Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Nội dung bài viết
Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ kể cả kháng sinh. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh bao gồm các phản ứng dị ứng từ nhẹ đến các tác dụng phụ nghiêm trọng trên từng cơ quan khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về tác dụng phụ của thuốc kháng sinh thông qua bài viết dưới đây của Dược sĩ Hoàng Thủy Tiên nhé!
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là loại thuốc kê đơn giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Một số bệnh nhiễm trùng phổ biến được điều trị bằng thuốc kháng sinh bao gồm viêm phế quản, viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Thuốc kháng sinh hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng hoặc ngăn chặn vi khuẩn nhân lên và phát triển. Hiện nay, có rất nhiều nhóm kháng sinh khác nhau tuy nhiên tác dụng phụ xảy ra thường giống nhau.
Tác dụng của thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường được chỉ định để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn. Một số trường hợp dùng kháng sinh để điều trị như:
- Nhiễm trùng ở tai và xoang.
- Nhiễm trùng da.
- Nhiễm trùng răng.
- Nhiễm trùng màng não.
- Nhiễm trung bàng quang và thận.
- Viêm họng do liên cầu khuẩn.
- Viêm phổi do vi khuẩn.
- Ho gà.
Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nó không hoạt động đối với các bệnh nhiễm trùng do vi rút gây ra bao gồm:
- Cảm lạnh.
- Sổ mũi.
- Cúm.
Bên cạnh những tác dụng này, khi sử thuốc kháng sinh có thể xảy ra các tác dụng phụ khác.
Tác dụng phụ thông thường của thuốc kháng sinh
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể bao gồm phản ứng dị ứng từ nhẹ đến phản ứng nghiêm trọng.
Khi kháng sinh được sử dụng một cách thích hợp thì hầu hết các loại kháng sinh tương đối an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ gây cản trở khả năng uống thuốc vì vậy trong trường hợp này bạn cần liên hệ với bác sĩ.
Các tác dụng phụ thường gặp với thuốc kháng sinh bao gồm:
1. Hệ tiêu hóa
- Phát ban da nhẹ hoặc phản ứng dị ứng khác.
- Phân mềm, tiêu chảy trong thời gian ngắn.
- Khó chịu bụng, buồn nôn, khó tiêu.
- Ăn không ngon.
- Chuột rút.
Hầu hết các vấn đề về đường tiêu hóa sẽ biến mất nếu ngưng dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu gặp bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng hoặc dai dẳng dưới đây thì nên ngừng thuốc và liên lạc với bác sĩ:
- Phân có xuất hiện vết máu hoặc chất nhầy.
- Tiêu chảy nặng.
- Đau quặn bụng.
- Sốt.
- Nôn mửa không kiểm soát.
2. Nhiễm nấm
Mặc dù thuốc kháng sinh được thiết kế để tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng đôi khi chúng giết chết những vi khuẩn có lợi bảo vệ sức khỏe con người khỏi bị nhiễm nấm. Những người sử dụng thuốc kháng sinh thường bị nhiễm nấm ở:
- Âm đạo.
- Họng.
- Miệng.
Các triệu chứng nhiễm nấm bao gồm:
- Ngứa, sưng và đau âm đạo.
- Đau, cảm giác bỏng khi giao hợp hoặc đi tiểu.
- Tiết dịch âm đạo bất thường, thường có màu trắng xám và vón cục.
- Sốt, ớn lạnh.
- Xuất hiện lớp phủ dày màu trắng trong miệng và cổ họng.
- Đau khi ăn hoặc nuốt.
- Xuất hiện mảng trắng trên cổ họng, má, vòm miệng hoặc lưỡi.
- Mất vị giác.
3. Nhạy cảm ánh sáng
Một số loại kháng sinh làm da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời bao gồm Doxycyclin, Tetracyclin
Trong khi sử dụng thuốc kháng sinh gây nhạy cảm ánh sáng chúng ta nên:
- Tránh tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian dài.
- Luôn sử dụng kem chống nắng phổ rộng, SPF cao khi ra nắng.
- Mặc quần áo bảo vệ khi ra nắng như mũ, quần áo dài tay.
4. Răng bị xỉn màu
Người dùng sử dụng kháng sinh Tetracycline và Doxycycline làm phát triển các vết ố trên men răng. Sự xỉn màu này không thể phục hồi ở người lớn vì họ không có khả năng thay răng.
Vết ố cũng có thể xuất hiện trên xương tuy nhiên xương liên tục tự phục hồi vì vậy các vết ố trên xương do kháng sinh thường phục hồi được.
5. Sốt
Sốt là tác dụng phụ phổ biến của nhiều loại thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, một số nhóm thuốc kháng sinh gây ra sốt là:
- Beta-lactam.
- Cephalexin.
- Minocycline.
- Sulfonamit.
Tác dụng phụ nghiêm trọng của kháng sinh
1. Sốc phản vệ
Sốc phản vệ là một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng làm gây ra phản ứng dị ứng cực kỳ nghiêm trọng, trường hợp hiếm xảy ra và các dấu hiệu bao gồm:
- Tim đập nhanh.
- Phát ban.
- Cảm giác ngứa ran và chóng mặt.
- Sưng miệng, cổ họng, mặt, dưới da.
- Ngất xỉu.
- Co giật.
Sốc phản vệ thường xảy ra trong vòng 15 phút sau khi dùng kháng sinh và có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu ngay.
2. Hội chứng Stevens – Johnson
Hội chứng Stenvens – Johson là hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây ra rối loạn da và niêm mạc ở các bộ phận trên cơ thể như mũi, miệng, cổ họng và phổi.
Hội chứng này thường xảy ra ở nhóm kháng sinh beta-lactam và sulfamethoxazole.
Biểu hiện ban đầu với các triệu chứng như sốt hoặc đau họng theo sau là mụn nước và phát ban lan rộng. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác bao gồm:
- Đau da.
- Ho.
- Sưng mặt hoặc lưỡi.
- Đau trong miệng và họng.
3. Tác động lên hệ tim mạch
Một số thuốc kháng sinh có thể gây ra các vấn đề về tim như nhịp tim không đều hoặc huyết áp thấp.
Thuốc kháng sinh gây ra tác dụng phụ này là erythromycin và một số fluoroquinolon như ciprofloxacin.
4. Co giật
Co giật thường xảy ra khi dùng kháng sinh ciprofloxacin, imipenem và cephalosporin như cefixime và cephalexin.
Nếu bạn có tiền sử bị động kinh hoặc co giật hãy nói với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ loại kháng sinh nào.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Hãy luôn theo dõi sức khỏe trong quá trình dùng thuốc và có bất kì triệu chứng bất thường nào xuất hiện có thể báo cho bác sĩ để được hỗ trợ và xử trí kịp thời!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
What are the side effects of antibiotics?https://www.medicalnewstoday.com/articles/322850
Ngày tham khảo: 19/02/2021
-
Side Effects of Antibiotics: What They Are and How to Manage Themhttps://www.healthline.com/health/infection/antibiotic-side-effects
Ngày tham khảo: 19/02/2021
-
Common Side Effects from Antibiotics, and Allergies and Reactionshttps://www.drugs.com/article/antibiotic-sideeffects-allergies-reactions.html
Ngày tham khảo: 19/02/2021