YouMed

Phản xạ Moro và sự vặn mình của trẻ sơ sinh

Bác sĩ PHAN THỊ HOÀNG YẾN
Tác giả: Bác sĩ Phan Thị Hoàng Yến
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Tại sao em bé của bạn lại bị giật mình, vặn mình, thức giấc, ngủ không sâu. Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, rướn người và giật mình trong những tháng đầu đời là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, nó thường chỉ xảy ra trong vài giây rồi sau đó hết ngay lập tức do đó các bậc cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, cũng có các bệnh lý có liên quan đến tình trạng này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về phản xạ nguyên phát này của trẻ sơ sinh và nguyên nhân bệnh lý có thể.

1. Các phản xạ nguyên phát của trẻ

1.1 Phản xạ nguyên phát là gì?

Gọi là phản xạ nguyên phát vì đây là các phản xạ cần thiết, vốn có của những đứa bé mới sinh.

Trẻ sơ sinh khá thông minh ngay từ khi mới lọt lòng. Trên thực tế, ngay từ ngày đầu tiên chúng đã biết cách nắm lấy ngón tay và gốc của vú theo bản năng, đây thực ra là hai trong số các phản xạ sơ sinh mà trẻ đã được trang bị.

Những phản xạ sơ sinh này, bao gồm cả phản xạ Moro hay còn gọi là phản xạ giật mình, rất quan trọng nên bác sĩ nhi khoa của bạn sẽ kiểm tra chúng ngay từ lần khám bác sĩ đầu tiên của bé vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai sau sinh của bé.

Phản xạ Moro
Phản xạ Moro

Mặc dù có vẻ như phản xạ của em bé là những chuyển động có chủ đích, nhưng không phải vậy. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh được sinh ra với những phản ứng vận động cơ bản này, giúp trẻ ăn, bảo vệ khỏi những chuyển động đột ngột và báo hiệu khả năng phát triển của trẻ trong môi trường hoàn toàn mới. Nói cách khác, các phản xạ giúp trẻ tăng khả năng sinh tồn.

1.2 Diễn tiến thông thường

Phản xạ giật mình thậm chí có thể được quan sát trong bụng mẹ, có khi mới sinh. Nó thường sẽ mất dần sau 12 tuần và có thể sẽ biến mất sau 4 đến 6 tháng. Các phản xạ khác xuất hiện vài ngày sau khi sinh và chấm dứt sớm hơn.

Mặc dù phản xạ của trẻ sơ sinh rất tinh tế, nhưng chúng cực kỳ quan trọng. Tại mọi thời điểm trong quá trình phát triển, những phản xạ nhỏ bé này giúp cho bé biết thêm về thế giới xung quanh và cách điều hướng sinh lý cơ thể tốt nhất. Cuối cùng, phản xạ của bé sẽ phát triển thành các kỹ năng nâng cao hơn như lăn lộn, ngồi dậy và cầm đồ vật.

2. Phản xạ Moro (phản xạ vặn mình):

2.1 Kích thích:

Mặc dù một số trẻ đôi khi giật mình không rõ lý do. Tuy nhiên, bé thường giật mình là do phản ứng với tiếng động lớn, chuyển động đột ngột hoặc cảm giác ngã (giả sử khi bạn đặt đứa trẻ của mình xuống nôi mà không có đủ sự hỗ trợ). Dù Moro là một phản ứng giật mình, nhưng các chuyên gia coi “Moro” và “giật mình” hơi khác nhau từ quan điểm chẩn đoán!!!.

phản xạ giật mình
Phản xạ giật mình do phản ứng với tiếng động lớn, chuyển động đột ngột

2.2 Phản ứng

Bé sẽ siết chặt cơ thể, tung cánh tay của mình lên và ra. Và lòng bàn tay thường nắm chặt, co đầu gối lên và sau đó đưa cánh tay và bàn tay nắm chặt lại gần thần mình – giống như thể bé đang tự cho mình một cái ôm. Vài giây sau, đột ngột như khi bắt đầu, phản xạ cũng sẽ kết thúc nhanh chóng.

2.3 Khi nào thì phản xạ Moro bắt đầu?

Nó xuất hiện từ khi sinh ra, nhưng có thể bắt đầu sớm nhất là 25 tuần sau khi thụ thai.

2.4 Khi nào thì phản xạ Moro mất đi?

Khi con bạn được khoảng 6 tuần tuổi, con sẽ thích nghi với cuộc sống bên ngoài và cảm thấy an tâm hơn với môi trường xung quanh (nhờ bạn). Mặc dù mỗi em bé đều khác nhau, nhưng hầu hết các bậc cha mẹ đều nhận thấy phản xạ giật mình của bé bắt đầu mất đi vào khoảng 3 tháng và biến mất trong khoảng 4 đến 6 tháng.

2.5 Nguyên nhân hình thành phản xạ

Nỗ lực đầu tiên của bé để bảo vệ bản thân và khám phá ranh giới trong thế giới của mình. Nếu trẻ giật mình tỉnh giấc, hãy quấn tã cho trẻ để trẻ cảm thấy yên tâm hơn.

2.6 Điều gì xảy ra nếu không có phản xạ Moro?

