YouMed

Suy giáp có chữa khỏi không và câu trả lời từ bác sĩ

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Bạn có biết cứ 100 người trên thế giới, sẽ có 3 đến 5 người mắc suy giáp. Bệnh suy giáp có diễn tiến âm thầm. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng nó sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh suy giáp là gì? Suy giáp có chữa khỏi hay không? Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ giải đáp những thắc mắc này trong bài viết sau đây.   

Suy giáp là bệnh gì?

Suy giáp là một bệnh lý nội tiết. Bệnh xuất phát từ rối loạn sản xuất tại tuyến giáp. Nó giảm lượng hormone ở tuyến giáp. Vì thế nó không đáp ứng được nhu cầu chuyển hóa bình thường của cơ thể. Tùy theo độ tuổi, biểu hiện bệnh sẽ có những đặc trưng riêng. Những cách gọi khác của bệnh là suy tuyến giáp, thiểu năng tuyến giáp, nhược năng tuyến giáp.

Cách điều trị theo nhóm tuổi

Đối với trẻ nhỏ

Suy giáp ở trẻ nhỏ hay còn được gọi là suy giáp bẩm sinh tiên phát. Bất kỳ nguyên nhân tác động tuyến giáp trong giai đoạn bào thai hay sau sinh. Hiện tượng này làm giảm lượng hormon giáp trong máu. Từ đó nó gây bệnh suy giáp.

  • Biểu hiện suy giáp bẩm sinh

Vàng da sinh lý kéo dài nhiều hơn 1 tháng, không có bệnh lý gan mật. Ngoài ra trẻ khó yếu, khóc khàn. Da khô, lạnh. Bộ mặt phù niêm: khoảng cách hai mắt xa nhau, khe mi hẹp, mũi tẹt, lưỡi dày, miệng luôn há. Trẻ ăn ít, bụng to bè.

Vàng da kéo dài hơn 1 tháng là biểu hiện điển hình của suy giáp bẩm sinh
Vàng da kéo dài hơn 1 tháng là biểu hiện điển hình của suy giáp bẩm sinh
  • Suy giáp có chữa khỏi ở trẻ nhỏ không?

Một tin đáng mừng là có thể đưa suy giáp về bình giáp. Trẻ có thể phát triển theo đúng lứa tuổi mà không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên việc điều trị sẽ thực hiện suốt đời.

Liệu pháp thường dùng là thuốc hormone tổng hợp. Tại Việt Nam, thuốc đầu tay là Thyroxin.  Khi dùng thuốc, ba mẹ cần chú ý thể trạng, hoạt động bình thường của trẻ. Trẻ sẽ trở lại nhanh nhẹn, đi học bình thường, cao bằng các bạn cùng tuổi khi điều trị đúng cách.

Đối với người lớn

Suy giáp ở người lớn còn gọi là suy giáp mắc phải. Có nhiều nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Tiền sử gia đình có bệnh lý tại tuyến giáp, bệnh tự miễn cũng làm tăng nguy cơ mắc.

Biểu hiện suy giáp ở người lớn điển hình

  • Mặt tròn như mặt trăng.
  • Nét mặt thờ ơ, ít biểu lộ cảm xúc.
  • Da lạnh, khô, dễ bong vảy.
  • Tóc khô dễ gãy rụng.
  • Môi dày, tím tái. Bàn chân, tay to.

Đáng lưu ý hơn là dấu hiệu soi gương của nhiễm độc giáp. Đó là rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn điều tiết nước, tăng cân tuy ăn uống kém.Ngoài ra còn có triệu chứng tim mạch, nhịp tim chậm. Bệnh có rối loạn thần kinh – tinh thần – cơ.

Ở nữ giới, bệnh biến đổi các tuyến nội tiết. Vì vậy, bệnh gây rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, kèm chảy sữa. Nghiêm trọng hơn gây giảm hay mất khả năng sinh dục.

Vậy suy giáp có chữa khỏi ở người lớn không?

Cũng như suy giáp bẩm sinh, bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát. Thuốc điều trị đầu tay là levothyroxin (L-T4). Tên thuốc đại diện là levo-T, levothroid, levoxyl, synthroid. Ngoài ra còn các nhóm thuốc liothyronin (L-T3), Liotrix (L-T4+L-T3).

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần theo dõi cân nặng, tần số tim, và đề nghị xét nghiệm lại T4, FT4, TSH mỗi 6-8 tuần/ lần.

Đối với thai phụ

Suy giáp ở nữ giới trong giai đoạn mang thai sẽ mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm: sảy thai, thai lưu, thai chậm phát triển… Bởi vì thai nhi còn phụ thuộc nhiều vào hormone giáp của mẹ suốt 10 tuần đầu tiên của thai kỳ. Vì thế, khi mẹ bầu bị thiếu hụt hormone này, thai sẽ rối loạn nhiều chức năng.

