YouMed

Bệnh sốt phát ban kiêng gì? Câu trả lời của bác sĩ

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Bệnh sốt phát ban là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Người bệnh thường thắc mắc sốt phát ban nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Bác sĩ Phan Văn Giáo để tìm hiểu về những vấn đề trên nhé!

Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là thuật ngữ dùng để chỉ các bệnh gây ra triệu chứng sốt và phát ban trên cơ thể. Sốt phát ban có thể bao gồm nhiều bệnh cảnh khác nhau. Các bệnh sốt phát ban thường gặp là: sởi, thủy đậu, ban đào, rubella, sốt xuất huyết Dengue, nhiễm virus Chikungunya, sốt tinh hồng nhiệt,…

Như tên gọi, sốt và phát ban trên cơ thể là 2 triệu chứng chung của nhóm bệnh sốt phát ban. Ngoài ra, mỗi loại sốt phát ban sẽ có những dấu hiệu khác nhau.

Tùy theo hình dạng, sự phân bố và các triệu chứng kèm theo, phát ban do sốt được phân loại thành phát ban dát sẩn, ban đỏ lan tỏa toàn thân và phát ban mụn nước, mụn mủ, nốt sần, chấm xuất huyết và ban xuất huyết. Chúng cũng được phân loại là hệ thống hoặc cục bộ, tùy thuộc vào sự phân bố và đối xứng hoặc không đối xứng.1

Sốt phát ban có nhiều loại do nhiều dạng virus khác nhau gây ra. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Sởi do một loại virus thuộc chi Morbillivirus, trong họ Paramyxoviridae gây ra.2
  • Thủy đậu do virus varicella-zoster (VZV) – một loại virus thuộc nhóm herpesvirus gây ra.3
  • Virus rubella gây ra bệnh rubella (sởi Đức). Virus rubella thuộc chi Rubivirus trong họ Matonaviridae. Virus này nhạy cảm với nhiệt độ (trên 56°C), tia cực tím và độ pH cao.4
  • Virus Flavivirus là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết Dengue. Virus này thường được truyền giữa người với người qua vết muỗi cắn, thường là muỗi vằn Aedes. Virus lưu thông trong máu của người bệnh từ 2 đến 7 ngày.5
  • Virus Chikungunya là nguyên nhân gây bệnh sốt cùng tên. Virus này thuộc loại alpha virus từ động vật chân đốt, thuộc họ Togaviridae. Virus Chikungunya thường được truyền bởi muỗi vằn Aedes.6
  • Một loại sốt phát ban thường gặp khác là bệnh ban đào (Roseola Infantum). Nguyên nhân gây ra ban đào là virus Herpex 6 và Herpex 7 ở người.7
Sốt và phát ban trên cơ thể là hai triệu chứng chung của nhóm bệnh sốt phát ban
Sốt và phát ban trên cơ thể là hai triệu chứng chung của nhóm bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Chế độ dinh dưỡng hay các chế độ sinh hoạt hằng ngày luôn được người bệnh quan tâm để có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh và hết bệnh ngay lập tức. Các lưu ý về các hoạt động sinh hoạt và dinh dưỡng nên kiêng cử để mau chóng khỏi bệnh như sau:

1. Về sinh hoạt hằng ngày

Các lưu ý cần phải tránh trong quá trình sinh hoạt thường ngày như:

  • Một số loại sốt phát ban có thể truyền nhiễm giữa người với người. Chẳng hạn như: sởi, thủy đậu, rubella,… Do đó, khi nhiễm các bệnh này, người bệnh không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác để tránh lây truyền bệnh.
  • Vi khuẩn có thể phát triển mạnh và tăng nguy cơ lây lan bệnh nhanh chóng nếu người bị sốt phát ban sinh hoạt trong không gian chật chội và ẩm ướt. Do đó, cần phải sinh hoạt ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi quá đông đúc.
  • Người bệnh vẫn cần tắm rửa và vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Các tác nhân gây bệnh có thể dễ dàng phát triển ở những nơi đông đúc. Ngoài ra, sốt phát ban có khả năng lây lan nhanh do đó không nên đi đến những nơi đông người để tránh lây nhiễm
  • Không nên gãi lên các nốt ban đỏ hay các vùng da bị ngứa để tránh tạo ra các vết thương hở, trầy xước có thể vi khuẩn tấn công, nguy cơ gây viêm da, nhiễm khuẩn da.
  • Không nên tiếp xúc với các môi trường dễ bị ô nhiễm: khi bị sốt phát ban, hệ miễn dịch bị suy yếu làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người, khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác để tránh lây truyền bệnh
Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác để tránh lây truyền bệnh

