YouMed

Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu đơn giản hay phức tạp

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Lipid là một trong những thành phần không thể thiếu của cơ thể. Rối loạn chuyển hóa lipid máu là những bệnh lý liên quan đến bất thường nồng độ lipid trong máu. Điều trị bệnh chủ yếu phải tập trung vào nguyên nhân của nó. Vậy, điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu như thế nào? Hãy cùng ThS.BS Vũ Thành Đô giải đáp câu hỏi qua bài viết sau.

Lipid và rối loạn chuyển hóa lipid máu là gì?

Lipid là chất hữu cơ của mọi cơ thể sống, nó có mặt ở mọi tế bào của cơ thể. Vì vậy lipid là một phần cấu tạo quan trọng bên cạnh đường và đạm. Vai trò của lipid rất đa dạng:

  • Là nguồn dữ trữ năng lượng, có hàm lượng calorie cao nhất trong tất cả các chất dinh dưỡng.
  • Cấu tạo nên màng các tế bào.
  • Xây dựng hệ thống miễn dịch.
  • Dung môi hòa tan các vitamin tan trong chất béo.
  • Mỡ lipid dưới da giúp giữ ấm cơ thể.
  • Điều hòa phản ứng viêm, đông máu, là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng.
  • Nguyên liệu chính để tạo ra một số hormone và enzyme.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là quá trình điều hòa lipid máu bị rối loạn. Điều này làm tăng nguy cơ tổn thương nhiều cơ quan nội tạng, đặc biệt là tim và não. Phần lớn người bệnh không có triệu chứng gì cho tới khi vô tình phát hiện khi xét nghiệm định kỳ.

  • Giảm HDL-cholesterol máu.
  • Tăng cholesterol, triglycerides, LDL-cholesterol máu.

    Xét nghiệm cholesterol máu là một phần của xét nghiệm lipid máu
    Xét nghiệm cholesterol máu là một phần của xét nghiệm lipid máu

Những nguyên nhân gây bệnh

Để điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu, trước hết cần phải tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh. Vì nếu kiểm soát được nguyên nhân, sẽ kiểm soát được lipid máu. Một số bệnh lý có thể gây rối loạn lipid máu có thể kể đến là:

  • Tiểu đường.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Các bệnh lý gan.
  • Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang.
  • Bệnh suy giáp.
  • Hội chứng Cushing.
  • Các bệnh lý thận.
  • Người đang uống thuốc như thuốc lợi tiểu,…

Những bệnh lý này không thể điều trị dứt điểm song có thể kiểm soát ổn định. Tuy nhiên, rối loạn lipid máu vẫn xảy ra ở những người không mắc bệnh nhưng thường xuyên có hành vi gây bất lợi cho sức khỏe như:

  • Nghiện hút thuốc lá.
  • Ăn thực phẩm giàu chất béo.
  • Ít vận động, tập thể dục, bất động lâu ngày.
  • Uống rượu nhiều.
  • Ít ăn rau củ quả, trái cây,…

Rất ít khi, bệnh lý do khiếm khuyết gene hay di truyền, gây rối loạn lipid máu. Khi đó bệnh có thể gây thành hội chứng, thường nặng nề hơn so với những người bệnh khác.

Triệu chứng của bệnh

Một phần công việc trong điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu là điều trị triệu chứng bệnh. Hầu hết bệnh thường không gây ra triệu chứng cho tới khi nó biến chứng lên các cơ quan khác. Những triệu chứng nhẹ do rối loạn lipid máu là:

  • U vàng trên da xuất hiện những vùng gân, khớp ở bàn chân, bàn tay,…
  • Mảng da màu vàng vùng mí mắt.
  • Giác mạc mắt xuất hiện vòng cung màu trắng

Dù triệu chứng không gây ảnh hưởng nặng nề lên sinh hoạt của người bệnh, nhưng dấu hiệu của chúng biểu hiện tình trạng rối loạn lipid máu nặng. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây ra xơ vữa động mạch – nguyên nhân hàng đầu gây tắc nghẽn mạch máu. Nó gây ra những biến chứng có thể ảnh hưởng lên tính mạng người bệnh.

