YouMed

Bác sĩ giải đáp: Răng khôn bị sâu có nên nhổ không?

Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Tác giả: Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt

Răng khôn là chiếc răng mọc ở vị trí cuối cùng của hàm. Tại sao răng khôn lại dễ bị sâu? Vậy răng khôn bị sâu có nên nhổ hay không? Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết sau nhé.

Tại sao răng khôn dễ bị sâu?

Răng khôn thường mọc vào khoảng từ tuổi 17 đến 25, thường gây cảm giác đau khi mọc. Hầu hết mọi người đều có bốn chiếc răng khôn – hai chiếc hàm trên, hai chiếc ở hàm dưới. Bên cạnh đó, thay vì mọc thẳng, răng khôn thường có nhiều kiểu mọc lệch khác nhau. Vị trí mọc đặc biệt nên khó đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ cho răng.

Khi răng thường xuyên tiếp xúc với axit – ví dụ, nếu bạn thường xuyên ăn các thực phẩm hoặc đồ uống chứa nhiều đường và tinh bột. Như vậy, lượng axit được tạo ra từ thức ăn sẽ liên tục tấn công lên răng. Khiến men răng nhanh chóng mất đi lớp bảo vệ. Ngoài ra, khi ăn thức ăn thừa dễ tồn đọng tại khu vực này, dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Dẫn đến răng khôn dễ bị các bệnh lý răng miệng hơn những răng khác.1 2

Tình trạng răng khôn bị sâu
Tình trạng răng khôn bị sâu

Dấu hiệu nhận biết bị sâu răng khôn

Khi răng khôn bị sâu bạn có thể gặp các tình trạng như sau:2 3

  • Ban đầu tình trạng đau răng sẽ đi từ cấp độ nhẹ nhàng đến dữ dội. Cơn đau tự xảy ra mà không rõ nguyên nhân, có thể liên tục hoặc chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn rồi biến mất.
  • Một dấu hiệu khác đó là miệng sẽ có mùi hôi. Nguyên nhân là do vi khuẩn và các thức ăn thừa chưa được vệ sinh sạch gây ra. Hôi miệng khiến bạn tự ti khi giao tiếp với người khác.
  • Tình trạng ê buốt, cơn đau nhẹ đến dữ dội khi bạn cắn.
  • Đau nhẹ đến buốt khi ăn hoặc uống thứ gì đó ngọt, nóng hoặc lạnh.
  • Khi tình trạng nặng hơn, sẽ quan sát thấy lỗ hoặc vết rỗ có màu trên bề mặt răng của bạn.
Răng khôn bị sâu gây đau nhức, khó chịu
Răng khôn bị sâu gây đau nhức, khó chịu

Những ảnh hưởng của răng khôn bị sâu

Ảnh hưởng sức khoẻ răng miệng

Khi răng khôn bị sâu nhẹ, chúng ta sẽ chỉ cảm nhận được cảm giác đau nhẹ hay vệt màu nâu trên răng. Tuy nhiên, sau một thời gian dài khi lớp màng bảo vệ răng đã bị bào mòn. Vi khuẩn sẽ tấn công vào các dây thần kinh nằm sâu trong răng, hay còn gọi là tuỷ răng. Khi răng khôn bị sâu nặng, các tổn thương sẽ khiến các bạn đau nhức tột cùng.

Nếu để tình trạng sâu răng kéo dài, dẫn đến răng bị bể vụn. Và quyết định nhổ răng là điều không thể tránh khỏi.3

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

Răng là cơ quan nhai phục vụ chính cho quá trình tiêu hoá. Chức năng chính của răng là cắt nhỏ thức ăn, giúp dạ dày dễ dàng hơn khi tiêu hoá chúng. Khi răng bị đau những thì khả năng nhai sẽ bị giảm, mức độ giảm phụ thuộc vào mức độ đau răng. Nghĩa là răng đau càng nhiều thì lực nhai sẽ giảm đi càng nhiều.

