YouMed

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid): Chuẩn đoán và điều trị

Chuyên viên tâm lý NHIÊU QUANG THIỆN NHÂN
Tác giả: Chuyên viên tâm lý Nhiêu Quang Thiện Nhân
Chuyên khoa: Tâm thần

Những cá nhân có xu hướng rất không tin tưởng vào người khác và nghi ngờ về động cơ của mọi người. Họ có thường có niềm tin cực đoan rằng ai đó luôn tìm cách hãm hại mình. Đó là những nét đặc trưng của một rối loạn nhân cách, gọi là nhân cách hoang tưởng (Paranoid Personality Disorder). Nhưng không hẳn bất kỳ ai có những đặc trưng trên đều mắc rối loạn nhân cách hoang tưởng. Để hiểu hơn, chúng ta hãy cùng đến với bài viết.

Rối loạn nhân cách hoang tưởng là gì?

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (paranoid) là một rối loạn sức khỏe tâm thần, thuộc nhóm A (nghi ngờ) rối loạn nhân cách. Trong đó đặc trưng bởi:

  • Hành vi của một người có vẻ kỳ lạ hoặc bất thường khi cư xử với người khác.
  • Rất nghi ngờ người khác, không tin vào động cơ của người khác và tin rằng người khác muốn làm hại họ. 
  • Đôi khi miễn cưỡng tâm sự với người khác những nội dung mang tính hận thù, hạ thấp hoặc đe dọa trong những bình luận hay sự kiện thường nhật. 

Những người mắc rối loạn nhân cách hoang tưởng (paranoid) cũng có thể nhanh chóng cảm thấy tức giận và thù địch với người khác. Và chỉ khi những đặc trưng tính cách này trở nên kém linh hoạt hay có khả năng làm suy yếu đi đáng kể các chức năng sống của họ và làm cho người đó có cảm thấy đau khổ thì rối loạn mới được xác định.

Rối loạn nhân cách hoang tưởng là gì?

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid Personality Disorder) đặc trưng bởi xu hướng rất không tin tưởng vào người khác và nghi ngờ về động cơ của mọi người

Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhân cách hoang tưởng

Theo như DSM-5, rối loạn nhân cách hoang tưởng cần phải bao gồm có đa phần (hơn 4 tiêu chuẩn). Nó thường bắt dầu sớm ở tuổi trưởng thành và thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

  • Nghi ngờ không có cơ sở rằng những người xung quanh đang làm hại và lừa họ.
  • Luôn nghi ngờ thiếu cơ sở về lòng chân thành của những người bạn hoặc đối tác của họ.
  • Luôn sợ người khác sử dụng các thông tin có ý hãm hại nhằm họ.
  • Tin rằng có nội dung bị che dấu hoặc đe dọa từ những dấu hiệu hoặc sự kiện xảy ra.
  • Thù dai dẳng, không bao giờ tha thứ cho sự lăng mạ, sự tổn thương
    dù là nhẹ mà người khác gây ra cho họ.
  • Mọi sự tấn công vào cá tính hoặc uy tín của người mắc rối loạn đều nhanh chóng bị họ đáp lại một cách giận dữ.
  • Luôn nghi ngờ dù không có bằng chứng vào sự chung thủy của vợ (chồng) hoặc bạn tình.

Sẽ không phải là bất thường khi ai đó nghi ngờ để đề phòng và bảo về chính mình. Chỉ khi những đặc trưng này trở nên kém linh hoạt, làm suy yếu đi đáng kể các chức năng sống của họ, làm cho người đó có cảm thấy đâu khổ thì mới được xác định là hội chứng rối loạn.

Nguyên nhân rối loạn nhân cách hoang tưởng

Nhân cách là sự kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khiến mọi người trở nên độc đáo. Nhân cách tác động đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân và niềm tin chúng ta về người khác lẫn thế giới xung quanh.

Nguyên nhân chính xác của rối loạn nhân cách hoang tưởng (paranoid) chưa được xác định, nhưng:

  • Gen di truyền và cấu trúc sinh học có thể khiến bạn dễ mắc rối loạn nhân cách hoang tưởng hơn.
  • Trải nghiệm thời thơ ấu: Trong một số nghiên cứu trường hợp , người lớn có thể nhớ lại trải nghiệm rối loạn này từ khi còn rất nhỏ. Họ có thể đã trải qua cảm giác không an toàn, nghi ngờ ở thời thơ ấu. Và nó theo họ đến tuổi trưởng thành.

Các yếu tố nguy cơ phát sinh rối loạn

Rối loạn có mặt thường xuyên hơn trong các gia đình có thành viên có tiền sử mắc tâm thần phân liệt và rối loạn ảo tưởng. Chấn thương thời thơ ấu có thể là một yếu tố góp phần.

Những nghiên cứu bây giờ thường tập trung vào việc tìm hiểu những nguyên nhân trong các mối liên quan giữa những yếu tố về thần kinh, quá trình nhận thức hay sự ảnh hưởng từ môi trường sống.

Điều trị rối loạn nhân cách hoang tưởng

Điều trị cho rối loạn nhân cách hoang tưởng có thể rất thành công. Tuy nhiên, hầu hết các cá nhân với tình trạng này gặp khó khăn trong việc chấp nhận điều trị. Một số người bị rối loạn này không thấy các triệu chứng của họ là bất thường và ảnh hưởng đến bản thân và người khác. Nếu một cá nhân sẵn sàng chấp nhận điều trị, liệu pháp tâm lý trị liệu được cho là hữu ích. Những phương pháp này sẽ:

  • Giúp cá nhân học cách ứng phó với rối loạn.
  • Học cách giao tiếp với người khác trong các tình huống xã hội.
  • Giúp nhận thức, phân biệt và giảm hoang tưởng.

Thuốc cũng có thể hữu ích, đặc biệt nếu người bị rối loạn nhân cách hoang tưởng có các tình trạng liên quan khác như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.

Nghiên cứu cho thấy việc kết hợp giữa thuốc với liệu pháp tâm lý trị liệu cho thấy hiệu quả với vấn đề này.

Điều quan trọng ở vấn đề này phụ thuộc vào việc cá nhân có sẵn sàng chấp nhận điều trị hay không. Các cá nhân chấp nhận điều trị có thể có một công việc và duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Tuy nhiên, họ phải tiếp tục chung sống và theo dõi lâu dài.

Các triệu chứng của nhân cách hoang tưởng có thể sẽ xuất hiện, nhưng có thể được quản lý với sự chăm sóc và hỗ trợ tốt. Những người mắc rối loạn này chống lại điều trị có thể có cuộc sống mất chức chức năng, ảnh hưởng vào khả năng của họ để giữ một công việc hoặc có các tương tác xã hội tích cực. Vì vậy, hãy tìm gặp các chuyên viên về sức khỏe tâm thần để được hỗ trợ phù hợp.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. American Psychiatric Association. (2013). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (5th ed.). Washington, DC.

  2. Are you looking at me? Understanding and managing paranoid personality disorderhttps://www.cambridge.org/core/journals/advances-in-psychiatric-treatment/article/are-you-looking-at-me-understanding-and-managing-paranoid-personality-disorder/B733818A93FBFB88E1140B195DDCB682

    Ngày tham khảo: 19/02/2020

  3. Birkeland, S. F. (2013). Paranoid personality disorder and the schizophrenia spectrum — Where to draw the line? Personality and Mental Health.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người