YouMed

Sưng nướu răng khôn: Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Tác giả: Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt

Sưng nướu răng khôn là tình trạng vùng nướu quanh răng khôn sưng đỏ và đau khi răng khôn mọc. Tình trạng này không những gây khó khăn bất tiện mà còn là nguy cơ tiềm ẩn của những biến chứng nguy hiểm nếu không can thiệp kịp thời. Bài viết sau đây của Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về tình trạng này và các vấn đề liên quan. Các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé! 

Tại sao bị sưng nướu răng khôn?

Có những nguyên nhân chính sau đây dẫn đến tình trạng này:1  

  • Răng khôn bị cản trở khi mọc: Đôi khi răng khôn bị chặn bởi xương hàm hoặc các răng khác nên không thể mọc xuyên qua được nướu, bị ẩn dưới nướu hoặc chỉ mọc được một phần. Điều này dẫn đến hiện tượng sưng nướu.
  • Nướu bị kích ứng: Nướu vốn dĩ dễ bị kích ứng khi mọc răng khôn. Hơn nữa, các mảnh thức ăn bị kẹt lại ở khu vực này khi không vệ sinh sạch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm nướu càng sưng to hơn. 
  • Phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại tác nhân gây nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân chính gây ra sưng nướu. Khi bị nhiễm trùng hoặc răng khôn mọc ra khỏi nướu, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách vận chuyển máu giàu oxy và chất dinh dưỡng đến vùng bị ảnh hưởng. Do đó, các mạch máu nhỏ giãn ra và lưu lượng máu tăng lên ở vùng răng mọc gây đau và sưng tấy.

Biểu hiện sưng nướu răng khôn

Tùy cơ địa của mỗi người mà biểu hiện khi sưng nướu răng khôn của từng người là không giống nhau. Có người sẽ chỉ trải qua cơn đau nhẹ nhàng nhưng có người sẽ có những triệu chứng rõ ràng, nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những dấu hiệu bạn có thể gặp phải:

 Triệu chứng nhẹ2

  • Vùng nướu quanh răng khôn đỏ hơn bình thường và sưng phồng. 
  • Nướu bị kích ứng và dễ chảy máu. 
  • Hơi thở có mùi khó chịu. 
  • Gặp khó khăn khi cử động miệng, hoặc đau khi nuốt. 
  • Má sưng phồng và đau hàm.  
  • Thức ăn bị mắc kẹt ở kẽ răng và khó làm sạch.
  • Có thể sốt nhẹ.

Triệu chứng nghiêm trọng2 3

  • Vùng nướu răng bị sưng tiết ra dịch mủ có mùi hôi.
  • Nhiễm trùng lan ra các mô và răng xung quanh. 
  • U nang hình thành xung quanh răng. 
Đau và sưng tấy ở hàm là triệu chứng phổ biến của sưng nướu do răng khôn
Đau và sưng tấy ở hàm là triệu chứng phổ biến của sưng nướu do răng khôn

Sưng nướu răng khôn có nguy hiểm không?

Sưng nướu răng khôn là một triệu chứng thường gặp khi mọc răng khôn. Thế nhưng không vì thế mà bạn chủ quan. Một vài trường hợp nếu không chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:3 4

  • Nhiễm trùng và sâu răng. 
  • Hình thành u nang gây phá hủy răng.
  • Tổn thương răng và các mô lân cận. 
  • Tiêu xương răng. 

Mọc răng khôn khi nào cần điều trị?

