Bướu cổ dạng nốt hoặc nhiều nốt độc
Nguyên nhân bướu cổ dạng này do sự hình thành một hoặc nhiều nốt nhỏ trong quá trình lớn lên của một nốt ban đầu. Các nốt này tự sản xuất hormon tuyến giáp, gây cường giáp. Các nốt này được xem như “phần mở rộng” của tuyến giáp thông thường.
Ai dễ mắc bướu cổ hơn?
Bướu cổ có thể xảy ra ở bất cứ ai, vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Một số yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm:
Chế độ ăn thiếu Iod
Những người sống ở những nơi thiếu iốt và không được tiếp cận với các chất bổ sung iốt có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ cao.
Giới tính nữ
Phụ nữ dễ bị rối loạn tuyến giáp hơn, đồng thời phải trải qua quá trình mang thai.Vì thế họ cũng có nhiều khả năng bị bướu cổ hơn.
Tiền sử bệnh
Tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh tự miễn làm tăng nguy cơ bướu cổ.
Tuổi
Bướu cổ thường gặp ở những người trên 40 tuổi.
Mang thai và mãn kinh
Vì những lý do không thật sự rõ ràng, các vấn đề về tuyến giáp có nhiều khả năng xảy ra trong thời kỳ mang thai và mãn kinh.
Thuốc
Một số phương pháp điều trị y tế. Bao gồm thuốc tim amiodarone (Pacerone, những loại khác) và thuốc tâm thần lithium (Lithobid, những loại khác), làm tăng nguy cơ bướu cổ.
Tiếp xúc với bức xạ
Nguy cơ bướu cổ tăng lên ở những người từng xạ trị vùng đầu – mặt – cổ hay ngực. Hoặc người tiếp xúc với bức xạ trong nhà máy hạt nhân, phòng thí nghiệm hay do tai nạn.
Nguyên nhân bướu cổ rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do tình trạng thiếu Iod. Bổ sung Iod đầy đủ trong bữa ăn và khám sức khỏe định kỳ là những phương pháp phòng bệnh đơn giản mà hiệu quả nhất. Hãy đến ngay cơ sở y tế khi phát hiện có khối bất thường vùng cổ để được thăm khám và điều trị kịp thời!
Ths. Bs. CKI. Trần Quốc Phong
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
What you need to know about goiterhttps://www.healthline.com/health/goiter-simple
Ngày tham khảo: 05/06/2021
-
Goiterhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/goiter/symptoms-causes/syc-20351829
Ngày tham khảo: 05/06/2021