Ra máu nâu khi mang thai có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
Ra máu nâu khi mang thai là một trong những triệu chứng khiến hầu hết thai phụ lo lắng. Nếu như không biết được nguyên nhân gây ra tình trạng này thì mẹ bầu sẽ vô cùng hoang mang. Vậy ra máu nâu liệu có phải là một triệu chứng báo hiệu bệnh lý gì? Nó có nguy hiểm hay không? Phải xử trí như thế nào? Mời các bạn hãy cùng Ths. BS Phan Lê Nam tìm hiểu bài viết sau đây để biết rõ hơn nhé!
Ra máu nâu khi mang thai như thế nào?
Như nhiều chị em suy nghĩ, dịch tiết màu nâu là chất dịch đã nhuốm máu cũ. Điều đó càng làm cho họ sợ hãi và hoang mang hơn trong lúc mang thai. Vì bất cứ nguyên nhân gì gì, máu trong tử cung mất nhiều thời gian để thoát ra ngoài. Và khi nó trở nên cũ hơn, nó sẽ chuyển sang màu nâu. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phát hiện những đốm nâu hoặc chất dịch màu nâu.
Một điều đáng mừng là dịch tiết màu nâu khi mang thai hầu hết là bình thường. Và rất có thể có nhiều khả năng không ảnh hưởng đến bạn hoặc em bé. Trong phần lớn các trường hợp, nó hoàn toàn vô hại.
Nguyên nhân gây ra máu nâu khi mang thai
Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng ra máu nâu khi mang thai sự kích thích. Chính sự gia tăng của hormone và tăng lưu lượng máu khắp cơ thể làm cho cổ tử cung trở nên nhạy cảm hơn. Và khi quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa cũng có thể dẫn đến tình trạng này – một ít dịch màu nâu hoặc một ít máu sẽ chảy ra.
Trong khoảng tam cá nguyệt cuối, dịch màu nâu cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã gần đến lúc chuyển dạ. Một vài tuần đến một vài ngày trước khi sinh em bé, bạn sẽ mất đi một ít chất nhầy. Chất nhầy đó được dân gian gọi là nhớt hồng âm đạo. Và đôi khi nó cũng có màu nâu do máu đã cũ.
Tuy nhiên, nếu dịch tiết sẫm màu, có mùi khó chịu. Hoặc bạn cảm thấy nóng rát, ngứa âm đạo. Điều này có thể là dấu hiệu của những bệnh cảnh nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng: Bởi vì phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, thai trứng.
- Mang thai ngoài tử cung. Bệnh cảnh này được đặc trưng bởi cơn đau bụng dữ dội và chảy máu qua âm đạo.
- Nhau tiền đạo, nhau bong non.
- Viêm cổ tử cung.
- Polyp cổ tử cung.
Ra máu nâu khi nào là bình thường?
Một lượng nhỏ máu hoặc dịch tiết màu nâu có tính chất đặc. Đồng thời có nhiều nước hoặc giống như thạch là phổ biến nhất. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Một ít máu nâu sau khi quan hệ tình dục khi mang thai cũng có thể là điều bình thường.
Nếu xuất hiện một chất dịch màu nâu nhạt. Số lượng nhiều với một vài vệt máu, thì có lẽ đó không phải là điều đáng lo ngại. Vì dấu hiệu đó có thể là chất nhầy cho thấy bạn sẽ chuẩn bị bước vào giai đoạn chuyển dạ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu ra máu nâu khi mang thai kèm theo các triệu chứng như:
- Ngứa âm đạo.
- Nóng rát cơ quan sinh dục.
- Dịch máu nâu có mùi hôi.
- Ra máu sau khi quan hệ tình dục, kéo dài hơn 7 ngày.
- Đau vùng bụng dưới rốn hoặc hai bên hố chậu.
- Máu màu nâu sẫm, giống như bã cà phê.
- Mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, tái nhợt.
- Sốt, ớn lạnh.
Lúc này, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa để được khám. Đồng thời có hướng xử trí kịp thời. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc ngoài tiệm thuốc tây về uống, bạn nhé!
Dạng ra máu màu nâu trong thai kỳ
Một số dạng máu nâu có thể gợi ý tình trạng mà thai phụ đang gặp phải:
- Máu báo thai: dịch màu nâu hoặc hồng nhạt. Xuất hiện khi hợp tử làm tổ trong tử cung.
- Máu có màu nâu nhạt: chảy máu cũ hoặc viêm phần phụ.
- Màu nâu hồng: Sự kích thích cổ tử cung, mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.
- Máu có màu nâu sẫm: Giai đoạn đầu của sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
- Dịch màu nâu dày, sẫm: Nhiễm nấm men.
- Màu nâu đen: Sảy thai, viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung hoặc tử cung.
- Màu nâu vàng: Viêm nhiễm nấm Candida hoặc vi khuẩn.
- Dịch màu nâu có vài vệt máu: Nhớt hồng âm đạo. Dấu hiệu sắp chuyển dạ.
Cho dù ra bất cứ loại dịch nâu nào, bạn cũng nên gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác và kịp thời. Không nên tự ý đoán bệnh và tự ý dùng thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ
Cách điều trị tình trạng ra máu nâu
Để an toàn, tốt hơn các thai phụ nên trình bày với bác sĩ chuyên khoa bất cứ khi nào bị ra máu nâu khi mang thai. Mặc dù đôi khi tình trạng chảy máu nâu là bình thường. Tuy nhiên, nó sẽ không dư thừa và đảm bảo bạn không bỏ lỡ khoảng thời gian vàng để điều trị bệnh.
Một số phương pháp điều trị mà các bác sĩ có thể đề nghị bao gồm:
- Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn.
- Dùng thuốc kháng nấm để điều trị nhiễm vi nấm.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm việc nặng.
- Tăng cường vitamin C để giúp thành mạch vững bền, hạn chế tình trạng xuất huyết.
- Trong một số tình huống khẩn cấp, có thể sẽ phải bàn đến phương pháp phẫu thuật hoặc mổ lấy thai.
Biện pháp hạn chế ra máu nâu khi mang thai
Để hạn chế ra máu nâu khi mang thai, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên:
- Khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Hãy bình tĩnh và giữ tinh thần lạc quan trong mọi tình huống.
- Không nên làm việc nặng, làm việc quá sức.
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn khi mang thai.
- Mặc quần lót thoáng mát, không quá chật.
- Rửa cơ quan sinh dục bằng những dung dịch không gây kích ứng. Hạn chế rửa nhiều lần trong ngày vì có thể làm mất lớp dịch nhầy bảo vệ cơ quan sinh dục.
Hy vọng với những thông tin trên, chị em sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng ra máu nâu khi mang thai. Từ đó, các bạn sẽ có hướng xử trí phù hợp nhất. Quan trọng là không nên lo lắng. Phải thật sự bình tĩnh để giữ gìn sức khỏe cho chính mình và cho cả thai nhi!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Brown Discharge During Pregnancyhttps://www.whattoexpect.com/pregnancy/brown-discharge/
Ngày tham khảo: 01/10/2022
-
Brownish Discharge During Pregnancyhttps://parenting.firstcry.com/articles/brownish-discharge-during-pregnancy-a-quick-guide/
Ngày tham khảo: 01/10/2022
-
Brown discharge during pregnancy: causes and what to dohttps://www.tuasaude.com/en/brown-discharge-during-pregnancy/
Ngày tham khảo: 01/10/2022