Như vậy, thức ăn có thể sẽ chưa được nghiền kỹ trước khi đưa tới dạ dày. Sau cùng, hệ tiêu hoá phải gánh chịu những hậu quả như khó tiêu, đầy bụng, đau dạ dày,…4

Ảnh hưởng đến tinh thần và gây mất ngủ

Thời gian mỗi ngày một người nên ngủ là từ 6 đến 9 giờ. Bên cạnh đó, chất lượng của giấc ngủ cũng rất quan trọng. Trong khi đó, đau răng chính là kẻ thù của một giấc ngủ ngon. Cơn đau sẽ khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ và có thể khiến bạn thức dậy vào nửa đêm. Nếu để tình trạng kéo dài, việc mất ngủ sẽ gây ra tình trạng căng thẳng, làm việc giảm năng suất.5 Vì thế, đối với trường hợp cấp tính như vậy, bạn nên lập tức tìm đến bác sĩ để được thăm khám chữa bệnh.

Mất giấc ngủ ngon vì đau răng
Mất giấc ngủ ngon vì đau răng

Khi nào cần đến gặp nha sĩ?

Vệt màu nâu hay đen được hình thành trên răng khôn nói riêng hay những răng khác nói chung, thường diễn ra âm thầm. Vì thế, chúng ta phải thường xuyên kiểm tra và làm sạch răng miệng, ngay cả khi miệng của bạn không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Trong quá trình thăm khám, nha sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ giúp bạn làm các việc sau:1

  • Loại bỏ mảng bám trên răng.
  • Kiểm tra bất kỳ khu vực nào có nguy cơ bị sâu răng sớm.
  • Chỉ cho bạn cách làm sạch răng kỹ lưỡng.
  • Nếu cần thiết, nha sĩ sẽ bôi gel có chứa fluor.
  • Lên lịch kiểm tra răng định kỳ cho bạn.

Ngoài ra, nếu bạn đã có những biểu hiện như đau răng vừa, đau liên tục, đau dữ dội, … Hay răng khôn bị ê buốt khi ăn đồ ngọt, lạnh, chua. Bạn hãy nhanh chóng tìm đến nha sĩ, để được nhân viên y tế hỗ trợ điều trị kịp thời.1 2 6

Thăm khám bác sĩ định kỳ chăm sóc răng miệng
Thăm khám bác sĩ định kỳ chăm sóc răng miệng

Răng khôn bị sâu có nên nhổ không?

Răng sâu gây nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên không phải trường hợp sâu nào cũng cần phải nhổ răng. Tuỳ vào mức độ sâu răng và chiều hướng mọc của răng khôn mà bác sĩ sẽ có cách xử lý phù hợp cho mỗi bệnh nhân.

Đối với răng khôn mọc thẳng mà bị sâu nhẹ. Vị trí bị sâu không gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Lỗ răng sâu không quá to và răng chưa bị vỡ. Các bác sĩ sẽ can thiệp bằng phương pháp trám răng.2 3

Đối với răng khôn mọc lệch, mọc không hết răng, mọc ngang mà bị sâu nhẹ. Đa phần những trường hợp này sẽ được bác sĩ khuyên nên nhổ răng. Vì tình trạng răng mọc lệch, mọc ngang đã là nguyên nhân của nhiều vấn đề răng miệng khác. Chúng có thể ảnh hưởng đến nướu và các răng xung quanh.2

Đối với những răng khôn bị sâu nặng, răng bị vỡ và ảnh hưởng đến tủy. Những trường hợp này sẽ được tư vấn nhổ răng để đảm bảo sức tình trạng sức khỏe cho bạn.3

Bị sâu răng khôn có tự điều trị được không?

Nếu không có sự giúp đỡ từ bác sĩ, chúng ta không thể tự điều trị dứt điểm tại nhà. Hiện nay, ta có thể tham khảo vài phương pháp giảm đau tại nhà cho răng bị sâu. Cụ thể như sử dụng các tinh dầu có tính kháng khuẩn như tinh dầu đinh hương, tinh dầu bạc hà để làm dịu cơn đau.7 Bên cạnh đó, hiệu quả của các phương pháp trên còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng nước súc miệng có tính kháng khuẩn.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để giảm tình trạng khô miệng.
  • Chế độ ăn uống nên hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, thực phẩm cứng.
  • Nếu tình trạng đau, ê buốt không giảm đi. Lời khuyên là bạn nên thăm khám nha sĩ để được sự hỗ trợ kịp thời.

