Rối loạn nhân cách phụ thuộc: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Nội dung bài viết
Những cá nhân có xu hướng phụ thuộc rất nhiều vào người khác để đáp ứng nhu cầu về cảm xúc và thể chất. Họ thường tránh ở một mình. Người bệnh thường xuyên cần sự yên tâm khi đưa ra quyết định. Họ cũng có thể thường xuyên chịu đựng sự lạm dụng thể chất và lời nói từ người khác. Đó là những nét đặc trưng của một rối loạn nhân cách, gọi là nhân cách phụ thuộc. Nhưng không hẳn bất kỳ ai có những đặc trưng trên đều mắc rối loạn phụ thuộc. Để hiểu hơn, chúng ta hãy cùng đến với bài viết.
Rối loạn nhân cách phụ thuộc là gì?
Là một rối loạn sức khỏe tâm thần, thuộc nhóm C (Lo lắng) rối loạn nhân cách. Trong đó:
- Thoái thác trách nhiệm cho người khác.
- Mất khả năng đưa ra yêu cầu mà phụ thuộc vào quyết định của người khác.
- Luôn cần sự giúp đỡ của người khác.
- Phụ thuộc vào người khác.
Họ luôn đối mặt với cảm giác bất an. Sự khác biệt là những người bị rối loạn này cần quá mức sự trấn an từ những người khác để hành động. Những người mắc bệnh này thường có dấu hiệu đầu tiên ở tuổi trưởng thành đến giữa tuổi trưởng thành. Và dường như tỉ lệ xảy ra như nhau giữa nam và nữ
Chỉ khi những đặc trưng tính cách bị phụ thuộc này trở nên kém linh hoạt hay có khả năng làm suy yếu đi đáng kể các chức năng sống của họ và làm cho người đó có cảm thấy đâu khổ thì mới được xác định là mắc bệnh.
Rối loạn nhân cách không chỉ có ở dạng người bệnh phụ thuộc vào người khác. Thực tế ta vẫn có thể bắt gặp những người sống tách biệt, thờ ơ, hay có người sống thao túng, hành động gây hại người khác mà không cảm thấy tội lỗi,… Để biết đó là bệnh gì thì bạn có thể hiểu được qua những chia sẻ được thông tin trong các bài viết:
- Rối loạn nhân cách phân liệt.
- Rối loạn nhân cách ranh giới: Nhiều người mắc phải nhưng ít ai nhận ra.
Dấu hiệu và triệu chứng
Theo như DSM-5, rối loạn nhân cách phụ thuộc cần phải bao gồm có đa phần (5 tiêu chí trở lên) ở các triệu chứng sau:
- Khó khăn khi phải ra quyết định hằng ngày nếu không có các lời khuyên và đảm bảo của người khác.
- Cần người khác chỉ đạo trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống của bệnh nhân.
- Khó biểu hiện sự phản đối với người khác do sợ bị mất sự hỗ trợ. Lưu ý: không bao gồm sợ bị trả thù thực sự.
- Khó bắt đầu tự làm một việc gì đó (do không tự tin về các phán đoán của mình hơn là không có khả năng hoặc không có năng lượng).
- Luôn mất rất nhiều thời gian tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, sự chỉ bảo của người tình nguyện để làm một việc gì mà bệnh nhân không thích.
- Cảm thấy khó chịu và không được giúp đỡ khi ở một mình vì họ sợ không ai có thể chăm sóc được họ.
- Nhanh chóng tìm kiếm người khác để chăm sóc và hỗ trợ khi mối quan hệ với người thân cũ đã kết thúc.
- Luôn bận tâm một cách vô lý về việc sợ phải tự chăm sóc bản thân mình.
Những người mắc rối loạn này có thể yêu cầu sự trấn an liên tục. Họ có thể trở nên gây hại bản thân và người khác khi mối quan hệ với người khác bị cắt đứt.
Khi ở một mình, một người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc có thể gặp phải:
- Hồi hộp.
- Sự lo ngại.
- Cơn hoảng loạn.
- Nỗi sợ.
- Vô vọng.
Một số triệu chứng này giống nhau đối với những người bị rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc mãn kinh. Và chỉ khi những dấu hiệu này này trở nên kém linh hoạt hay làm suy yếu đi đáng kể các chức năng sống của họ và làm họ cảm thấy đâu khổ thì mới được xác định đây là rối loạn nhân cách phụ thuộc. Vì vậy các chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ giúp đưa ra một chẩn đoán cụ thể.