2. Về ăn uống

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng khi bị bệnh sốt phát ban, giúp người bệnh có hệ miễn dịch mạnh hơn, đẩy lùi được bệnh tật và mau chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên cần phải hạn chế một số thực phẩm sau đây để nhanh chóng khỏi bệnh như:

  • Thức ăn cay nóng, có nhiều dầu mỡ và khó tiêu: nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm gây khó tiêu hay các gia vị cay nóng đậm vị. Vì hệ tiêu hóa ở những người bệnh thường yếu, nếu dùng các thức ăn cay nóng, khó tiêu có thể dễ gây tổn thương dạ dày, đầy bụng, làm cho thời gian khỏi bệnh lâu hơn.
  • Nước lạnh hay các loại đồ uống có ga: do có thể khiến cho cơ thể bị sốc nhiệt, gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó, không nên uống các thực phẩm có gas do ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể do khả năng diệt khuẩn của cơ thể bị suy yếu.

Những quan niệm kiêng cữ sai lầm khi bị sốt phát ban

Một số quan niệm sai lầm khi bị sốt phát ban được mọi người truyền tai nhau như:

1. Sốt phát ban kiêng tắm, kiêng nước8

Nhiều người quan niệm rằng khi bị sốt phát ban không nên tắm rửa. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm vì khi bị bệnh, người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu, khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh bị hạn chế. Khi không tắm, không vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn hoạt động và phát triển mạnh mẽ, làm bệnh trầm trọng hơn, lâu khỏi. Do đó, vẫn có thể tắm rửa sạch sẽ trong thời gian bị bệnh.

Tuy nhiên, chỉ nên tắm nước ấm, không nên tắm bằng nước lạnh, không được tắm quá lâu và phải lâu khô trước khi mặc quần áo. Cần phải vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng trong thời gian tắm để tránh làm cơ thể nhạy cảm.

Không nên kiêng tắm khi bị sốt phát ban để tránh làm bệnh trầm trọng hơn
Không nên kiêng tắm khi bị sốt phát ban để tránh làm bệnh trầm trọng hơn

2. Sốt phát ban kiêng gió8

Nhiều người nghĩ rằng cần phải kiêng gió, khi đi ra gió giữ cho cơ thể ấm khi bị sốt phát ban. Tuy nhiên, đây một quan điểm sai lầm của người bệnh vì khi bị sốt phát ban cơ thể đang suy yếu, các vết phát ban trên da cần được thoáng khí để nhanh chóng lặn xuống. Nếu cứ mặc nhiên kiêng gió, trùm kín sẽ khiến da của người bệnh bị bí hơi, khó hạ sốt, mồ hôi ra sẽ bị hút ngược lại dẫn đến viêm phổi.

Do đó, không cần phải kiêng gió cho người bệnh, chỉ cần ở trong môi trường có nhiệt độ phòng bình thường, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và dễ chịu.

Trên đây là bài viết về vấn đề sốt phát ban kiêng gì. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích từ bài viết này.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Febrile Illness with Skin Rasheshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4607768/

    Ngày tham khảo: 18/07/2023

  2. Measles (Rubeola) - For Healthcare Providershttps://www.cdc.gov/measles/hcp/index.html

    Ngày tham khảo: 18/07/2023

  3. Chickenpox (Varicella) - For Healthcare Professionalshttps://www.cdc.gov/chickenpox/hcp/index.html

    Ngày tham khảo: 18/07/2023

  4. Rubellahttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK559040/

    Ngày tham khảo: 18/07/2023

  5. Denguehttps://www.msdmanuals.com/professional/infectious-diseases/arboviruses,-arenaviridae,-and-filoviridae/dengue

    Ngày tham khảo: 18/07/2023

  6. Chikungunya Feverhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30480957/

    Ngày tham khảo: 18/07/2023

  7. Roseola Infantumhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK448190/

    Ngày tham khảo: 18/07/2023

  8. Xử trí sốt phát ban tại nhàhttps://suckhoedoisong.vn/xu-tri-sot-phat-ban-tai-nha-169105780.htm

    Ngày tham khảo: 18/07/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người