Làm cha mẹ : Những vấn đề thường gặp
Nội dung bài viết
Công việc làm cha mẹ khi có em bé mới là một trách nhiệm to lớn. Nhiều khi bạn không biết phải làm gì trước những phản ứng của trẻ. Đó là hoàn toàn bình thường. Trong thời gian chăm sóc em bé, rất có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và nản chí. Điều quan trọng là bạn nên quan sát, thử đặt câu hỏi và tìm ra những giải pháp phù hợp nhất với trẻ.
1. Các lớp học làm cha mẹ
Một số bệnh viện và phòng khám địa phương sẽ tổ chức những lớp học hướng dẫn những vấn đề liên quan đến việc trở thành cha mẹ. Điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu về việc chăm sóc trẻ mới sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu lời khuyên nhờ sách và trang web dành cho trẻ sơ sinh. Đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ từ người thân, nhất là những người đã có kinh nghiệm làm cha mẹ như ông bà hoặc bạn bè đáng tin cậy. Tuy nhiên, bạn có thể thử điều cái gì đó khác biệt nếu lời khuyên không phù hợp với bạn. Mỗi trẻ sơ sinh là một cá thể khác biệt. Nếu bạn lo lắng về sức khỏe của trẻ, hãy đến gặp Bác sĩ chuyên khoa sơ sinh để có những lời khuyên hữu ích nhé.
Thể hiện tình yêu và tình cảm của bé thông qua việc cho bé ăn, bế, ôm, chơi và thay tã giúp bé cảm thấy an tâm. Các bé học về thế giới thông qua các giác quan của mình. Bế em bé nhẹ nhàng nhưng chắc chắn giúp bé an tâm. Bạn có thể lo lắng em bé của bạn mong manh hoặc bạn sẽ đánh rơi nó. Đừng để nỗi sợ hãi của bạn ngăn cản em bé của bạn. Liên hệ chặt chẽ với em bé của bạn cho phép anh ấy biết và tin tưởng bạn. Đáp ứng nhu cầu của bé cũng giúp bạn tự tin hơn về các kỹ năng làm cha mẹ của mình
2. Chuẩn bị mọi thứ tốt nhất để chào đón thành viên mới
Những ông bố nên nghỉ phép trong những tuần đầu tiên sau khi trẻ sinh ra đời. Nhất là khoảng thời gian sau khi trẻ được xuất viện về. Dù làm mẹ lần đầu hay đã có kinh nghiệm, mẹ vẫn rất dễ bị căng thẳng sau sinh. Vậy nên, với sự hỗ trợ của bố, sẽ giúp mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi và vui vẻ hơn.
Nhờ các thành viên trong gia đình phụ giúp việc nhà như dọn dẹp hoặc nấu ăn. Hãy để người khác giúp đỡ bạn hơn là cố gắng tự làm mọi thứ. Cả bố lẫn mẹ cần chia sẻ công việc và cách chăm sóc em bé. Ôm và nói chuyện với con bạn kèm giao tiếp bằng mắt sẽ làm tăng sự gắn bó. Nếu trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, bố có thể giữ trẻ và mang đến cho mẹ vào thời gian cho bú. Nếu trẻ bú bình, cả bố và mẹ hãy thay phiên nhau cho trẻ bú.
3. Chăm sóc sức khỏe của chính mình
Cả bố và mẹ nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bạn cần ngủ khi có thể để khôi phục năng lượng của bạn. Thời gian biểu của bạn sẽ phụ thuộc phần nào vào hoạt động của trẻ.
Cố gắng ăn uống đầy đủ và tập thể dục. Mặc dù con bạn bây giờ là ưu tiên hàng đầu, bạn vẫn có thể dành thời gian để làm những việc mà bạn thích. Chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn khi chăm sóc em bé.
Chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống với bạn bè. Họ có thể giúp bạn đưa ra những giải pháp bổ ích. Trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh, tiếp xúc với những người khác cũng đang lần đầu tiên trở thành cha mẹ sẽ dễ tạo nên sự đồng cảm. Đó là những người có thể trải qua nhiều điều tương tự như bạn. Bạn có thể tham gia một nhóm hỗ trợ nuôi dạy con cái hoặc tìm những người bạn cũng có con nhỏ.
4. Tình dục
Khi trở thành cha mẹ, bạn sẽ có xu hướng ngủ ít hơn vì lịch trình ngủ của em bé. Đôi khi cũng rất căng thẳng khi cố gắng bảo vệ và chăm sóc em bé cùng với các hoạt động hàng ngày của bạn. Bạn có thể cảm thấy như không còn năng lượng cho vấn đề quan hệ vợ chồng. Ngoài ra, cơ thể phụ nữ cần thời gian để phục hồi thể chất sau khi sinh. Vậy nên, phụ nữ có xu hướng cần nghỉ ngơi và ít quan tâm hơn đến nhu cầu tình dục.
Tình dục đôi khi có thể là một cách giúp bạn giảm căng thẳng. Cả bố và mẹ hãy cố gắng đi ngủ cùng một lúc. Nói chuyện với nhau về những thay đổi đang xảy ra và tìm cách hỗ trợ lẫn nhau.
Mẹ có thể mang thai một lần nữa chỉ vài tuần sau khi sinh, ngay cả khi cho con bú. Sử dụng biện pháp tránh thai giúp cơ thể mẹ có thời gian phục hồi. Đó cũng là cách cho phép bạn có thêm thời gian để chăm sóc đứa trẻ mới sinh của mình.
5. Cân bằng những cảm xúc
Những cảm xúc khi lần đầu trở thành cha mẹ có thể từ niềm vui đến sự hoảng loạn. Nếu bạn cảm thấy thất vọng, chán nản, tức giận hoặc không thể tự chăm sóc bản thân hoặc con bạn, hãy nói chuyện với người bạn đời, với người thân hay bạn bè và Bác sĩ. Đôi khi, bạn có thể tức giận đến mức muốn làm tổn thương trẻ. Những lúc như vậy, bạn cần một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi và trấn an bản thân. Và tuyệt đối KHÔNG BAO GIỜ rung lắc trẻ. Điều này dễ gây ra nguy cơ ảnh hưởng đến não của trẻ.
Trở thành cha mẹ là một thay đổi lớn. Giống như với tất cả các thay đổi quan trọng, sẽ có khả năng gặp rất nhiều vấn đề. Yêu thương bản thân, nhận sự hỗ trợ và chia sẻ từ người thân sẽ giúp bạn chăm sóc trẻ tốt nhất có thể.
Bác sĩ : Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Có thể bạn quan tâm :
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
Pediatric Advisor, New parents, https://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_father_pep.htm, accessed on 18 January 2020.