YouMed

Sơ cứu đột quỵ bằng kim chích lấy máu dân gian có thực sự hiệu quả không?

ThS.BS.CKI Nguyễn Hữu Tín
Tác giả: ThS.BS.CKI Nguyễn Hữu Tín
Chuyên khoa: Nội tổng quát, Tim mạch

Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu nghiêm trọng, đe dọa tính mạng và để lại nhiều di chứng nếu không được cấp cứu kịp thời. Dù các biện pháp xử trí y học hiện đại đã phát triển. Trong dân gian vẫn lưu truyền các phương pháp tự phát, như sơ cứu đột quỵ bằng kim chích lấy máu ngón tay hoặc đầu tai, với hy vọng cứu người bệnh khỏi đột quỵ. Nhưng liệu đây có phải là cách xử trí hiệu quả hay chỉ là một quan niệm sai lầm, gây thêm nguy cơ cho bệnh nhân? Dưới đây là góc nhìn khoa học của Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Hữu Tín, chuyên gia Tim mạch tại Phòng khám Đức Tín (quận 8) về phương pháp này và hướng xử trí đúng cách khi gặp người bị đột quỵ.

Phương pháp sơ cứu đột quỵ bằng kim là gì?

Sơ cứu đột quỵ bằng kim chích máu ngón tay hoặc đầu tai là một phương pháp dân gian được nhiều người tin tưởng và áp dụng, với lý do rằng máu được chích ra sẽ giúp giải phóng áp lực máu, giảm tắc nghẽn mạch và từ đó cứu người bệnh. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định tính hiệu quả của phương pháp này.

Trên thực tế, đột quỵ thường do hai nguyên nhân chính:

  1. Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Đây là tình trạng do tắc nghẽn mạch máu, chiếm đến 85% các trường hợp, khiến một phần não không nhận đủ oxy.1
  2. Đột quỵ xuất huyết: Khi một mạch máu trong não bị vỡ, gây chảy máu vào các mô xung quanh và tạo áp lực lên não. Đột quỵ loại này chiếm khoảng 15% các trường hợp​.2

Trong cả hai trường hợp, việc chích máu không giải quyết được vấn đề tắc nghẽn hoặc chảy máu trong não, mà chỉ làm trì hoãn việc cấp cứu đúng cách. Từ đó gây nguy hiểm cho bệnh nhân.3

Phương pháp sơ cứu đột quỵ bằng kim được nhiều người tin có thể cứu người bị đột quỵ
Phương pháp sơ cứu đột quỵ bằng kim được nhiều người tin có thể cứu người bị đột quỵ

Tại sao phương pháp chích máu không có cơ sở khoa học?

Cơ chế của đột quỵ liên quan trực tiếp đến việc cung cấp oxy cho các tế bào não. Khi lưu lượng máu bị gián đoạn, các tế bào não không được cung cấp đủ oxy, dẫn đến các mô chết dần.4

Đối với đột quỵ thiếu máu cục bộ, điều quan trọng là khôi phục lưu lượng máu đến não càng nhanh càng tốt. Trong khi đó, trường hợp đột quỵ xuất huyết cần kiểm soát sự chảy máu và áp lực nội sọ.4

Phương pháp dùng kim chích máu ngón tay hoặc đầu tai không hề tác động đến những vấn đề này và chỉ làm mất thời gian vàng trong cấp cứu​.4

Nguy cơ từ việc xử trí sai cách bằng chích máu

Việc áp dụng sai cách xử trí có thể gây ra các nguy cơ nghiêm trọng cho bệnh nhân đột quỵ, bao gồm:

1. Mất thời gian vàng trong cấp cứu

Thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ nằm trong khoảng 4,5 đến 6 giờ từ khi các triệu chứng xuất hiện. Trong khoảng thời gian này, các biện pháp y tế như sử dụng thuốc tiêu sợi huyết hoặc phẫu thuật can thiệp có thể giúp phục hồi lưu lượng máu đến não, từ đó giảm thiểu tổn thương. Việc chậm trễ do áp dụng phương pháp chích máu không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị, mà còn tăng nguy cơ để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân​.5

Việc cấp cứu bệnh nhân kịp thời trong "thời gian vàng" có thể giúp giảm thiểu di chứng và nguy cơ tử vong
Việc cấp cứu bệnh nhân kịp thời trong “thời gian vàng” có thể giúp giảm thiểu di chứng và nguy cơ tử vong

