YouMed

Retinol là gì? Công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng

Thạc sĩ Dược học Trương Văn Đạt
Tác giả: ThS.DS Trương Văn Đạt
Chuyên khoa: Dược

Ngày nay, Retinol ngày càng trở nên phổ biến trong thị trường chăm sóc da. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ retinol là gì cũng như tác dụng, cách dùng của chúng. Bài chia sẻ của ThS.DS Trương Văn Đạt sẽ giúp bạn nắm rõ những thông tin này nhé!

Retinol là gì?

Retinol là dẫn xuất của vitamin A, là một chất thuộc nhóm retinoids có thể bôi tại chỗ để trị mụn. Tùy theo nồng độ mà retinol cần phải được kê đơn hoặc không. Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), với các sản phẩm chứa retinol có nồng độ từ 2% trở lên không được tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ.1 Một số nồng độ retinol thường được sử dụng cho các sản phẩm chăm sóc da là:

Retinol nồng độ thấp

Đây là loại retinol ít gây kích ứng nhất nhưng chỉ có hiệu quả se khít lỗ chân lông và chống lão hóa. Ví dụ như retinol 0,01%, 0,025%.

Retinol 0,5%

Với nồng độ này, retinol có thể xử lý các vấn đề về da khó hơn như: sẹo, nám, nếp nhăn. Với nồng độ này, retinol dùng để đặc trị lỗ chân lông to, chống lão hóa và giảm mụn ẩn. Sản phẩm sẽ chống sưng viêm, kháng khuẩn, mờ sẹo thâm mụn và tái tạo collagen. Retinol 0,5% sẽ giúp giảm sự kích ứng, dịu da hơn nồng độ cao.

Retinol 1%

Đây là loại retinol nồng độ cao, ổn định và mang lại hiệu quả cao hơn retinol 0,5%. Sản phẩm phù hợp với các tình trạng da lão hóa, có nhiều nếp nhăn sâu, giúp da căng mịn và sáng khỏe. Các vấn đề về lỗ chân lông to và có mụn ẩn. Tuy nhiên nồng độ này khá cao nên dễ gây kích ứng, đặc biệt thận trọng với những bạn có làn da nhạy cảm.

Retinol có tác dụng gì?

1. Retinol trị mụn

Các nghiên cứu cho thấy trị mụn bằng retinol là an toàn và hiệu quả. Retinol có tác dụng đặc hiệu và hiệu quả cao với các tình trạng mụn nặng và mụn trứng cá.

Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá do tế bào chết và tuyến bã nhờn bít tắc lỗ chân lông. Bởi vậy da dễ tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn dẫn đến viêm da và gây mụn. Retinol trị mụn do có cùng lúc 3 tác dụng: giảm tiết bã nhờn, chống viêm, tiêu sừng. Chất này có thể trị được nhiều loại mụn như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nhọt, u nang,… Với các tình trạng mụn trứng cá nặng có thể cần đến loại retinol nồng độ cao và loại này cần được bác sĩ kê đơn.

2. Giúp đều màu da

Retinol có thể cải thiện nám, tàn nhang và vết thâm mụn, giúp da đều màu. Do chất này có thể thâm nhập vào sâu vào lớp sừng và ngăn chặn quá trình tạo sắc tố.

Theo nghiên cứu, retinol 0,3% và 0,5% có thể làm giảm tình trạng tăng sắc tố và không đều màu da sau 8 tuần. Nghiên cứu cũng chỉ ra lựa chọn điều trị này là an toàn và hiệu quả.2

Tuy nhiên, những người da càng sẫm màu càng nên thận trọng tính kích ứng của retinol. Bạn nên bắt đầu từ nồng độ thấp và tăng dần kèm theo dõi tình trạng da.

3. Retinol chống lão hóa

Retinol có tác dụng chống lão hóa, làm săn chắc da do tăng cường sản xuất collagen. Nguyên nhân do khi thấm vào da, retinol chuyển thành axit retinoic. Đây là chất thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và ngăn chặn sự phân hủy collagen. Nhờ tăng cường collagen giúp thúc đẩy độ đàn hồi của da, giảm nếp nhăn và săn chắc da. Đặc biệt thường được sử dụng giảm nếp nhăn quanh mắt và trên cổ.

Nên dùng retinol thế nào là hợp lý?

