YouMed

Suy chức năng sinh dục nam: Làm thế nào để lấy lại sinh lực?

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Suy chức năng sinh dục nam là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone testosterone hoặc tinh trùng hay cả hai. Có thể do bẩm sinh hoặc chấn thương hay nhiễm trùng. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào nguyên nhân và độ tuổi khởi phát. Vậy làm thế nào để điều trị tình trạng bệnh lý này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô để có được những thông tin hữu ích nhất.

Dương vật bị sưng là một tình trạng khẩn cấp rất cần được điều trị. Nó biểu hiện một bất thường nào đó ở dương vật. Đồng thời, tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục cũng như đi vệ sinh ở nam giới. Vậy thì tình trạng sưng dương vật là biểu hiện của bệnh lý gì? Bệnh lý ấy có nguy hiểm hay không? Phải xử trí sưng dương vật thế nào cho phù hợp? 

Triệu chứng Suy chức năng sinh dục nam là gì?

Suy giảm chức năng sinh dục có thể xuất hiện từ trong bào thai, trước tuổi dậy thì hoặc trong độ tuổi trưởng thành. Triệu chứng tùy thuộc vào thời gian xuất hiện.

1. Trong bào thai

Nếu cơ thể không sản sinh đủ testosterone trong thời kỳ bào thai, cơ quan sinh dục ngoài có thể chậm phát triển. Tùy thuộc vào thời gian khởi phát và lượng testosterone lúc đó mà trẻ có thể sinh ra với:

  • Cơ quan sinh dục nữ
  • Không rõ là cơ quan sinh dục nam hay nữ
  • Cơ quan sinh dục nam kém phát triển

2. Tuổi dậy thì

Suy sinh dục nam có thể gây dậy thì muộn hoặc phát triển không hoàn toàn hoặc thiếu các đặc điểm bình thường. Nó có thể cản trở các quá trình:

  • Phát triển cơ
  • Giọng nói trầm
  • Tăng tưởng chiều cao và mọc râu
  • Tăng kích thước dương vật và tinh hoàn

Suy chức năng sinh dục nam cũng có thể gây ra:

  • Tay chân to quá mức so với thân mình
  • Phát triển mô tuyến vú (nữ hóa tuyến vú)

3. Tuổi trưởng thành

Ở người nam trưởng thành, suy giảm chức năng sinh dục có thể thay đổi đặc điểm nam tính và làm suy giảm chức năng sinh sản. Các triệu chứng và dấu hiệu sớm bao gồm:

Theo thời gian, người suy giảm chức năng sinh dục có thể có các triệu chứng:

Suy sinh dục nặng có thể làm thay đổi cảm xúc và tâm thần. Khi testosterone giảm, có thể có triệu chứng tương tự như mãn kinh ở phụ nữ. Bao gồm:

  • Khó tập trung
  • Bốc hỏa

Nguyên nhân nào gây Suy chức năng sinh dục nam?

Suy chức năng sinh dục nam có nghĩa là tinh hoàn không sản xuất đủ testosterone. Có 2 loại suy sinh dục chính là:

  • Nguyên phát. Còn được gọi là suy tinh hoàn nguyên phát. Nguyên nhân là do vấn đề ở tinh hoàn.
  • Thứ phát. Do vấn đề ở vùng hạ đồi hoặc tuyến yên – vùng não kích thích tinh hoàn sản sinh ra testosterone. Vùng hạ đồi tiết ra hormon GnRH, ra tín hiệu cho tuyến yên tiết hormon FSH và LH. Sau đó LH sẽ ra tín hiệu cho tinh hoàn tiết testosterone.

Cả hai loại suy sinh dục có thể do di truyền hoặc mắc phải, ví dụ như chấn thương hoặc nhiễm trùng. Đôi khi suy sinh dục nguyên phát và thứ phát xảy ra đồng thời.

1. Suy chức năng sinh dục nguyên phát

Các nguyên nhân phổ biến của suy sinh dục nguyên phát bao gồm:

