YouMed

Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai: Chị em cần biết gì?

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai là một trong những hiện tượng khá phổ biến của thai kỳ. Bên cạnh vấn đề thẩm mỹ thì chị em phụ nữ còn khá lo lắng về tình trạng này. Vậy đây có phải là dấu hiệu của một bệnh lý gì nghiêm trọng hay không? Có thể điều trị dễ dàng trong thời gian mang thai hay không? Và có ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa mẹ hay không? Tất cả sẽ được Ths. BS Phan Lê Nam giải đáp qua bài viết sau đây.

Thế nào là nứt đầu nhũ hoa khi mang thai?

Quá trình mang thai đem đến rất nhiều đổi thay đa dạng trên cơ thể mẹ bầu. Và bị nứt đầu nhũ hoa khi mang thai chính là sự thay đổi gây cảm giác khó chịu cho chị em. Đây có thể nói một trải nghiệm không hề dễ chịu tí nào. Nó khiến hầu hết chị em cảm thấy không thoải mái. Đồng thời khá ngượng ngùng khi chia sẻ với mọi người cũng như với bác sĩ.

Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai là một hiện tượng thường gặp
Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai là một hiện tượng thường gặp

Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai là tình trạng đầu ti (đầu vú) bị nứt nẻ. Có thể kèm theo tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm. Đôi khi, động tác gãi do ngứa đầu ti có thể làm chảy máu, sây sát. Điều này càng làm cho tình trạng viêm nhiễm đầu ti trở nên nặng nề hơn.

Nguyên nhân của tình trạng nứt đầu nhũ hoa khi mang thai

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Vào những tháng đầu của thai kỳ, hormone Estrogen sẽ được tiết ra rất nhiều.

Hormon Estrogen tiết ra nhiều - nguyên nhân nứt đầu nhũ hoa khi mang thai
Hormon Estrogen tiết ra nhiều khi mang thai là nguyên nhân chính

Đây là một cơ chế hoạt động sinh lý của cơ thể. Mục đích là để đảm bảo cơ thể không bị kích ứng quá nhiều bởi sự có mặt của thai nhi. Không dị ứng với vật thể lạ. Tuy  nhiên, hậu quả của hiện tượng sinh lý này là khu vực đầu ti bị ngứa và bị kích thích.

Mặt khác, trong suốt quá trình mang thai, cơ thể của thai phụ nhất là đầu ti trở nên nhạy cảm hơn hẳn. Cho dù môi trường có những tác động nhỏ nhưng cũng có thể khiến vùng đầu ti bị viêm, sưng và đau.

Một nguyên nhân khác là do sự tăng kích thước của vùng ngực khi mang thai. Sự thay đổi kích thước của ngực chính là để chuẩn bị cho khả năng tiết sữa mẹ. Vì thế, vùng da nơi đầu nhũ hoa sẽ bị căng và đôi khi bị nứt.

Những triệu chứng chính của nứt đầu nhũ hoa

Tùy thuộc vào nguyên nhân, vết nứt đầu nhũ hoa khi mang thai có thể phát triển trên một hoặc cả hai núm vú. Các triệu chứng có thể không giống nhau giữa người này và người khác. Tuy nhiên, triệu chứng chung là nứt, đau ở núm vú hoặc quầng vú.

Những triệu chứng khác cũng có thể được kèm theo bao gồm:

  • Nứt nẻ, khô da.
  • Vết nứt mở có thể rỉ dịch hoặc chảy máu
  • Đỏ vùng núm vú, quầng vú.
  • Đau nhức, căng tức vú.
  • Da khô hoặc bong da
  • Vảy hình thành xung quanh vị trí nứt.

Triệu chứng nứt đầu vú khi mang thai
Triệu chứng nứt đầu vú khi mang thai

Cách điều trị tình trạng nứt đầu nhũ hoa trong thai kỳ là gì?

