YouMed

Rụng tóc là bệnh gì và dấu hiệu cần lưu ý?

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Dân gian ta có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Sở hữu một mái tóc dày đẹp là điều mà không chỉ các chị em phụ nữ mà cánh đàn ông cũng mong ước. Tuy nhiên xã hội càng hiện đại, trước các áp lực cuộc sống và thói quen sinh hoạt thay đổi, rụng tóc là vấn đề dễ dàng gặp phải. Vậy rụng tóc là gì và rụng tóc là dấu hiệu của bệnh lý nào? Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô tìm hiểu qua bài viết sau.

Rụng tóc là bệnh gì?

Rụng tóc là tình trạng tóc tự rụng do tóc chân tóc yếu hoặc rụng tóc theo chu kỳ. Đây là một quá trình bình thường khi tóc cũ già yếu rụng đi và tóc con mới mọc lên thay thế. Tóc rụng có thể được phát hiện khi gội đầu, khi chải tóc thậm chí sau khi ngủ dậy. Tần suất rụng nếu quá 100 sợi trên một ngày thì lúc này rụng tóc được coi là bệnh lý. Do là lượng tóc rụng quá nhiều nhưng tóc mọc lên thưa hoặc không có tóc mọc lên thay thế. Lúc này hãy xem xét nguyên nhân và tìm cách chăm sóc tóc của bạn.

Rụng tóc là bệnh gì
Rụng tóc là bệnh gì

Rụng tóc có thể là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Thực chất rụng tóc không hẳn là một căn bệnh mà là triệu chứng, dấu hiệu của những thay đổi trong cơ thể. Rụng tóc thường xuất hiện khi độ tuổi tăng lên nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác như:

Bệnh nội tiết tố

Nội tiết tố thay đổi có thể dẫn đến rụng tóc. Nhất là phụ nữ sau khi sinh, người trong giai đoạn mãn kinh. Không ít người bị stress lâu ngày cũng có thể làm thay đổi hệ nội tiết gây rụng tóc. Thay đổi lối sống, uống nhiều nước và chăm tập thể thao sẽ giúp bạn giảm rối loạn nội tiết.

Bệnh rụng tóc di truyền

Với rụng tóc có tính di truyền sẽ là vấn đề rất khó giải quyết. Nếu có bố mẹ ít tóc thì khả năng cao con cũng sẽ bị tình trạng rụng tóc nhiều. Và điều này sẽ nghiêm trọng hơn khi họ càng lớn tuổi. Thông thường rụng tóc do gen di truyền chỉ có thể giảm tốc độ rụng của tóc và họ có thể phải sử dụng các biện pháp cấy tóc để lấy lại diện mạo.

Thiếu chất hoặc tóc bị hư tổn

Thường xuyên tiếp xúc hóa chất như thuốc nhuộm, thuốc tẩy khiến tóc dễ bị khô, xơ và hư tổn. Đây cũng là nguyên nhân khiến tóc không được chắc khỏe và dễ bị rụng. Ngoài ra những người bị suy dinh dưỡng hoặc đang có vết thương hay đang điều trị bệnh cũng sẽ dễ bị thiếu vitamin và protein. Do vậy, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là cách đơn giản nhất để trị rụng tóc.

Các bệnh về da đầu

Rụng tóc có thể trực tiếp các vấn đề do da đầu. Việc không gội đầu thường xuyên hoặc đi ngủ khi tóc ướt là nguyên nhân gây nấm da đầu, chân tóc bị yếu và dễ bị rụng tóc.

Một số bệnh khác

Bệnh trầm cảm, tuyến giáp, buồng trứng đa nang, viêm nhiễm da đầu, bệnh đái tháo đường, bệnh tự miễn…. Các bệnh này thường gián tiếp gây rụng tóc do làm thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra việc sử dụng lâu dài thuốc điều trị các bệnh này cũng là nguyên nhân gây rụng tóc.

