YouMed

Rối loạn đường huyết trẻ em: phụ huynh chớ xem thường

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Rối loạn đường huyết trẻ em là bệnh lý xảy ra đối với các trẻ nhỏ. Bệnh do bất thường trong quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể, gây ra tăng hay hạ đường huyết. Tình trạng diễn tiến lâu ngày gây những bệnh lý thật sự, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy, bệnh có nặng nề không và chẩn đoán như thế nào? Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Chí Hiếu tìm hiểu ngay!

Đường huyết và rối loạn đường huyết là gì?

Đường hay còn gọi là glucose được chuyển hóa liên tục trong cơ thể. Insulin và glucagon là hai hormone của tuyến tụy đảm bảo sự điều hòa ổn định của đường. Rối loạn đường huyết xảy ra khi có sự mất cân bằng của hai hormone này thường xuyên.

Bệnh lý rối loạn đường huyết trẻ em khi có sự tăng hay giảm đường huyết một cách bất thường. Mặc dù đường huyết luôn thay đổi tùy theo thời gian, bữa ăn, vận động trong ngày. Song, vẫn có ngưỡng giới hạn bình thường của đường huyết tại từng thời điểm. Các trị số thể hiện đường huyết bình thường là:

  • Đường huyết được đo bất kể thời gian: > 70 mg/dl và < 200 mg/dl.
  • Đường huyết sau nhịn ăn ít nhất 8h: > 70 mg/dl và < 126 mg/dl.

Ngoài các ngưỡng này, bệnh nhân cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để có chẩn đoán chắc chắn. Chẩn đoán bệnh nên kết hợp giữa kết quả xét nghiệm và triệu chứng phù hợp của bệnh nhân.

Các triệu chứng thường gặp

Tùy vào bệnh lý mà người bệnh đang mắc mà triệu chứng khác nhau. Rối loạn đường huyết trẻ em nhẹ có thể không có triệu chứng và được chẩn đoán qua các xét nghiệm tình cờ. Tuy nhiên, những trường hợp nặng sẽ có những triệu chứng gây đe dọa tính mạng. Các triệu chứng thường gặp là:

Triệu chứng hạ đường huyết

  • Run rẩy, co giật.
  • Chóng mặt.
  • Đổ mồ hôi nhiều.
  • Đói bụng.
  • Đau đầu.
  • Kích thích.
  • Da xanh xao.
  • Thay đổi tâm trạng, hành vi.
  • Mất tập trung, cử động không chính xác.
  • Lú lẫn.
  • Ngứa quanh miệng.
  • Thường gặp ác mộng.

    Bệnh có thể gây cho trẻ cảm giác chóng mặt, choáng váng
    Bệnh có thể gây cho trẻ cảm giác chóng mặt, choáng váng

Triệu chứng tăng đường huyết

  • Nhìn mờ.
  • Mau mệt mỏi.
  • Sụt cân.
  • Khát nước và uống nhiều nước.
  • Đi tiểu nhiều và thường xuyên.
  • Có vùng da sậm màu.

Những triệu chứng trên có thể không ảnh hưởng hoặc rất ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bệnh xảy ra thường xuyên dễ gây ra các biến chứng và di chứng không hồi phục; hơn nữa, tác động lớn đến sự phát triển thể chất và tâm thần.

Chẩn đoán rối loạn đường huyết trẻ em

Xét nghiệm chẩn đoán rối loạn đường huyết ở trẻ em

Kết quả xét nghiệm đường huyết phụ thuộc nhiều vào phương pháp và thời gian lấy máu. Ngoài đo đường máu sau ăn và nhịn ăn, thử nghiệm dung nạp glucose và HbA1c rất có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lý tăng đường huyết.

Trẻ hạ đường huyết khi < 70 mg/dl và bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.

Trẻ tăng đường huyết khi:

  • Đường huyết bất kỳ > 200 mg/dl.
  • Đường huyết sau nhịn ăn > 126 mg/dl.
  • Đường huyết đo sau 2h thử nghiệm dung nạp glucose > 200 mg/dl.
  • HbA1c > 6.5%.