Nếu tình trạng nứt kéo dài hoặc kèm sốt thì chị em nên đi khám ngay để các bác sĩ có hướng điều trị phù hợp nhất. Một chẩn đoán chuyên môn có thể bao gồm: viêm quầng vú, đầu vú, nấm đầu vú, áp xe đầu vú,… Các bác sĩ sẽ cho thuốc uống và thuốc thoa phù hợp dành cho thai phụ.

Một số biện pháp không dùng thuốc bao gồm:

Thoa kem dưỡng có chứa vitamin E

Vitamin E được các nhà khoa học chứng minh giúp giảm tình  trạng rạn da, nứt da rất hay. Loại vitamin này còn giúp cho da mềm, giữ được độ ẩm và đàn hồi tốt hơn.

Kem dưỡng có chứa vitamin E
Kem dưỡng có chứa vitamin E

Riêng đối với những vùng da bị nứt nẻ thì cũng sẽ lành nhanh chóng và kéo da non. Vì vậy, chị em hãy kiên trì bôi dưỡng chất có chứa vitamin E hàng ngày nhé! Vị trí bôi là quanh núm vú nhiều lần mỗi ngày để dưỡng da vùng đầu ti được khỏe mạnh nhất.

Sử dụng gel nha đam

Nha đam có công dụng dưỡng ẩm. Đồng thời còn chứa chất kháng sinh giúp vết thương mau lành. Vì vậy, nha đam giúp giảm ngứa và giảm nứt đầu vú rất hiệu quả. Nha đam là một thảo dược từ thiên nhiên nên rất an toàn cho mẹ bầu.

Gel nha đam
Gel nha đam

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Bên cạnh nha đam, vitamin E thì kem dưỡng ẩm cũng tỏ ra khá hiệu quả. Nó có tác dụng tốt để hạn chế tình trạng nứt đầu nhũ hoa khi mang thai. Chị em thai phụ nên bôi kem dưỡng ẩm ít nhất 2 lần mỗi ngày. Thời điểm lý tưởng là trước khi đi ngủ và sau khi tắm xong.

Làm gì để hạn chế tình trạng nứt đầu nhũ hoa khi mang thai?

Như bài viết đã trình bày, hiện tượng nứt đầu nhũ hoa khi mang thai phần lớn là do sinh lý bình thường. Tuy nhiên, một số biện pháp sau đây cũng giúp chị em hạn chế tình trạng này:

  • Chọn loại áo ngực thông thoáng, không bó quá chật. Có thể chọn loại áo ngực làm từ chất liệu cotton. Tốt nhất là hạn chế mặc áo lót khi mang thai để núm vú được thông thoáng.
  • Vệ sinh nhũ hoa hàng ngày bằng nước sạch, ấm.
  • Chế độ ăn uống giàu vitamin C như trái cây, rau củ quả.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như caffein, rượu bia.
  • Không hút thuốc lá khi mang thai.
  • Giữ tâm lý thoải mái, lạc quan cũng là cách giúp cơ thể điều tiết tốt. Nó giúp hạn chế tình trạng stress, qua đó hạn chế tình trạng này.

Mặc áo ngực thông thoáng khi mang thai
Mặc áo ngực thông thoáng khi mang thai

Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai không phải là bệnh lý nghiêm trọng nên chị em không cần quá bận tâm. Điều quan trọng là mẹ bầu hãy thoải mái, lạc quan và bình tĩnh để có hướng xử trí phù hợp. Đó là đến gặp bác sĩ khi tình trạng nứt đầu ti trở nên nặng. Và tự chăm sóc tại nhà nếu tình trạng nứt vẫn ở mức kiểm soát được nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What you should know about nipple fissureshttps://www.medicalnewstoday.com/articles/320483

    Ngày tham khảo: 02/06/2002

  2. Breast changes during and after pregnancyhttps://breastcancernow.org/information-support/have-i-got-breast-cancer/breast-changes-during-after-pregnancy

    Ngày tham khảo: 02/06/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người