YouMed

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Cần hỏi bác sĩ những gì?

bác sĩ đào thị thu hương
Tác giả: Bác sĩ Đào Thị Thu Hương
Chuyên khoa: Nội thần kinh

Vì bệnh Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Cho nên bạn cần đến khám bác sĩ Tâm thần hoặc chuyên gia Tâm lý để được đánh giá và điều trị. Vậy khi đến khám bệnh nên hỏi bác sĩ những gì? Mời bạn cùng Bác sĩ Đào Thị Thu Hương tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Chuẩn bị gì trước khi đi khám Rối loạn ám ảnh cưỡng chế?

Để chuẩn bị cho buổi khám bệnh, hãy nghĩ về nhu cầu và mục tiêu điều trị của bạn. Lập danh sách bao gồm:

  • Các triệu chứng mà bạn nhận thấy, kể cả các triệu chứng có vẻ không liên quan đến lý do bạn đi khám.
  • Thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm những căng thẳng hoặc thay đổi trong cuộc sống của bạn gần đây.
  • Tất cả các loại thuốc, vitamin, thảo dược hoặc các chất bổ sung mà bạn đang dùng, cũng như liều lượng của chúng.
  • Những câu hỏi bạn muốn hỏi bác sĩ để bạn có thể tận dụng tối đa thời gian cho buổi khám bệnh.

Một số câu hỏi về Rối loạn ám ảnh cưỡng chế bạn có thể hỏi bác sĩ

  • Bác sĩ có nghĩ rằng tôi bị Rối loạn ám ảnh cưỡng chế không?
  • Triệu chứng của tôi cần được điều trị như thế nào?
  • Những loại thuốc nào có thể được dùng?
  • Điều trị phòng ngừa có giúp ích không? Trong thời gian bao lâu?
  • Tôi cần làm gì để giúp chính mình?
  • Có bất kỳ tài liệu hoặc trang web nào để tôi có thể tìm hiểu về bệnh của mình không?

Đừng ngần ngại đặt bất kỳ câu hỏi nào khác trong buổi khám bệnh.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn những gì?

Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi. Chuẩn bị trước câu trả lời giúp bạn dành thời gian để hỏi những điều mà bạn quan tâm hơn. Bác sĩ có thể hỏi:

  • Bạn có những suy nghĩ lặp đi lặp lại trong đầu nhiều lần mặc dù bạn đã cố gắng bỏ qua chúng không?
  • Bạn có sắp xếp mọi thứ theo một cách nhất định không?
  • Bạn có phải rửa tay, đếm đồ vật hoặc kiểm tra mọi thứ liên tục lặp đi lặp lại không?
  • Khi nào các triệu chứng của bạn xuất hiện?
  • Các triệu chứng diễn ra liên tục hay thoáng qua?
  • Điều gì có thể giúp cải thiện hoặc làm trầm trọng các triệu chứng của bạn?
  • Diều này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn như thế nào?
  • Trong một ngày, bạn dành bao nhiêu thời gian cho những suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế?
  • Gia đình bạn có ai bị bệnh về tâm thần không?
  • Bạn có từng trải qua chấn thương hoặc căng thẳng lớn nào không?

Với bài viết trên, hi vọng bạn đã có được sự chuẩn bị thật tốt cho buổi khám bệnh của mình. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Mời bạn xem thêm:

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Obsessive-compulsive disorder (OCD)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/obsessive-compulsive-disorder/diagnosis-treatment/drc-20354438

    Ngày tham khảo: 21/04/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người