  • Biểu hiện suy giáp ở mẹ bầu

Những dấu hiệu phổ biến của tuyến giáp thường bị nhầm với bệnh lý tâm lý trong thời kì thai nghén. Mẹ bầu thường âu lo, buồn bã thậm chí kích thích. Những triệu chứng thực thể khác cũng dễ bị nhầm lẫn. Thai phụ bị rối loạn tiêu hóa, đau quặn bụng (dễ nhầm do thai). Mặt sưng , da căng, vú căng,…

Mẹ bầu sẽ chịu ảnh hưởng nhiều trong sinh hoạt. Mẹ bầu sẽ vận động chậm chạp, thường xuyên lên giường ngủ.

Những ảnh hưởng khác như bệnh lý sản khoa: tăng huyết áp thai kỳ (tền sản giật), bất thường bánh nhau, mất máu nhiều khi lâm bồn,…

Trong nhiều thai phụ suy giáp khác, những triệu chứng hay ảnh hưởng này rất khó phát hiện.

Trong nhiều thai phụ suy giáp khác, những triệu chứng hay ảnh hưởng suy giáp rất khó phát hiện.  
Những triệu chứng hay ảnh hưởng suy giáp đối với thai phụ rất khó phát hiện
  • Vậy suy giáp có chữa khỏi ở mẹ bầu không?

Hầu như bệnh suy giáp không thể chữa khỏi nhưng sẽ được kiểm soát. Mẹ bầu hoàn toàn kiểm soát được bệnh nếu phát hiện trong giai đoạn sớm. Vậy nên, thai phụ cần khám sức khỏe định kỳ 3 tháng/ lần. Việc tầm soát sức khỏe định kỳ mang lại cái nhìn toàn diện cho sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu có thể kịp thời chữa trị bệnh lý.

Điều đặc biệt là thuốc điều trị suy giáp không hề ảnh hưởng đến thai nhi. Ngược lại, thuốc điều trị giáp giúp đảm bảo một chức năng tuyến giáp tốt cho thai kỳ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng hầu như không có tác dụng phụ của thuốc tuyến giáp lên thai nhi. Đồng thời, thuốc còn giúp bé tránh được nguy cơ mắc suy giáp bẩm sinh.

Thuốc điều trị ở mẹ bầu thường dùng là levothyroixin. So liều dùng bình thường, phụ nữ mang thai sẽ cần tăng liều hơn.

Cách chăm sóc bệnh nhân suy giáp

Bệnh nhân suy giáp thường sẽ được điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị phù myxedema nặng, tức suy giáp đe dọa tính mạng, sẽ được nhập viện điều trị.

Chú ý tác dụng phụ của thuốc

Nhiều kiểm chứng cho thấy tác dụng phụ của thuốc giáp là rất hiếm. Hầu hết các trường hợp xuất phát từ việc dùng không đủ hay quá liều. Nếu người bệnh không dùng đủ liều điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn.

Mặt khác, nếu không quá liều chỉ định, bạn sẽ có nguy cơ mắc cường giáp. Hầu như các triệu chứng của cường giáp trái ngược với suy giáp. Trong cả hai tình huống, bạn nên thông báo cho bác sĩ điều trị ngay.

Cách theo dõi bệnh nhân suy giáp

Người bệnh cần thông báo cho chuyên gia y tế ngay trong hai trường hợp sau. Một là các triệu chứng trở nặng. Hai là xuất hiện triệu chứng bất thường khác.

Lưu ý rằng một số thuốc sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của liệu pháp điều trị. Những thuốc này là: thuốc dạ dày, thuốc bổ sung canxi, sắt, thuốc có chứa estrogen.

Thông báo cho bác sĩ nếu bạn quên liều, không được tự ý uống bù.

Nếu bạn quên liều, không được tự ý uống bù
Nếu bạn quên liều, không được tự ý uống bù

Nếu bạn cảm thấy tuyến giáp đã được kiểm soát, hãy khoan dừng điều trị. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước. Bởi vì khi tuyến giáp chưa ổn định, việc ngưng thuốc sẽ làm bệnh nghiêm trọng hơn. Trước tiên, bạn có thể thử giảm liều trong sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Suy giáp là bệnh không thể chữa khỏi. Nhưng với nền y học hiện đại, bệnh sẽ được kiểm soát tốt. Việc điều trị suy giáp hầu như ở ngoại trú. Vì thế, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://kcb.vn/wp-content/uploads/2015/07/Ch%E1%BA%A9n-%C4%91o%C3%A1n-v%C3%A0-%C4%91i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-b%E1%BB%87nh-N%E1%BB%99i-ti%E1%BA%BFt-chuy%E1%BB%83n-h%C3%B3a.pdf
  2. https://suckhoedoisong.vn/benh-suy-tuyen-giap-o-phu-nu-mang-thai-co-nguy-hiem-n182219.html
  3. https://www.thyroid.org/hypothyroidism/#:~:text=Hypothyroidism%20is%20an%20underactive%20thyroid,thyroid%20hormone%20in%20the%20blood

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người