Áp xe là gì? Những cách điều trị áp xe phổ biến mà bạn đọc nên biết
Nội dung bài viết
Áp xe là một trong những thương tổn rất thường gặp trên cơ thể người. Thương tổn này là biểu hiện của một tình trạng nhiễm khuẩn. Tùy theo vị trí ổ áp xe mà mức độ bệnh có thể từ nhẹ đến nặng. Nắm bắt được mức độ phổ biến của bệnh lý này, bài viết sau đây của Bác sĩ Phan Văn Giáo sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về những cách điều trị áp xe.
Áp xe là gì?
Áp xe là một tập hợp mủ gây cảm giác đau, thường là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Tổn thương áp xe có thể phát triển ở bất cứ đâu trên cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, khu vực xung quanh ổ áp xe thường bị sưng và viêm. Có 2 loại áp xe chính yếu là áp xe da và áp xe nội tạng.
Áp xe da là một khối mềm được bao quanh bởi một vùng có màu từ hồng đến đỏ đậm. Tổn thương này thường dễ dàng cảm thấy bằng cách sờ vào. Phần lớn trong số họ là do nhiễm trùng. Bên trong, chúng chứa đầy mủ, vi khuẩn và các mảnh vụn.
Áp xe nội tạng là một ổ áp xe phát triển bên trong cơ thể, trong 1 cơ quan hoặc khoảng trống giữa các cơ quan. Đây cũng là một ổ chứa mủ, vi khuẩn và các mảnh vụn tế bào chết. Áp xe nội tạng có thể vỡ và xâm lấn vào những khu vực lân cận.
Nguyên nhân gây ra áp xe
Áp-xe xảy ra khi một vùng mô bị nhiễm trùng và hệ thống miễn dịch của cơ thể cố gắng chống lại nó. Tế bào bạch cầu di chuyển qua thành mạch máu vào khu vực nhiễm trùng và tập hợp trong mô bị tổn thương. Trong quá trình này, mủ hình thành. Mủ là sự tích tụ của chất lỏng, tế bào bạch cầu sống và chết, mô chết và vi khuẩn hoặc các chất lạ khác.
Áp xe có thể hình thành ở hầu hết mọi nơi trên cơ thể. Da, dưới da và răng là những vị trí phổ biến nhất. Áp xe có thể do vi khuẩn, ký sinh trùng và các chất lạ gây ra. Dễ nhìn thấy các ổ áp xe trên da. Chúng có màu đỏ, nổi lên và đau đớn. Áp-xe ở các vùng khác của cơ thể có thể không nhìn thấy, nhưng chúng có thể gây tổn thương nội tạng.
Các loại áp xe
Các loại áp xe được gọi theo vị trí mà ổ áp xe hình thành. Đồng thời, cách điều trị áp xe cũng tùy thuộc vào vị trí ổ áp xe. Những loại áp xe có thể xuất hiện trên cơ thể người bao gồm:
- Áp xe gan do amip.
- Áp xe gan sinh mủ.
- Bụng, thành bụng, phúc mạc.
- Hậu môn, trực tràng.
- Áp xe tuyến Bartholin.
- Não và tủy sống.
- Áp xe răng miệng.
- Da và tổ chức dưới da.
- Áp xe phổi, thận, bàng quang, tử cung, buồng trứng,…
Những cách điều trị áp xe phổ biến hiện nay
Cách điều trị áp xe rất đa dạng, tùy thuộc vào loại áp xe và mức độ lớn của nó. Các lựa chọn điều trị chính bao gồm:
- Thuốc kháng sinh.
- Chọc hút ổ áp xe.
- Phẫu thuật.
1. Cách điều trị áp xe da
Điều trị nội khoa
Một số áp xe da nhỏ có thể tiêu tự nhiên và khỏi bệnh mà không cần điều trị. Chườm nóng dưới dạng một miếng gạc ấm, chẳng hạn như miếng vải nỉ ấm, có thể giúp giảm sưng và tăng tốc độ chữa lành. Đối với những ổ áp xe da lớn hơn hoặc dai dẳng, bác sĩ có thể kê một đợt thuốc kháng sinh. Mục đích để giúp loại bỏ tình trạng nhiễm trùng và ngăn nó lây lan.
Đôi khi, với các bệnh nhiễm trùng tái phát, bạn sẽ cần phải loại trừ tất cả vi khuẩn khỏi cơ thể để ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng chất sát khuẩn. Cũng như bôi một loại kem kháng sinh tại chỗ viêm.
Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc kháng sinh có thể không đủ để làm sạch áp xe da và có thể cần phải hút mủ để loại bỏ nhiễm trùng. Nếu áp xe da không được dẫn lưu, nó có thể tiếp tục phát triển và chứa đầy mủ cho đến khi vỡ ra. Hậu quả là gây đau đớn và có thể khiến nhiễm trùng lan rộng hoặc tái phát trở lại.
Điều trị ngoại khoa
Nếu áp xe da của bạn cần được dẫn lưu, có thể bạn sẽ được tiến hành một cuộc phẫu thuật nhỏ (tiểu phẫu). Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt vào ổ áp xe, để mủ thoát ra ngoài. Họ cũng có thể lấy một mẫu mủ để xét nghiệm.
Khi tất cả mủ đã được loại bỏ, bác sĩ phẫu thuật sẽ làm sạch lỗ do áp xe để lại bằng nước muối vô trùng. Áp xe sẽ để hở nhưng được băng vết thương lại, vì vậy nếu có thêm mủ, nó có thể thoát ra ngoài dễ dàng. Nếu ổ áp xe sâu, có thể đặt băng sát trùng (bấc gạc) vào bên trong vết thương để vết thương được thông thoáng.
2. Áp xe nội tạng
Thường cần phải dẫn lưu mủ từ ổ áp xe bên trong, bằng cách dùng kim đâm qua da (dẫn lưu áp xe qua da) hoặc bằng phẫu thuật. Phương pháp được sử dụng sẽ phụ thuộc vào kích thước của áp xe và vị trí của nó trong cơ thể bạn. Thuốc kháng sinh thường sẽ được tiêm cùng lúc, để giúp tiêu diệt nhiễm trùng và ngăn nó lây lan. Chúng có thể được tiêm dưới dạng viên nén hoặc trực tiếp vào tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch).
Dẫn lưu ổ áp xe qua da
Nếu áp xe bên trong nhỏ, bác sĩ phẫu thuật có thể dẫn lưu nó bằng kim nhỏ. Tùy thuộc vào vị trí của áp xe, điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng gây tê cục bộ hoặc tê tủy sống. Tương tự như thủ thuật rạch và dẫn lưu áp xe da, dẫn lưu áp xe qua da có thể để lại sẹo nhỏ.
Phẫu thuật
Bạn có thể cần phải phẫu thuật nếu:
- Áp xe bên trong của bạn quá lớn, không thể dẫn lưu bằng kim
- Kim dẫn lưu không thể đến áp xe một cách an toàn
- Dẫn lưu áp xe bằng kim không có hiệu quả trong việc loại bỏ tất cả các mủ
Loại phẫu thuật bạn có sẽ phụ thuộc vào loại áp xe bên trong bạn có và vị trí của nó trong cơ thể bạn. Nói chung, nó liên quan đến việc rạch một đường lớn hơn trên da của bạn để rửa sạch mủ.
3. Áp xe răng
Các phương pháp chính điều trị áp xe răng được thực hiện bao gồm:
- Mở và dẫn lưu ổ áp xe.
- Thực hiện lấy tủy răng để loại bỏ tình trạng nhiễm trùng và bảo vệ chiếc răng của bạn.
- Nhổ răng nếu chiếc răng đó không còn cứu chữa được nữa.
- Kháng sinh toàn thân. Được áp dụng khi nhiễm trùng đã lan sang các khu vực lân cận. Chẳng hạn như những chiếc răng khác, xương hàm, hốc mắt,…
Biến chứng của áp xe
Biến chứng của áp xe rất thay đổi. Trong một số trường hợp, áp xe có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Chúng có thể bao gồm:
- Sự lây lan của nhiễm trùng, có khả năng đến não hoặc tủy sống.
- Nhiễm độc máu, hoặc nhiễm trùng huyết.
- Viêm nội tâm mạc, là tình trạng nhiễm trùng màng trong tim.
- Sự phát triển của áp xe mới.
- Mô chết trong khu vực áp xe, chẳng hạn như hoại thư.
- Nhiễm trùng xương cấp tính hoặc viêm tủy xương.
- Áp xe vỡ vào các cơ quan lân cận. Có thể dẫn đến suy cơ quan, thậm chí tử vong.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu biết thêm về áp xe, cũng như những cách điều trị áp xe phổ biến. Nói chung, áp xe là một ổ mủ viêm nhiễm và cần được điều trị phù hợp. Các bạn chú ý không nên tự xử trí theo ý của mình mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
https://www.nhs.uk/conditions/abscess/causes/https://www.nhs.uk/conditions/abscess/causes/
Ngày tham khảo: 13/10/2020
-
Abscesshttps://medlineplus.gov/ency/article/001353.htm
Ngày tham khảo: 13/10/2020