Hậu quả của bệnh rụng tóc

Không cần nói cũng thấy rõ hậu quả của bệnh rụng tóc đối với thẩm mỹ mỗi người. Rụng tóc lâu ngày không được điều trị dễ dẫn đến tóc thưa, mỏng thậm chí hói đầu. Rụng tóc cũng khiến bạn e ngại tạo kiểu khi tham gia các sự kiện. Lâu dần tạo thành bóng ma tâm lý, khiến bạn thiếu tự tin khi đến chỗ đông người. Dần dần họ trở nên ít giao tiếp hơn và giảm chất lượng cuộc sống.

Rụng tóc làm thiếu tự tin
Rụng tóc làm thiếu tự tin

Không chỉ vậy, mái tóc thiếu sức sống cũng ảnh hưởng đến công việc, đặc biệt các công việc yêu cầu về ngoại hình như diễn viên, giáo viên, MC, người dẫn chương trình,…

Ngoài ra, tóc thưa sẽ ảnh hưởng một số chức năng vốn có của tóc là che nắng. Để tia UV chiếu trực tiếp lên da đầu khiến bạn dễ bị cảm nắng, viêm da, ung thư da,… Có thể nói rụng tóc vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ và các mối quan hệ xã hội của bạn.

Khi nào thì cần điều trị bệnh rụng tóc?

Hãy tìm hiểu các biện pháp ngăn ngừa rụng tóc ngay cả khi bạn đang sở hữu một mái tóc đẹp. Bởi việc giữ gìn mái tóc đen dày, bóng mượt sẽ đơn giản hơn nhiều việc điều trị rụng tóc. Hãy thường xuyên để ý lượng tóc rụng mỗi ngày, nhất là sau khi gội đầu và ngủ dậy. Nếu bắt đầu thấy tóc rụng nhiều, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt càng sớm càng tốt. Duy trì thói quen ngủ sớm, uống nhiều nước, ăn đủ chất và có thời gian thư giãn. Nếu số lượng tóc rụng hơn 100 sợi trên ngày, bạn cần suy tính đến các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn. Nếu không thể điều trị bằng các biện pháp thông thường, có thể bạn sẽ cần áp dụng các công nghệ hiện đại như chiếu laser, cấy tóc,…

Biện pháp ngăn ngừa rụng tóc

Để ngăn rụng tóc cần để cơ thể khỏe mạnh từ bên trong. Do đó cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng như protein, vitamin và uống đủ nước. Ngoài ra cần hạn chế các thói quen gây ảnh hưởng xấu cho tóc. Ví dụ buộc tóc quá chặt, không thả tóc khi ngủ, thường xuyên nhuộm, uốn. Tránh để tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài. Bạn cũng nên lựa chọn các loại dầu gội có pH và thành phần dưỡng chất phù hợp. Quan trọng nhất nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế rượu bia, tập thể dục thường xuyên và giữ tinh thần luôn vui vẻ.

Bài viết trên là những chia sẻ về rụng tóc là bệnh gì cũng như dấu hiệu cảnh báo. Tóc là một phần không thể thiếu trong quá trình tạo kiểu làm đẹp. Hãy quan tâm chăm sóc tóc của mình ngay cả khi tóc bạn vẫn đang khỏe mạnh để có mái tóc đen khỏe, óng mượt.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Đừng chủ quan khi rụng tóc nhiều: Không khắc phục sớm, hậu quả khó lườnghttps://suckhoedoisong.vn/dung-chu-quan-khi-rung-toc-nhieu-khong-khac-phuc-som-hau-qua-kho-luong-169185805.htm

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

  2. Rụng tóc ở trẻ nhỏ có phải do còi xương?https://suckhoedoisong.vn/rung-toc-o-tre-nho-co-phai-do-coi-xuong-169173539.htm

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

  3. Khắc phục rụng tóc do thuốchttps://suckhoedoisong.vn/khac-phuc-rung-toc-do-thuoc-169178831.htm

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người