YouMed

Băng huyết sau sanh: Những điều bạn cần biết để đề phòng kịp thời

bác sĩ đào thị thu hương
Tác giả: Bác sĩ Đào Thị Thu Hương
Chuyên khoa: Nội thần kinh

Có rất nhiều sản phụ sau khi sinh con xong, chưa được hưởng giây phút làm mẹ đã phải chia xa con mình. Vì sao ư? Do mẹ bị biến chứng sản khoa, cần được chăm sóc đặc biệt. Băng huyết sau sanh là một tai biến sản khoa thường gặp. Nhận biết các yếu tố nguy cơ để biết nên làm gì cho cuộc vượt cạn cho “mẹ tròn con vuông” nhé các mẹ bầu.

1. Băng huyết sau sanh là gì?

Băng huyết hay còn gọi là băng huyết sau sanh. Là hiện tượng chảy máu quá mức so với với bình thường. Cụ thể ≥ 500 ml nếu sinh thường hoặc ≥ 1000 ml nếu sinh mổ. Nếu xuất huyết nhiều trong vòng 24 giờ đầu được gọi là băng huyết tiên phát. Còn tình trạng này xảy ra sau khi sanh từ 24 giờ đến 12 tuần, thì được gọi là băng huyết thứ phát. Lúc này bạn thực sự cần có sự can thiệp y tế.

2. Nguyên nhân nào gây băng huyết sau sanh thường gặp nhất?

Sau khi sinh em bé, tử cung (còn gọi là dạ con) thường co bóp và đẩy nhau thai ra ngoài. Khi nhau thai được lấy ra, những cơn co thắt này giúp cầm máu. Bằng cách ép những mạch máu bị đứt, ngăn không cho máu chảy ra ngoài lòng mạch. Nếu tử cung không co bóp đủ mạnh (còn gọi là đờ tử cung), các mạch máu này sẽ chảy máu tự do. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của băng huyết sau sanh. 

 
Nguyên nhân nào gây xuất huyết sau sinh thường gặp nhất
Nguyên nhân nào gây băng huyết sau sanh thường gặp nhất

Một số trường hợp nếu nhau bám chặt, không xuất ra hết khỏi tử cung. Vẫn còn nhiều mảng nhau bám lên thành dạ con, thường gặp nhất ở những phụ nữ từng sanh mổ. Khiến cho các lực ép này ép không hiệu quả, dẫn đến xuất huyết. Chính vì thế, các mẹ nếu để ý sẽ thấy nữ hộ sinh làm một động tác rất quan trọng. Đó là kiểm nhau thai sau khi sổ nhau, xem bánh nhau có toàn vẹn đầy đủ hay không. 

3. Các nguyên nhân khác gây băng huyết sau sanh

Các tổn thương trên đường sinh dục. Như rách ở cổ tử cung hoặc các cấu trúc của âm đạo.

xuất huyết sau sinh 3
Một số biểu hiện khác dẫn tới băng huyết sau sanh

Chảy máu vào một vùng mô ẩn trong khung chậu. Khối máu này được gọi là khối máu tụ.

Rối loạn khả năng đông cầm máu

4. Ai có nguy cơ bị băng huyết sau sanh?

Một số phụ nữ có nguy cơ băng huyết sau sanh cao hơn những người khác. Các điều kiện có thể làm tăng rủi ro bao gồm:

  • Nhau bong non (placental abruption) – tình trạng nhau bong ra sớm trước khi có chuyển dạ.
  • Nhau thai tiền đạo (placeta previa) – nhau thai che hoặc nằm gần lỗ cổ tử cung (đường ra khỏi tử cung của em bé).
Băng huyết sayu sanh có nguy hiểm không ?
Băng huyết sau sanh
  • Tử cung căng dãn quá mức. Do có quá nhiều nước ối hoặc thai lớn, thai đôi, thai ba.
  • Tăng huyết áp trong thai kì.
  • Sanh nhiều lần (hơn 4 lần)
  • Từng phẫu thuật trên tử cung, như sanh mổ, bóc tách u xơ tử cung.
  • Nhiễm trùng tử cung
  • Béo phì
  • Sử dụng giúp sanh bằng kẹp hoặc hút chân không.
Sanh giúp bằng giác hút chân không
Sanh giúp bằng giác hút chân không.