Những bất thường trong phản xạ Moro thường do bác sĩ của bé phát hiện. Nhưng nếu bạn nhận thấy sự thay đổi giữa các lần khám, bạn nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa ngay lập tức. Họ sẽ có thể thực hiện một bài kiểm tra riêng để tìm hiểu điều gì đang xảy ra.

3. Các nguyên nhân bệnh lý có thể gây ra vặn mình, giật mình ở trẻ:

3.1 Một số nguyên nhân bệnh lý

Một số nguyên nhân bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ.

trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ
Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ

Thường gặp ở những trẻ:

  • Sinh non
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ kém
  • Không tiếp xúc thường xuyên với nắng mặt trời nhưng lại không bổ sung vitamin D đường uống
  • Bé bị hạ canxi xuất hiện các triệu chứng như bé hay vặn mình ngủ không sâu giấc, dễ bị kích động, thường quấy khóc về đêm, bị đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn, hay nôn trớ, nấc, chán ăn, chậm lớn, chậm phát triển vận động…Trẻ khi lớn sẽ có những biểu hiện của bệnh còi xương.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ có thể do bị các bệnh ngoài da gây ra ngứa ngáy. Côn trùng có thể đã chui vào tai làm trẻ khó chịu nên vặn mình.

3.2 Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản:

Do đặc điểm của trẻ sơ sinh cơ thắt dưới thực quản chưa phát triển hoàn chỉnh, nên dễ gây hiện tượng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên. Biểu hiện bằng trớ sữa hay nôn trớ, khi bé vặn mình dễ làm sữa trào lên, bé có thể ọc sữa… Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Điều này cũng làm trẻ khó chịu cũng dẫn tới vặn mình. Trào ngược thực quản có thể gây ra những biến chứng như:

  • Hít sặc sữa
  • Viêm phổi
  • Chậm tăng cân…

4. Làm gì khi trẻ sơ sinh bị vặn mình khi ngủ:

4.1 Kiểm tra các yếu tố tác động từ bên ngoài có thể làm trẻ bị vặn mình khi ngủ như:

  • Tã ướt
  • Nhiệt độ phòng
  • Đói
  • Các vùng trên cơ thể có khó chịu hay bất thường gì không…

4.2 Tạo môi trường ngủ cho trẻ thuận lợi như:

  • Không nên ngủ nơi có tiếng ồn quá lớn
  • Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh
  • Thay tã khi tã gây ướt át khó chịu
  • Vệ sinh môi trường sống của trẻ để tránh gây ngứa ngáy
  • Vỗ về, an ủi bé khi bị vặn mình khó ngủ

Khi làm các động tác này trẻ sẽ cảm giác bớt lo lắng, bất an và căng thẳng khi ngủ.

4.3 Tắm nắng cho trẻ thường xuyên

Việc tắm nắng giúp tổng hợp vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thu canxi, để tránh thiếu canxi, còi xương. Nên tắm nắng cho trẻ từ 15-20 phút mỗi ngày. Cho trẻ dưới 6 tháng bú sữa mẹ hoàn toàn. Bên cạnh đó mẹ cũng cần bổ sung canxi đủ, nhu cầu canxi cho mẹ sau sinh khoảng 1300 mg canxi mỗi ngày. Các thức ăn cung cấp đủ canxi như các loại cá, thịt, trứng sữa…

4.4 Nhu cầu vitamin D cho trẻ

Theo khuyến cáo hiện nay là 400UI mỗi ngày. Với những trẻ bú mẹ cần bổ sung đầy đủ 400UI hàng ngày, bởi sữa mẹ có hàm lượng vitamin D rất thấp không đủ nhu cầu cho bé. Có thể bổ sung bằng cách tắm nắng mỗi ngày. Tuy nhiên là việc tắm nắng nhiều khi không thể cân đong đo đếm được lượng vitamin D đã bổ sung. Do đó, có thể bổ sung cho trẻ qua đường uống vitamin D.

4.5 Hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản
Hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Bằng cách cho bé nằm đầu cao khi bú và sau khi bú. Không để trẻ bú quá no và chia nhỏ bữa. Không nên tự ý sử dụng các phương pháp dân gian hay mẹo có ảnh hưởng tới sức khỏe bé để chữa vặn mình. Nếu thấy tình trạng của bé không cải thiện, hay quấy khóc, không phát triển tốt có thể cho bé tới cơ sở y tế để khám để tìm nguyên nhân gây ra tính trạng của bé.

Với trẻ sơ sinh việc vặn mình khi ngủ là biểu hiện sinh lý thường gặp. Chỉ có số ít là do các nguyên nhân bệnh lý. Nếu không phải do bệnh lý thì đến khi bé lớn hơn thì tình trạng bé hay vặn mình khi ngủ sẽ giảm đi.

Bác sĩ Phan Thị Hoàng Yến

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • U.S. National Library of Medicine, Moro reflex, 04 August 2020,  https://medlineplus.gov/ency/article/003293.htm
  • Marvin Resmovits, M.D, Moro Reflex and Other Newborn Reflexes, Updated on June 24, 2020,https://www.whattoexpect.com/baby-behavior/newborn-reflexes.aspx
  •  

    Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người