Xét nghiệm tầm soát biến chứng

Chỉ định loại xét nghiệm nào để chẩn đoán rối loạn đường huyết trẻ em tùy thuộc vào sự đánh giá của bác sĩ. Hơn nữa, đo đường cũng có thể thực hiện tại nhà bằng dụng cụ đo cá nhân. Tuy nhiên, khi được kiểm tra tại bệnh viện, ngoài xét nghiệm glucose máu, người bệnh sẽ được làm thêm các kiểm tra tầm soát biến chứng bệnh như:

  • Đo huyết áp.
  • Kiểm tra mỡ máu.
  • Chức năng gan và thận.
  • Khám và đánh giá sự tăng trưởng và phát triển.
  • Đánh giá nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang và ngưng thở khi ngủ.

    Đo huyết áp cho trẻ là một phần nội dung thăm khám quan trọng
    Đo huyết áp cho trẻ là một phần nội dung thăm khám quan trọng

Những đối tượng dễ mắc

Dù bệnh ít gặp, nhưng nếu có, một số trẻ là đối tượng dễ mắc rối loạn đường huyết trẻ em nhiều hơn.

  • Trẻ thừa cân, béo phì.
  • Trẻ có cân nặng khi sinh thấp.
  • Trẻ có mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ.
  • Trẻ có người thân trong gia đình mắc đái tháo đường.
  • Trẻ có các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hội chứng ngưng thở khi ngủ, buồng trứng đa nang, gan nhiễm mỡ,
  • Trẻ lười vận động.

Những trẻ em có một trong các vấn đề trên nên được tầm soát sát sao hơn để phát hiện và tư vấn kịp thời. Điều này giúp phòng ngừa diễn tiến bệnh và ước lượng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.

Những biến chứng nguy hiểm

Phụ huynh nên thường xuyên theo dõi và chú ý các bất thường ở trẻ để điều trị bệnh sớm. Rối loạn đường huyết trẻ em không được điều trị dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm dù là sớm hay muộn. Trẻ mắc bệnh có thể xảy ra các vấn đề sau:

  • Nhiễm toan chuyển hóa.
  • Hạ đường huyết nặng gây li bì, lơ mơ, lú lẫn.
  • Các bệnh lý mạch máu như, mạch máu võng mạc, thận, tim mạch, gây ra mất thị giác, suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quị tương ứng.
  • Các bệnh lý dây thần kinh và não bộ.

Trẻ mắc một trong các biến chứng trên đều rất nặng nề và có thể để lại di chứng lâu dài về sau. Rối loạn đường huyết trẻ em lâu ngày cũng gây ra chậm phát triển tâm thần kinh, ảnh hưởng đến tư duy của trẻ.

Phụ huynh nên thường xuyên theo dõi sức khỏe con trẻ, nhất là tình trạng đường huyết
Phụ huynh nên thường xuyên theo dõi sức khỏe con trẻ, nhất là tình trạng đường huyết

Khi nào cần điều trị bệnh?

Bệnh nên được điều trị sớm ngay từ khi được chẩn đoán. Thậm chí các phương pháp điều trị có thể được áp dụng đối với những trẻ có nguy cơ từ trước khi bệnh xảy ra.

  • Hạ đường huyết có thể hồi phục sau khi trẻ được bù đường hợp lý, có thể là những thức ăn ngọt như bánh, kẹo. Nặng nề hơn, trẻ phải nhập viện điều trị.
  • Tăng đường huyết nên được điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ, tránh các nguy cơ bệnh tiến triển và xảy ra biến cố.

Rối loạn đường huyết trẻ em trẻ em có thể xảy ra những biến chứng nặng nề không hồi phục. Song, bệnh thường ít gặp, chỉ xảy ra với một vài đối tượng đặc biệt. Phụ huynh cần chú ý cho trẻ đi khám bệnh tầm soát định kỳ hàng năm hoặc ngay khi có các triệu chứng bất thường. Nếu có thắc mắc nào, đừng ngại gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Hypoglycemia in Childrenhttps://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=hypoglycemia-in-children-90-P01960

    Ngày tham khảo: 23/07/2021

  2. Diabetes Mellitus (DM) in Children and Adolescents https://www.msdmanuals.com/home/children-s-health-issues/hormonal-disorders-in-children/diabetes-mellitus-dm-in-children-and-adolescents#v21912475 

    Ngày tham khảo: 23/07/2021

  3. Type 2 diabetes in childrenhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes-in-children/diagnosis-treatment/drc-20355324

    Ngày tham khảo: 23/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người