  • Hội chứng Klinefelter. Người nam bình thường sẽ có 1 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y. Trong hội chứng này, người nam sẽ có ít nhất 2 nhiễm sắc thể X kèm với 1 nhiễm sắc thể Y. Nhiễm sắc thể X bị dư sẽ gây bất thường tinh hoàn, làm giảm testosterone.
  • Tinh hoàn ẩn. Trước khi sinh ra, tinh hoàn nằm trong bụng và sau đó di chuyển xuống bìu. Tinh hoàn không xuống bìu lúc sinh ra gọi là tinh hoàn ẩn. Nếu không điều trị sớm, có thể dẫn đến bất thường chức năng tinh hoàn và giảm testosterone.
  • Viêm tinh hoàn do quai bị. Nhiễm quai bị trong độ tuổi thanh thiếu niên hoặc trưởng thành có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn. Gây rối loạn chức năng tinh hoàn và giảm testosterone.
  • Bệnh ứ sắt. Sắt tích tụ quá nhiều trong máu có thể gây suy tinh hoàn hoặc rối loạn chức năng tuyến yên. Ảnh hưởng đến sự sản sinh testosterone.
  • Chấn thương tinh hoàn. Vì tinh hoàn nằm ngoài bụng nên dễ bị tổn thương hơn. Chấn thương tinh hoàn trong giai đoạn phát triển có thể gây suy chức năng sinh dục. Chấn thương một tinh hoàn có thể không làm giảm tiết testosterone.
  • Điều trị ung thư. Hóa trị hoặc xạ trị có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất testosterone và tinh trùng. Ảnh hưởng thường chỉ là tạm thời, nhưng một số có thể bị vô sinh kéo dài. Mặc dù nhiều người có thể sinh sản trở lại trong vài tháng, vẫn nên bảo quản tinh trùng trước khi điều trị ung thư.

Xem thêm: Bạn biết gì về Hội chứng Klinefelter?

2. Suy chức năng sinh dục thứ phát

Trong suy sinh dục thứ phát, tinh hoàn vẫn bình thường nhưng thực hiện chức năng không đúng do nguyên nhân ở hạ đồi, tuyến yên. Các nguyên nhân bao gồm:

  • Hội chứng Kallmann. Là một bất thường vùng hạ đồi. Gây giảm khứu giác và mù màu đỏ – lục.
  • Rối loạn tuyến yên. Là bất thường tuyến yên gây giảm chức năng tiết hormon tuyến yên kích thích sản sinh testosterone. U tuyến yên hoặc các loại u não ở tuyến yên có thể gây giảm testosterone. Điều trị u não, chẳng hạn như phẫu thuật hoặc xạ trị, cũng có thể ảnh hưởng đến tuyến yên và gây suy sinh dục.
  • Bệnh lý viêm. Các bệnh lý như sarcoidosis, lao ở vùng hạ đồi tuyến yên có thể ảnh hưởng đến sản sinh testosterone.
  • HIV/AIDS. HIV/AIDS có thể gây giảm lượng testosterone do ảnh hưởng đến vùng hạ đồi, tuyến yên và tinh hoàn.
  • Thuốc. Một số loại thuốc, như thuốc giảm đau opiate và một số loại hormon có thể ảnh hưởng đến sản sinh testosterone.
  • Béo phì. Có thể liên quan đến suy chức năng sinh dục.
  • Tuổi già. Khi tuổi càng cao, testosterone sẽ giảm dần.

Suy chức năng sinh dục thứ phát
Suy chức năng sinh dục thứ phát

Yếu tố nguy cơ của Suy chức năng sinh dục nam là gì?

  • HIV/AIDS
  • Tiền căn hóa trị hoặc xạ trị trước đó
  • Lớn tuổi
  • Béo phì
  • Suy dinh dưỡng

Suy chức năng sinh dục có thể di truyền.

Suy chức năng sinh dục nam gây ra biến chứng gì?

Biến chứng của suy sinh dục không điều trị tùy thuộc vào thời gian khởi phát – bào thai, dậy thì, trưởng thành. Bao gồm:

  • Bất thường cơ quan sinh dục
  • Nữ hóa tuyến vú
  • Vô sinh
  • Rối loạn cương dương
  • Loãng xương
  • Mặc cảm, tự ti

Chẩn đoán Suy chức năng sinh dục nam bằng cách nào?

Phát hiện sớm ở trẻ nhỏ có thể giúp ngăn ngừa dậy thì muộn. Chẩn đoán và điều trị sớm ở người trưởng thành giúp ngăn ngừa loãng xương và các bệnh lý khác.

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và đánh giá các đặc điểm bên ngoài về giới tính, như lông mu, cơ và tinh hoàn.

Bác sĩ cũng sẽ làm xét nghiệm máu đo nồng độ testosterone. Nồng độ testosterone thay đổi trong ngày và thường cao nhất vào buổi sáng. Vì vậy xét nghiệm máu thường sẽ làm trước 10 giờ sáng, có thể nhiều hơn 1 ngày.