Liệu có phải tất cả các trường hợp mọc răng khôn đều cần phải nhổ bỏ? Thực tế, nha sĩ khuyên rằng chỉ nên nhổ bỏ răng khôn trong trường hợp nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe về sau. Bên cạnh đó, việc nhổ răng khôn có thể gây ra khó chịu và một vài tác dụng phụ khác. Bạn nên nhổ bỏ răng khôn khi:5 6

  • Gây ảnh hưởng đến các răng lân cận: Răng khôn có thể đẩy các răng xung quanh của bạn gây đau miệng và gây ra các vấn đề về khớp cắn.
  • Tổn thương hàm: Các u nang có thể hình thành xung quanh răng mới. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây mất hàm hoặc tổn thương dây thần kinh của bạn.
  • Nướu bị viêm: Mô xung quanh bị sưng lên và khó làm sạch.
  • Sâu răng: Nướu bị sưng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng. 
  • Răng khôn gây trở ngại cho các phương pháp điều trị nha khoa khác như niềng răng,… 

Phương pháp điều trị sưng nướu răng khôn

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị tình trạng này cả tại nhà và nha khoa. Tùy theo tình trạng, mức độ sưng nướu của bạn mà lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất. Khi áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà nhưng không thuyên giảm, hãy đến gặp nha sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất. Một số cách điều trị sưng nướu sau đây mà bạn có thể tham khảo:2 3

  • Chườm đá trực tiếp lên vùng bị sưng. Điều này giúp giảm tạm thời tình trạng sưng tấy.
  • Dùng thuốc kháng viêm NSAIDs không kê đơn như aspirin hoặc ibuprofen
  • Vệ sinh xung quanh khu vực nướu bị sưng tại nha khoa.
  • Dùng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ.
  • Nhổ bỏ răng khôn.
Bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng khôn để điều trị sưng nướu do mọc răng khôn
Bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng khôn để điều trị sưng nướu do mọc răng khôn

Chăm sóc sưng nướu răng khôn tại nhà

Để giảm bớt sự khó chịu khi nướu bị sưng, viêm bạn cần chú ý đến chế độ sinh hoạt cũng như chăm sóc răng miệng. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn giảm sưng nướu răng khôn. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp bạn phục hồi nhanh hơn sau khi can thiệp bằng các phương pháp điều trị nha khoa.

Chăm sóc răng miệng hàng ngày giúp giảm sưng nướu
Chăm sóc răng miệng hàng ngày giúp giảm sưng nướu

Để tìm hiểu chi tiết cách chăm sóc răng miệng, cũng như những lưu ý về chế độ dinh dưỡng trong việc điều trị sưng nướu tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo bài viết Cách trị sưng nướu răng khôn tại nhà hiệu quả của YouMed nhé!

Tóm lại, sưng nướu răng khôn là một hiện tượng phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải khi mọc răng khôn. Thế nhưng bạn không nên xem thường nó, vì nó có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm. Những thông tin trên đây chỉ là tham khảo, khi tình trạng sưng nướu răng khôn trở nên nghiêm trọng, hãy đến nha sĩ để được nhận lời tư vấn tốt nhất. Và đừng quên chăm sóc răng miệng hàng ngày và có chế độ ăn phù hợp nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Pericoronitishttps://www.webmd.com/oral-health/guide/pericoronitis#091e9c5e80009168-1-2

    Ngày tham khảo: 12/01/2023

  2. Wisdom teethhttps://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/wisdom-teeth

    Ngày tham khảo: 12/01/2023

  3. Wisdom Teeth Swellinghttps://www.healthline.com/health/wisdom-teeth-swelling

    Ngày tham khảo: 08/09/2022

  4. What You Should Know About Wisdom Teethhttps://www.webmd.com/oral-health/ss/slideshow-wisdom-teeth

    Ngày tham khảo: 08/09/2022

  5. Do I Need to Have My Wisdom Teeth Removed?https://www.webmd.com/oral-health/wisdom-teeth-removal-necessary

    Ngày tham khảo: 08/09/2022

  6. Should you have your wisdom teeth removed?https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279590/

    Ngày tham khảo: 08/09/2022

  7. 6 Ways to Keep Your Gums Healthyhttps://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/ways-to-keep-gums-healthy

    Ngày tham khảo: 09/09/2022

  8. The Best and Worst Foods for Your Teethhttps://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=4062%20

    Ngày tham khảo: 09/09/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người