YouMed

Rối loạn hấp thu thực phẩm do hạn chế

Bác sĩ PHAN THỊ HOÀNG YẾN
Tác giả: Bác sĩ Phan Thị Hoàng Yến
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Đó là tên Việt hóa của một hội chứng viết tắt ARFID (Avoidant/Restrictive Food Intake Disorder). Một cái tên khá xa lạ với cộng đồng người Việt nói chung. Tuy nhiên, đây là một rối loạn tâm lý thường gặp, đôi khi cần phải điều trị. Do đó, hãy cùng nhau tìm hiểu về rối loạn tâm lý/tâm thần ARFID? Cũng như các biểu hiện của nó? Cách nhận ra ARFID? Và phương hướng điều trị chung của nó nhé.

>> Bạn đang lo lắng vì con thường xuyên ốm đau. Việc ốm đau thường xuyên khiến con lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là hệ miễn dịch. Để tăng cường miễn dịch có rất nhiều cách khác nhau.

1. Rối loạn hấp thu thực phẩm do hạn chế là gì?

Rối loạn hấp thu thực phẩm do né tránh, hạn chế  là một rối loạn ăn uống đặc trưng bởi ăn rất ít thực phẩm hoặc tránh ăn một số thực phẩm nhất định. Nó không bao gồm trường hợp sợ béo – hình ảnh cơ thể bị xấu đi.

Rối loạn hấp thu thực phẩm do né tránh/hạn chế  có thể gây giảm cân đáng kể, tăng trưởng chậm hơn dự kiến ​​ở trẻ em. Dẫn đến trẻ khó tham gia các hoạt động xã hội bình thường và đôi khi thiếu hụt dinh dưỡng đe dọa tính mạng!!!.

Các bác sĩ dựa trên chẩn đoán về lượng thức ăn bị hạn chế và ảnh hưởng của nó sau khi họ loại trừ các nguyên nhân khác gây ra ăn rất ít ở trẻ.

Liệu pháp hành vi nhận thức từ chuyên gia tâm lý có thể giúp trẻ học cách ăn bình thường và giúp chúng cảm thấy bớt lo lắng về những gì ăn vào.

Rối loạn hấp thu thực phẩm do né tránh/hạn chế  thường bắt đầu trong thời thơ ấu

Ban đầu rối loạn này có thể giống với việc kén ăn thường gặp trong giai đoạn đầu đời. Ví dụ, trẻ em có thể từ chối ăn một số loại thực phẩm hoặc thực phẩm có màu sắc, tính nhất quán hoặc mùi nhất định.

Tuy nhiên, việc kén ăn thường chỉ liên quan đến một vài loại thực phẩm. Và những trẻ em kén ăn vẫn có cảm giác thèm ăn bình thường. Chúng vẫn ăn đủ thức ăn nói chung và tăng trưởng và phát triển bình thường. Khác biệt hẳn so với những trẻ mắc phải ARFID.

Những trẻ có Rối loạn hấp thu thực phẩm do né tránh/hạn chế  có thể không ăn vì:

  • Chúng mất hứng thú với việc ăn.
  • Hoặc vì chúng nghĩ rằng ăn có hậu quả có hại.

Do đó, trẻ có thể tránh một số loại thực phẩm vì màu sắc, tính nhất quán hoặc mùi của chúng.

2. Rối loạn hấp thu thực phẩm do né tránh hay hạn chế có thường gặp hay không?

Thật sự khó xác định tỷ lệ này là bao nhiêu trong cộng đồng. Nó có thể rất khác nhau ở từng quốc gia, chủng tộc. Ở Mỹ, một nghiên cứu cho thấy có khoảng 3% trẻ từ 8 – 13 tuổi mắc phải rối loạn này.

Những nghiên cứu khác ở Mỹ và Canada cho rằng, con số này có thể đạt 5 – 15%.

Nhưng cũng có nghiên cứu khác cho thấy nó chưa tới 1%.

Thông thường, ARFID gặp ở những trẻ < 12 tuổi, và thường là nam giới hơn nữ giới.

Có thể bởi vì thói quen ăn uống, thực phẩm vùng miền cũng như phương pháp cho con ăn ở từng nơi khác nhau, do đó, không thể nói chính xác về tần suất thường gặp của ARFID.

Người ta thấy rằng, ARFID có thể kéo dài liên tục từ bé đến khi trưởng thành.

3. Triệu chứng của rối loạn hấp thu thực phẩm do né tránh hay hạn chế là gì?

Những trẻ bị rối loạn ăn uống hạn chế / hạn chế ăn rất ít và / hoặc tránh ăn một số thực phẩm nhất định. Họ có thể ăn ít đến mức giảm một lượng cân nặng đáng kể. Trẻ bị rối loạn có thể không phát triển như mong đợi. BMI của những trẻ 8 – 18 tuổi bị ARFID thường rơi vào mức rất thấp, chỉ khoảng 16 kg/m2. Ngoài ra, mật độ xương cốt của những trẻ bị rối loạn này thường kém, có thể bị còi xương.

Thiếu hụt dinh dưỡng, vi chất ở trẻ là phổ biến và có thể nặng đến mức trở nên đe dọa tính mạng.