Nếu xét nghiệm cho kết quả nồng độ testosterone thấp, xét nghiệm xác định nguyên nhân tại tinh hoàn hay tuyến yên sẽ được thực hiện. Bao gồm:

  • Đo hormon
  • Phân tích tinh dịch
  • Hình ảnh học tuyến yên
  • Di truyền học
  • Sinh thiết tinh hoàn

Chẩn đoán Suy chức năng sinh dục nam

Điều trị Suy chức năng sinh dục nam như thế nào?

1. Người trưởng thành

Điều trị thay thế testosterone giúp đưa nồng độ testosterone trở về bình thường. Testosterone sẽ làm giảm các dấu hiệu của suy sinh dục nam như giảm ham muốn tình dục, giảm sinh lực, giảm mọc lông và râu, giảm khối lượng cơ và loãng xương.

Đối với người lớn tuổi có nồng độ testosterone thấp và có triệu chứng suy chức năng sinh dục, điều trị testosterone ít hiệu quả hơn.

Khi điều trị testosterone, bác sĩ sẽ theo dõi hiệu quả điều trị và tác dụng phụ mỗi năm.

Các dạng liệu pháp thay thế testosterone

Testosterone đường uống không được dùng để điều trị suy chức năng sinh dục vì có thể gây nên các vấn đề về gan. Thuốc uống cũng không giữ nồng độ testosterone ổn định.

Gần đây FDA cho phép sử dụng testosterone đường uống Jatenzo, hấp thụ qua hệ bạch huyết. Có thể tránh gây tổn thương gan so với các thuốc đường uống khác.

Các dạng bào chế khác bao gồm:

  • Gel. Bôi testosterone lên vùng da cánh tay hoặc vai (AndroGel, Testim, Vogelxo) hoặc vùng da trước trong đùi (Fortesta). Cơ thể sẽ hấp thụ testosterone qua da. Không nên tắm trong vòng vài giờ sau khi bôi thuốc. Tác dụng phụ là kích ứng da. Tránh tiếp xúc da kề da cho đến khi thuốc khô hẳn, hoặc che chắn da sau khi bôi thuốc.
  • Tiêm. Testosterone cypionate và testosterone enanthate tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
  • Dán. Miếng dán chứa testosterone (Androderm) dán vào đùi hoặc thân mình mỗi đêm. Có thể gây kích ứng da nặng.
  • Ngậm. Ngậm miếng bột chứa testosterone ở má và nướu hàm trên. Dùng 3 lần/ngày. Có thể gây kích ứng nướu.
  • Xịt mũi. Xịt 2 nhát cho mỗi bên mũi, 3 lần/ngày. Có thể bất tiện hơn các dạng thuốc khác.
  • Viên cấy. Viên thuốc chứa testosterone (Testopel) sẽ được cấy dưới da mỗi 3 đến 6 tháng. Phương pháp này cần phải rạch da.

Liệu pháp testosterone có nhiều nguy cơ:

  • Tăng hồng cầu
  • Nổi mụn
  • Nữ hóa tuyến vú
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Giảm sản sinh tinh trùng

Điều trị vô sinh

Nếu nguyên nhân do tuyến yên, có thể dùng hormon để kích thích sản xuất tinh trùng. U tuyến yên có thể cần đến phẫu thuật, thuốc, xạ trị hoặc thay thế các hormon khác.

Thông thường không có cách nào điều trị vô sinh ở người suy chức năng sinh dục nguyên phát. Nhưng công nghệ hỗ trợ sinh sản có thể có ích.

2. Trẻ nhỏ

Điều trị dậy thì muộn phụ thuộc vào nguyên nhân ban đầu. Bổ sung testosterone đường tiêm trong 3 đến 6 tháng có thể kích thích dậy thì và phát triển các đặc điểm sinh dục thứ phát. Chẳng hạn như tăng khối lượng cơ, mọc râu, mọc lông mu và phát triển dương vật.

Suy chức năng sinh dục nam gây mặc cảm tự ti và có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Xác định nguyên nhân là bước đầu quan trọng để lựa chọn điều trị thích hợp nhất. Nếu bạn có các triệu chứng của suy chức năng sinh dục nam, hãy liên hệ bác sĩ nam khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Tinh trùng là tế bào sinh sản của nam giới. Nó mang thông tin di truyền một nửa bộ gen của cha cho con. Để sinh ra được một trẻ em cần sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng. Xem thêm tại đây nhé: Tinh trùng: tế bào sinh dục nam quan trọng

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Male hypogonadism (Symptoms & causes)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/male-hypogonadism/symptoms-causes/syc-20354881

    Ngày tham khảo: 05/09/2020

  2. Male hypogonadism (Diagnosis & treatment)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/male-hypogonadism/diagnosis-treatment/drc-20354886

    Ngày tham khảo: 05/09/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người