Suy giáp sau điều trị phóng xạ và những lưu ý cho người bệnh
Nội dung bài viết
Tuyến giáp là cơ quan có những mô tham gia chức năng nội tiết. Những mô của tuyến giáp có thể do điều trị phóng xạ mà dẫn đến suy giáp. Vậy suy giáp sau điều trị phóng xạ là gì? Hiện tượng này có nguy hiểm hay không? Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ gửi đến bạn đọc những lưu ý quan trọng. Hãy tiếp tục cùng tìm hiểu hiểu nhé.
Suy giáp là bệnh gì?
Tuyến nội tiết này nằm ở ngay đường giữa cổ, có hình chữ H. Nó tiết ra những hormone cần thiết để vận hành nhiều cơ quan khác. Như giữ ấm cho cơ thể, điều hòa nhịp tim, điều tiết năng lượng nuôi dưỡng các cơ quan. Bất kỳ rối loạn miễn dụng cũng như môi trường sẽ làm biến động quá trình này. Nó làm suy giảm số lượng và chất lượng hormon tuyến giáp. Hiện tượng này gọi là suy giáp.
Xạ trị là một trong những phương pháp dùng điều trị ung thư hiện nay. Liệu pháp này phá hủy những tế bào ung thư nhưng cũng làm ảnh hưởng đến một số cơ quan lân cận. Đối với ung thư vùng đầu mặt cổ, tuyến giáp là vùng dễ bị tổn thương do tia xạ nhất. Vì thế nguy cơ suy giáp sau điều trị phóng xạ sẽ khá cao.
Tại sao điều trị phóng xạ gây suy giáp?
Có hai cơ chế suy giáp sau khi điều trị phóng xạ. Đó chính là do viêm tuyến giáp tự miễn và do teo tuyến giáp.
Viêm tuyến giáp tự miễn
Đây là nguyên nhân hay gặp nhất của suy giáp sau xạ trị. Những minh chứng điển hình trong lịch sử như thảm họa lò phản ứng Chernobyl cho thấy hệ quả của tia xạ. Sự tiếp xúc với nguồn năng lượng này đã gây biến đổi những tế bào tuyến giáp lành tính.
Trong y học, liều phóng xạ đã được tối thiểu tối đa để ứng dụng vào chữa trị bệnh. Những liệu pháp thường sử dụng ngày nay là xạ trị bề mặt (EBRT), iod-131… Tuy vậy, cơ chế phản ứng của cơ thể vẫn khá nhạy cảm. Chúng có thể dẫn đến suy giáp sau điều trị phóng xạ và sự miễn dịch của tuyến giáp.
Teo tuyến giáp
Theo WHO 2016, teo tuyến giáp là một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến suy giáp. Quá trình sử dụng phóng xạ lâu dài và đôi khi tăng liều trên ngưỡng là nguyên nhân chính. Hai tác động này sẽ gây bất hoạt chức năng tuyến giáp. Từ đó, chúng gây teo tuyến giáp. Dẫu vậy, đây vẫn là nguyên nhân khá hiếm gặp trên dân số chung.
Tỷ lệ suy giáp sau điều trị phóng xạ
Suy giáp có thể được xem là một tác dụng phụ không mong muốn của điều trị phóng xạ. Hệ quả này có thể diễn ra khá muộn. Hầu hết các trường hợp sẽ gặp suy giáp cận lâm sàng. Sau đó, nó mới tiến triển thành suy giáp lâm sàng. Nghiên cứu đã cho thấy khoảng 5-20% bệnh nhân sẽ khởi khát suy giáp lâm sàng mỗi năm.
Mặt khác, nhiều thống kê thực hiện ở bệnh nhân mắc suy giáp sau điều trị iod-131. Số bệnh nhân mắc suy giáp sau 10 năm là 59%. Trong khi đó có đến 85% bệnh nhân bị suy giáp sau 25 năm. Lưu ý rằng liều bức xạ trên 40 Gy không phải là một yếu tố nguy cơ liên quan đối với suy giáp. Thông thường, suy giáp là hệ quả của quá trình điều trị lâu dài.
Dấu hiệu suy giáp sau điều trị phóng xạ
Như đã nói, nhiều bệnh nhân sẽ mắc suy giáp cận lâm sàng trước khi bị suy giáp thật sự. Những rối loạn chức năng tuyến giáp dưới lâm sàng sẽ được phát hiện bằng các xét nghiệm. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không nhận biết được điều này. Bởi vì họ không tầm soát nồng độ hormon tuyến giáp thường xuyên. Những dấu hiệu suy giáp cận lâm sàng khá tiềm ẩn. Chúng có thể là những bất ổn tại tim thầm lặng như xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu…
Biểu hiện của suy giáp lâm sàng sẽ có biểu hiện mang tính hệ thống toàn cơ thể. Như chậm phát triển, bệnh trầm cảm, suy nhược tinh thần, tăng cân dù ăn kém. Bệnh biểu hiện bất thường tai đường tiêu hóa: táo bón, chướng bụng,… Nghiêm trọng hơn chúng gây những biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, suy tim,…
Chẩn đoán và điều trị bệnh
Suy giáp sau điều trị phóng xạ thường gây biến chứng khá muộn. Vì thế người bệnh thường chủ quan trước nguy cơ này. Cần biết rằng những bệnh nhân điều trị phóng xạ sẽ có hệ miễn dịch dễ bị tấn công. Họ khá nhạy cảm trước những tác động của môi trường thậm chí là có thể hình thành cơ chế tự miễn. Chẩn đoán và điều trị bệnh sớm là điều rất cần thiết.
Chẩn đoán bệnh
Suy giáp sẽ được chẩn đoán bằng lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó cận lâm sàng là xét nghiệm hormon tuyến giáp TSH và fT4. Những giá trị này thấp hơn hẳn mức bình thường. Đồng thời, kết hợp các dấu hiệu lâm sàng ở trên, bạn có thể bị suy giáp.
Điều trị bệnh suy giáp sau điều trị phóng xạ
Theo phác đồ điều trị hiện nay, điều trị suy giáp là thay thế hormon tuyến giáp của bạn bằng đường uống. Toa thuốc thường là một viên thuốc uống vào mỗi buổi sáng. Liều dùng sẽ được tính toán trên cơ sở: cân nặng và cơ địa của người bệnh. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các thuốc trong các bài viết của YouMed.
Song song với việc điều trị, người bệnh cũng cần thực hiện các lần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, bạn cũng cần duy trì lối sống lành mạnh. Sự hài hòa của chế độ dinh dưỡng và luyện tập sẽ giúp bạn tăng cường miễn dịch cơ thể. Từ đó, nó giúp đẩy nhanh hiệu quả của thuốc.
Suy giáp sau điều trị phóng xạ thường khởi phát khá muộn. Nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan trước nguy cơ này. Nhận thức được sự tiềm tàng của nó, người bệnh cần theo dõi thể trạng của mình thường xuyên. Tuân thủ phác đồ điều trị và tái khám định kỳ ít nhất mỗi 6 tháng để phát hiện sớm không chỉ suy giáp mà còn các nguy cơ khác.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
How common is hypothyroidism after external radiotherapy to neck in head and neck cancer patients?https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3342720/
Ngày tham khảo: 14/06/2021
-
Hypothyroidism after Head and Neck Radiation
https://www.ahns.info/survivorship_intro/hypothyroidism/
Ngày tham khảo: 14/06/2021
-
Hypothyroidism after radiation exposure: brief narrative reviewhttps://link.springer.com/article/10.1007/s00702-020-02260-5
Ngày tham khảo: 14/06/2021