Phương pháp điều trị răng khôn bị sâu

Sau đây là hai phương pháp phổ biến khi điều trị răng khôn bị sâu:2 3

Phương pháp trám răng

Sau khi thăm khám bác sĩ và được quyết định can thiệp bằng phương pháp trám răng. Bác sĩ sẽ tiến hành theo các bước sau:

  • Vệ sinh răng để đảm bảo không còn vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Bác sĩ sử dụng các thiết bị nạo sạch ổ sâu trên răng khôn. Nếu bạn bị viêm tuỷ, bạn sẽ được bác sĩ can thiệp hút phần tuỷ viêm ra. Để đảm bảo không còn cảm giác đau đớn nào, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ khi tiến hành.
  • Tiếp đến, cách ly khu vực răng khôn bị sâu để tiến hành trám răng.

Nhổ răng bị sâu

Khi tình trạng sâu răng khôn diễn ra nặng hơn. Vết sâu răng lan rộng, có thể gây bể răng. Lúc này, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp loại bỏ răng khôn. Vậy nhổ răng khôn bị sâu có đau không? Câu trả lời là hiện nay, nhờ vào sự phát triển của khoa học, khi thực hiện nhổ răng bạn sẽ không cảm nhận được bất kỳ cảm giác khó chịu nào.

Trước nhổ răng khôn, bạn cần bảo đảm có sức khỏe chung tốt. Có sức khỏe chung tốt cụ thể là không có hoặc đã kiểm soát được các bệnh lý của bản thân. Ngoài ra các bệnh như huyết áp cao, máu khó đông, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch sẽ được xem xét sử dụng thuốc sao cho an toàn nhất.

Sau đó bác sĩ sẽ gây tê trước khi tiến hành nhổ răng. Vì thế, bạn sẽ không còn cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng, cơn đau có thể làm bạn khó chịu. Chính vì thế bác sĩ sẽ kê thuốc để hỗ trợ giảm triệu chứng sau nhổ răng. Cơn đau sẽ hết sau vài giờ hoặc vài ngày tuỳ vào cơ địa của mỗi người.

Tình trạng răng khôn bị sâu gây khó chịu và đau nhức. Vì thế để phòng ngừa nguy cơ gây sâu răng, mọi người nên chăm chỉ vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, cần thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khoẻ răng miệng. Trên đây là một số thông tin cơ bản về cách xử lý răng khôn bị sâu. Hy vọng bài viết mang đến bạn nhiều thông tin bổ ích.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. The Tooth Decay Process: How to Reverse It and Avoid a Cavityhttps://www.nidcr.nih.gov/health-info/tooth-decay/more-info/tooth-decay-process

    Ngày tham khảo: 06/01/2023

  2. Impacted wisdom teethhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/wisdom-teeth/symptoms-causes/syc-20373808

    Ngày tham khảo: 06/01/2023

  3. Tooth Decayhttps://medlineplus.gov/toothdecay.html

    Ngày tham khảo: 06/01/2023

  4. How Your Teeth Affect Your Digestive Systemhttps://totalhealthmagazine.com/Dental-Health/How-Your-Teeth-Affect-Your-Digestive-System.html

    Ngày tham khảo: 06/01/2023

  5. THE CONNECTION BETWEEN INSOMNIA AND DENTAL PROBLEMShttps://medicalorthodontics.org/dental_articles/the-connection-between-insomnia-and-dental-problems/

    Ngày tham khảo: 06/01/2023

  6. Tooth Decay: Stages, Complications, and Treatmenthttps://www.verywellhealth.com/tooth-decay-5216761#toc-tooth-decay-symptoms:~:text=When%20to%20See,in%20the%20future.

    Ngày tham khảo: 06/01/2023

  7. Best Essential Oils for Toothache Painhttps://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/essential-oils-for-toothache

    Ngày tham khảo: 06/01/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người