5. Các triệu chứng của băng huyết sau sanh là gì?

Triệu chứng phổ biến nhất của băng huyết sau sanh, bao gồm:

  • Chảy máu không kiểm soát
  • Huyết áp giảm
  • Tăng nhịp tim
  • Sưng và đau ở âm đạo và khu vực gần đó nếu chảy máu là do tụ máu

Các triệu chứng băng huyết sau sanh có thể dễ nhầm với tình trạng bệnh lý khác. Do đó cần có phải có bác sĩ sản khoa để chẩn đoán và can thiệp phù hợp.

6. Làm thế nào được chẩn đoán băng huyết sau sinh?

Ngoài ước tính lượng máu mất và các triệu chứng kể trên. Bác sĩ sẽ cần thăm khám xác định nguyên nhân gây chảy máu. Một số xét nghiệm có thể hỗ trợ chẩn đoán và điều trị. Ví dụ như số lượng tế bào máu hiện tại, chức năng đông máu,…

xuất huyết sau sinh 6
Chẩn đoán băng huyết sau sinh

7. Băng huyết sau sanh được điều trị như thế nào?

Mục đích của điều trị băng huyết sau sanh là tìm và ngăn chặn nguyên nhân chảy máu càng sớm càng tốt. Điều trị có thể bao gồm:

 Xoa bóp tử cung và thuốc tăng co bóp để kích thích tử cung co thắt

Loại bỏ các mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung

Kiểm tra tử cung và các cấu trúc đường sanh, vùng chậu để tìm kiếm các khu vực cần sửa chữa

Dùng các dụng cụ chuyên biệt, tạo áp lực từ lòng tử cung để ngăn chặn máu chảy.

Phẫu thuật nội soi ổ bụng để tìm và điều trị nguyên nhân chảy máu ở bên trong

Cắt bỏ tử cung. Đây là biện pháp cuối cùng khi các cách trên cầm máu không hiểu quả.

Bù dịch và truyền máu khi cần thiết
Bù dịch và truyền máu khi cần thiết

Thay thế máu và dịch bị mất rất quan trọng trong điều trị băng huyết sau sanh. Bạn ngay lập tức sẽ được truyền dịch, máu hoặc các sản phẩm khác của máu để ngăn ngừa choáng. Thở oxy cũng rất cần thiết

8. Các biến chứng có thể có của băng huyết sau sanh?

Mất nhiều máu nhanh chóng có thể làm giảm huyết áp nghiêm trọng. Điều này có thể dẫn đến sốc và tử vong nếu không được điều trị.

9. Mẹ bầu có thể làm gì để ngăn ngừa băng huyết sau sanh?

Điều quan trọng là bạn nên biết bản thân mình có những nguy cơ nào gây băng huyết sau sanh. Sau đó, tìm một trung tâm y tế đáng tin để vào “nằm ổ”. Nếu không may có sự cố xảy ra, bạn sẽ được quan tâm, chăm sóc đầy đủ và chuyên nghiệp.

Băng huyết sau sinh là biến chứng có thể xảy ra sau khi sinh em bé. Mất máu nhiều và nhanh làm giảm huyết áp nghiêm trọng, dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Nguyên nhân thường gặp nhất là do tử cung không co bóp đủ mạnh sau khi sinh. Nhanh chóng tìm và điều trị nguyên nhân chảy máu giúp cơ thể bạn hồi phục hoàn toàn.

Mọi thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, các bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Postpartum Hemorrhagehttps://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=postpartum-hemorrhage-90-P02486

    Ngày tham khảo: 18/11/2019

  2. Overview of postpartum hemorrhagehttps://www.uptodate.com/contents/overview-of-postpartum-hemorrhage

    Ngày tham khảo: 18/11/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người