2. Nguy cơ nhiễm trùng và mất máu không cần thiết

Sơ cứu đột quỵ bằng kim chích máu ngón tay có thể gây nhiễm trùng và mất máu không cần thiết, khiến người bệnh mất cơ hội được điều trị hiệu quả. Đột quỵ là tình trạng cần cấp cứu ngay tại bệnh viện, với các thiết bị và phương pháp y học tiên tiến. Việc thực hiện các biện pháp dân gian không chỉ không có tác dụng mà còn gây thêm nguy hiểm cho người bệnh​.1

Nhận diện đúng các dấu hiệu của đột quỵ

Nhận diện sớm và chính xác các dấu hiệu đột quỵ có thể cứu sống người bệnh và giảm thiểu di chứng. Dưới đây là phương pháp FAST – một công cụ nhận diện đơn giản được khuyến cáo bởi các chuyên gia y tế:3

  • F – Face (Mặt): Kiểm tra xem mặt bệnh nhân có bị méo, xệ một bên không.
  • A – Arms (Tay): Yêu cầu bệnh nhân giơ cả hai tay lên. Nếu một bên tay yếu hoặc không thể nâng lên, đây có thể là dấu hiệu đột quỵ.
  • S – Speech (Nói): Yêu cầu bệnh nhân nói một câu đơn giản. Khó phát âm hoặc nói lắp có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
  • T – Time (Thời gian): Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, gọi cấp cứu ngay lập tức. Đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời​.
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ (stroke symptoms) qua quy tắc F.A.S.T
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ (stroke symptoms) qua quy tắc F.A.S.T

Xử trí đúng cách khi gặp người bị đột quỵ

Khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ, cần thực hiện các bước xử trí an toàn như sau:5

  1. Gọi cấp cứu 115: Đây là bước quan trọng nhất để đảm bảo bệnh nhân được đưa đến bệnh viện kịp thời.
  2. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng: Giữ đầu hơi nâng cao và đường thở thông thoáng để tránh nguy cơ hít sặc.
  3. Không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc hoặc lấy kim chích máu: Các biện pháp can thiệp như uống thuốc hoặc chích máu chỉ nên được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong bài viết Cách sơ cứu đột quỵ tại nhà: Hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, Bác sĩ Nguyễn Hữu Tín sẽ cung cấp những kiến thức quan trọng để xử trí đột quỵ đúng cách và hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân nhé!

Phòng ngừa đột quỵ tại Phòng khám Đức Tín

Phòng khám Đức Tín, dưới sự hướng dẫn của ThS.BS.CKI Nguyễn Hữu Tín, cung cấp các dịch vụ tầm soát và phòng ngừa đột quỵ chuyên sâu:2

  • Khám và điều trị nội khoa tim mạch: Phòng khám cung cấp các dịch vụ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu và tiểu đường – những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.
  • Tư vấn phòng ngừa đột quỵ: Bác sĩ Nguyễn Hữu Tín tư vấn kỹ lưỡng về các phương pháp phòng ngừa đột quỵ, từ thay đổi lối sống đến kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
  • Dịch vụ siêu âm tim, đo điện tim và khám sức khỏe tổng quát: Các thiết bị hiện đại giúp phát hiện sớm các vấn đề về tim mạch. Từ đó có biện pháp phòng ngừa phù hợp để ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả​.
Phòng khám Đức Tín do Bác sĩ Tín phụ trách đã tư vấn và điều trị dự phòng đột quỵ cho nhiều bệnh nhân
Phòng khám Đức Tín do Bác sĩ Tín phụ trách đã tư vấn và điều trị dự phòng đột quỵ cho nhiều bệnh nhân

Việc sơ cứu đột quỵ bằng kim chích máu ngón tay hoặc đầu tai để xử trí đột quỵ là một quan niệm sai lầm và thiếu cơ sở khoa học, có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Để xử trí đột quỵ đúng cách, việc đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời là yếu tố sống còn. Đồng thời, phòng ngừa đột quỵ thông qua lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Phòng khám Đức Tín, với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại, là nơi đáng tin cậy để bạn và gia đình chăm sóc sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa đột quỵ.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Saver JL, Hankey GJ. Stroke Prevention and Treatment. 2nd ed. Oxford: Oxford University Press; 2019.

  2. Goldstein LB. A Primer on Stroke Prevention and Treatment. Oxford: Oxford University Press; 2021.

  3. 21st-Century Management and Prevention of Stroke. Chicago: American Medical Association; 2020.

  4. Baker DM. Stroke Prevention in Clinical Practice. London: Springer; 2018.

  5. Furie KL, Kelly PJ. Handbook of Stroke Prevention in Clinical Practice. Totowa, NJ: Humana Press; 2009.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người