Để giảm mụn và nếp nhăn chỉ cần bôi retinol thành một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị. Lưu ý tránh bôi sang vùng da lành và các vùng da nhạy cảm như mắt, niêm mạc mũi. Trường hợp để hoạt chất dính vào mắt cần rửa ngay nhiều lần bằng nước sạch.

Chỉ bôi vừa đủ và đúng số lần quy định vì tăng lượng retinol sẽ tăng nguy cơ kích ứng. Khi tình trạng mụn được cải thiện, bạn nên giảm số lần bôi và tránh dùng thêm các sản phẩm chứa retinol khác.

Dùng Retinol bao lâu có tác dụng?

Thời gian tác dụng của retinol còn phụ thuộc tình trạng da và loại nồng độ bạn dùng. Lúc mới dùng, một số người có thể không thấy cải thiện hoặc có biểu hiện tệ hơn. Tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng vì nhìn chung sau 4 tuần mới thấy rõ được sự khác biệt. Và có thể phải đợi 12 tuần bạn mới thấy được hiệu quả trị mụn.

Retinol có thể phối hợp cùng kháng sinh với tình trạng mụn vừa cho đến nặng nhưng chỉ giới hạn dùng kháng sinh trong 12 tuần.3 Và không được tự ý ngưng retinol khi phối hợp với kháng sinh.

Một số loại Retinol phổ biến hiện nay và giá

Hiện nay retinol nồng độ dưới 2% xuất hiện rất nhiều trong các loại mỹ phẩm trijmunj và chăm sóc da. Một số sản phẩm phổ biến như:

Kem Obagi Retinol 0,5%: giá tham khảo là 1.620.000 đồng cho 1 tuýp 28g.

obagi retinol 0.5
Obagi Retinol 0,5%

Clinical Paula’s Choice 1% Retinol Treatment: có giá 1.459.000 đồng.

Clinical Paula's Choice 1% Retinol Treatment
Clinical Paula’s Choice 1% Retinol Treatment

Paula’s Choice Resist 1% Retinol Booster: được bán với giá 1.279.000 đồng cho 15 ml.

Paula’s Choice Resist 1% Retinol Booster
Paula’s Choice Resist 1% Retinol Booster

Kem dưỡng da chứa retinol Neutrogena Healthy Skin 0,025% retinol: giá bán là 369.000 cho 1 tuýp 40g.

Neutrogena Healthy Skin 0,025% retinol
Neutrogena Healthy Skin 0,025% retinol

Giá của các sản phẩm trên có thể thay đổi tùy từng thời điểm.

Những lưu ý cần nắm khi dùng Retinol

  • Cần lựa chọn loại retinol phù hợp với tình trạng mụn, nếp nhăn và độ nhạy cảm của da. Nên bắt đầu với retinol nồng độ thấp và nâng dần nồng độ nếu da bạn phù hợp.
  • Sử dụng retinol trong thời gian dài với nồng độ cao có thể gặp một số tác dụng phụ như: Khô da quá mức, kích ứng, mẩn ngứa,…
  • Retinol sẽ làm da tăng nhạy cảm với ánh nắng. Do đó, trong thời gian sử dụng bạn cần bôi thêm kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên và chủ động phòng tránh tia UV.
  • Không nên dùng chung retinol với các sản phẩm chứa retinol khác hoặc có tính axit tẩy tế bào.

Retinol là hoạt chất được lựa chọn phổ biến để trị mụn, chống lão hóa và chăm sóc da. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách ngược lại khiến da bạn bị kích ứng và nổi mụn nhiều hơn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ retinol là gì và biết cách sử dụng retinol hợp lý nhất để có một làn da khỏe mạnh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. How to prevent premature skin aginghttps://www.aad.org/news/prevent-premature-skin-aging

    Ngày tham khảo: 01/10/2021

  2. A Clinical Anti-Ageing Comparative Study of 0.3 and 0.5% Retinol Serums: A Clinically Controlled Trialhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32428912/

    Ngày tham khảo: 01/10/2021

  3. Expert Committee Recommendations for Acne Managementhttps://publications.aap.org/pediatrics/article-abstract/118/3/1188/69419/Expert-Committee-Recommendations-for-Acne

    Ngày tham khảo: 01/10/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người