Có thể bạn quan tâm: Rối loạn nhân cách hoang tưởng (nhân cách Paranoid): Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Nguyên nhân rối loạn nhân cách phụ thuộc
Nhân cách là sự kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khiến mọi người trở nên độc đáo. Nhân cách tác động đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân và niềm tin chúng ta về người khác lẫn thế giới xung quanh.
Nguyên nhân chính xác không được biết, nhưng:
- Gen di truyền có thể khiến họ dễ bị hơn. Và các tình huống trong cuộc sống có thể kích hoạt sự phát triển của rối loạn.
- Những thay đổi trong cách thức hoạt động của não có thể dẫn đến sự phát triển của rối loạn.
Các yếu tố nguy cơ phát sinh rối loạn
Một số yếu tố phát sinh nên rối loạn đã được tìm thấy. Nó làm tăng nguy cơ rối loạn nhân cách chống đối xã hội bao gồm:
- Có một lịch sử bỏ bê.
- Có một sự giáo dục bị ngược đãi. Sự trừng phạt, buộc tội và sống theo những phép tắc hay khuôn khổ nào đó trong gia đình.
- Trong một mối quan hệ lạm dụng lâu dài.
- Có cha mẹ bảo vệ quá mức hoặc độc đoán.
- Có tiền sử gia đình rối loạn lo âu.
Có thể bạn quan tâm: Rối loạn nhân cách kịch tính: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Điều trị rối loạn nhân cách phụ thuộc
1. Tâm lý trị liệu
Việc đầu tiên để có thể điều trị và phục hồi chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc này đó chính là tâm lý trị liệu. Hãy đưa người bệnh đến gặp các chuyên gia sức khỏe tâm thần, tìm đến các chuyên viên tâm lý để có thể được hỗ trợ. Làm việc với nguyên nhân gây ra và những tác động đến cuộc sống của những người này sẽ giúp họ tìm được phương pháp giải thoát chúng một cách tốt hơn.
Các liệu trình tâm lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân từ từ có thể tháo gỡ được những nút thắt mà họ đang gặp phải và dần dần chấp nhận, tự điều chỉnh và hòa nhập với cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên với cách điều trị này thì cần phải có một phác đồ điều trị với thời gian dài và cần tạo cho họ một không gian sống an toàn việc này giúp tiến trình điều trị có hiệu quả hơn.
2. Thuốc điều trị
Nếu người bệnh muốn điều trị thuốc nên gặp bác sĩ tâm lý để kê đơn một cách chính xác và an toàn nhất cho họ. Vì việc lạm dụng thuốc an thần quá mức cũng khiến cho bệnh không giảm mà còn trầm trọng hơn. Do đó, hãy đến tìm bác sĩ thần kinh uy tín để được tư vấn dùng thuốc điều trị một cách phù hợp nhất giúp điều trị hiệu quả nhất.
Một hình thức rối loạn nhân cách khác: Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
3. Trao đổi với người bị mắc rối loạn
Nếu bạn là người thân của những người bị mắc thì nên thường xuyên quan tâm, trò chuyện và trao đổi với họ để họ có được nhiều động lực vượt qua căn bệnh này một cách tốt hơn.
Rối loạn nhân cách phụ thuộc không chỉ làm cho người bệnh sa sút về mặt tinh thần, mà còn gây ra sự mệt mỏi cho những người xung quanh. Việc dành cho họ sự quan tâm đúng mức là một hỗ trợ cực kỳ quan trọng. giúp người bị mắc rối loạn thoát khỏi tình trạng này nhanh hơn. Bên cạnh đó, khuyến khích họ tìm đến những chuyên gia tâm lý để được điều trị.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- American Psychiatric Association. (2013). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (5th ed.). Washington, DC.
- J. Christopher Perry, MPH, MD. 2008. Dependent Personality Disorder, Stern, TA. Massachusetts General Hospital Comprehensive Clinical Psychiatry. 1st ed
-
Dependent Personality Disorder (DPD)https://www.healthline.com/health/dependent-personality-disorder#treatment
Ngày tham khảo: 15/12/2019
-
Dependent Personality Disorderhttps://www.psychologytoday.com/us/conditions/dependent-personality-disorder
Ngày tham khảo: 15/12/2019