  • Tăng huyết áp.
  • Nhồi máu hay xuất huyết não.
  • Huyết khối thành mạch.
  • Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim.
  • Phình mạch máu.

Nếu được điều trị kịp thời, bệnh vẫn có nguy cơ để lại di chứng về sau.

Điều trị bệnh như thế nào?

Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu tốt nhất là nên ngăn chặn nguy cơ diễn tiến đến các biến chứng. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh hãy tự đến bệnh viện để theo dõi định kỳ.

Mục đích của điều trị bệnh là kiểm soát nồng độ lipid máu và tầm soát các triệu chứng mà nó gây ra. Điều trị bệnh được phân thành ba mức độ tùy thuộc vào giai đoạn và triệu chứng mà bệnh gây ra.

Điều trị nguyên nhân

Rối loạn lipid máu có thể do rất nhiều bệnh lý gây ra. Do vậy, kiểm soát tốt bệnh lý nền là một phần trong kiểm soát lipid máu. Người bệnh sau khi được chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid nên được làm một số xét nghiệm cơ bản tìm nguyên nhân. Những xét nghiệm định hướng nguyên nhân thường gặp là như: xét nghiệm máu, đường huyết, huyết áp, chức năng gan, thận, tuyến giáp,… Bệnh nhân sẽ được tư vấn giới thiệu khám chuyên khoa tương ứng với bệnh lý nguyên nhân.

Xét nghiệm chức năng gan giúp tìm nguyên nhân bệnh
Xét nghiệm chức năng gan giúp tìm nguyên nhân bệnh

Điều trị kiểm soát lipid máu

Những bệnh nhân không tìm được nguyên nhân nhưng có nguy cơ cao xảy ra các biến cố tắc mạch sẽ được điều trị thuốc kiểm soát lipid máu.

  • Statins giúp hạn chế tạo cholesterol trong máu.
  • Thuốc hấp thu cholesterol và giảm tác hại của chúng.
  • Thuốc kết hợp acid mật hạn chế ruột hấp thu cholesterol.
  • Fibrates giúp hạ triglyceride máu.

Các thuốc này có thể kết hợp trong quá trình điều trị nguyên nhân nền của người bệnh.

Kiểm soát bằng thay đổi lối sống

Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu bằng biện pháp thay đổi lối sống luôn được khuyến cáo với tất cả người bệnh. Không những giúp kiểm soát nồng độ lipid máu mà còn giúp ổn định bệnh nguyên nhân. Người bệnh cần lưu ý:

  • Tập thể dục đều đặn.
  • Giữ cân nặng lý tưởng.
  • Xây dựng chế độ ăn phù hợp.
  • Không hút thuốc lá.
  • Giảm rượu bia.

    Tập thể dục đều đặn giúp ổn định mỡ máu trong cơ thể
    Tập thể dục đều đặn giúp ổn định mỡ máu trong cơ thể

Những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn

Người mắc bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thay đổi chế độ ăn là một phần quan trọng trong kiểm soát và điều trị bệnh.

  • Ăn nạc với lượng vừa phải.
  • Thay chất béo no bằng chất béo không no.
  • Ăn thực phẩm nướng thay vì rán.
  • Bổ sung rau củ, trái cây trong bữa ăn.
  • Ăn thịt bỏ mỡ và da.
  • Ăn thức ăn ít béo.
  • Hạn chế thức ăn nhanh.

Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu không khó khăn đối với những người mức độ nhẹ. Tuy nhiên, ngay cả không bị bệnh, bạn cũng nên khám bệnh tổng quát định kỳ để phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn cần được tư vấn trong quá trình điều trị.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Talking to Your Doctor About Lipid Disordershttps://www.winchesterhospital.org/health-library/article?id=19747

    Ngày tham khảo: 04/07/2021

  2. What Are Lipids? https://med.libretexts.org/Courses/American_Public_University/APUS%3A_An_Introduction_to_Nutrition_(Byerley)/Text/04%3A_Lipids/4.02%3A_What_Are_Lipids%3F

    Ngày tham khảo: 04/07/2021

  3. Lipid Disorder: What You Should Know About High Blood Cholesterol and Triglycerideshttps://www.healthline.com/health/high-cholesterol/lipid-disorder#treatment

    Ngày tham khảo: 04/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người