Do vấn đề của trẻ với việc ăn uống, những trẻ mắc chứng rối loạn này có thể gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động xã hội bình thường. Chẳng hạn như ăn uống và duy trì mối quan hệ với người khác. Ngoài ra, những trẻ bị ARFID thường có kèm các rối loạn tâm thần khác như:

Rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm.

Những triệu chứng về tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón).

Nuốt sặc, nôn ói cũng hay gặp.

Đôi khi còn có trẻ bị dị ứng thức ăn.

Lên đến 1/3 số trẻ bị ARFID phải nhập viện vì các rối loạn dinh dưỡng trở ảnh hưởng nặng nề lên cơ thể chúng.

4. Chẩn đoán rối loạn hấp thu thực phẩm do né tránh hay hạn chế như thế nào?

  • Đánh giá của bác sĩ.
  • Các xét nghiệm để kiểm tra rối loạn bệnh lý khác.
  • Đánh giá các rối loạn tâm thần khác.

Các bác sĩ nghi ngờ rối loạn ăn uống hạn chế / hạn chế ở những người tránh ăn hoặc ăn rất ít và có một hoặc nhiều điều sau đây:

  • Giảm cân đáng kể hoặc, ở trẻ em, không tăng trưởng như mong đợi.
  • Thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng.
  • Sự cần thiết phải cho ăn qua ống hoặc bổ sung dinh dưỡng bằng thuốc.
  • Khó khăn trong quá trình trưởng thành, đặc biệt khi tham gia các hoạt động xã hội bình thường và tương tác với người khác.

Khi mọi người ăn ít đến mức giảm cân và dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, các bác sĩ thường làm các xét nghiệm cho các rối loạn thể chất, bệnh lý có thể gây ra vấn đề như vậy.

Các rối loạn bệnh lý gây giảm cân thường bao gồm:

Các bác sĩ cũng xem xét các rối loạn tâm thần khác đôi khi có thể dẫn đến giảm cân, chẳng hạn như:

  • Các rối loạn ăn uống khác (đặc biệt là chán ăn tâm thần hoặc bulimia neurosa).
  • Trầm cảm.
  • Tâm thần phân liệt.

Các bác sĩ sẽ không chẩn đoán rối loạn hấp thu thực phẩm do né tránh/hạn chế nếu trẻ hạn chế ăn vì:

  • Thức ăn không có sẵn.
  • Do là một phần của truyền thống văn hóa địa phương (như ăn chay theo tôn giáo).
  • Thông thường, các bác sĩ cũng không chẩn đoán rối loạn hấp thu thực phẩm do né tránh/hạn chế nếu họ được xác định mắc phải một rối loạn tâm thần, bệnh lý khác hoặc do tác dụng phụ của điều trị (như xạ trị hoặc hóa trị liệu).

5. Điều trị ARFID

Đối với những trẻ em và thanh thiếu niên mắc ARFID, thực sự thì không có nghiên cứu thực nghiệm để hướng dẫn điều trị. Phần lớn, những rối loạn này đòi hỏi cần lên kế hoạch cho từng cá nhân để giải quyết vấn đề ăn uống một cách cụ thể. Nói cách khác, để điều trị ARFID cần cá thể hóa từng đối tượng.

Người ta thấy rằng việc sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi và những hỗ trợ tích cực từ gia đình có thể hữu ích.

Liệu pháp nhận thức hành vi

Bằng việc hỗ trợ của một chuyên gia về tâm lý trẻ em, họ sẽ giúp con bạn thực hiện liệu pháp này.

Liệu pháp hành vi nhận thức có thể được sử dụng để giúp trẻ mắc rối loạn hấp thu thực phẩm do né tránh/hạn chế học cách ăn uống bình thường. Nó có thể giúp trẻ cảm thấy bớt lo lắng về những gì chúng ăn.

Ngoài ra, khi xác nhận trẻ có những rối loạn dinh dưỡng nặng nề cần cho trẻ nhập viện. Việc bổ sung dinh dưỡng sớm và phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều.

6. Kết luận

Rối loạn hấp thu thực phẩm do né tránh/hạn chế là một rối loạn tâm lý không thường gặp. Tuy nhiên nó có thể mang lại hậu quả rất lớn cho trẻ.

Những năm tháng thanh thiếu niên của trẻ nan có tốc độ phát triển rất tối ưu. Khi bị mắc phải ARFID, đặc biệt khi phát hiện trễ sẽ làm trẻ bị mất thời gian vàng này.

Loãng xương, suy dinh dưỡng, còi cọc là thường gặp ở trẻ. Cần theo dõi cân nặng của trẻ để phát hiện và điều trị sớm ARFID.

Ngoài ARFID còn có rất nhiều rối loạn về bệnh lý hoặc tâm thần khác có thể gây ra ăn ít, chậm tăng cân thậm chí là giảm cân. Do đó cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để có hướng chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

>> Bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm. Axit dạ dày không chỉ giúp phá vỡ thức ăn làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi mà còn có thể tiêu diệt vi trùng.

Bác sĩ Phan Thị Hoàng Yến 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • Practice Parameter for the Assessment and Treatment of Children and Adolescents With Eating Disorders, JOURNAL OF THE AMERICAN ACADEMY OF CHILD & ADOLESCENT PSYCHIATRY  VOLUME 54 NUMBER 5 MAY 2015.
  • DSM 5 Feeding and Eating Disorders.
  • Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người