YouMed

Theo dõi huyết áp: Như thế nào cho đúng?

Bác sĩ LỮ THỊ HỒNG VÂN
Tác giả: Bác sĩ Lữ Thị Hồng Vân
Chuyên khoa: Lão khoa, Tim mạch

Huyết áp cao hay thấp đều có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và theo dõi thường xuyên. Vì vậy, việc theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà là phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để kiểm soát tình hình sức khỏe tim mạch của bản thân. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để biết cách theo dõi huyết áp nhé.

1. Tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Tăng huyết áp là bệnh lý khi áp lực của máu lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp trên 140/90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Nếu không kiểm soát huyết áp tốt mà để cho huyết áp cao kéo dài sẽ làm cho động mạch tổn thương, kém co giãn. Từ đó khiến chất béo cũng dễ dàng tích tụ trong lỏng mạch máu.

Khi mạch máu sẽ bị tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu, buộc tim phải làm việc nhiều hơn, lâu dần có thể dẫn đến nguy cơ như suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành… Nếu tắc nghẽn xảy ra ở não sẽ gây ra đột quỵ, với biến chứng yếu người, liệt hoặc tử vong.

2. Tụt huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Tụt huyết áp cũng nguy hiểm không kém so với tăng huyết áp. Hạ huyết áp xảy ra tuỳ thuộc vào cơ địa hoặc suy nhược hoặc do dùng thuốc hạ huyết áp quá liều (đối với người được chẩn đoán tăng huyết áp). Người bị huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp xuống thấp hơn 90/60 mmHg.

Triệu chứng của huyết áp thấp bao gồm chóng mặt, nhìn mờ, buồn nôn, mệt mỏi, đói bụng và ngất xỉu. Huyết áp giảm đột ngột có thể nguy hiểm đến tính mạng vì khi ấy não không nhận được lượng máu cung cấp đầy đủ.

Để tránh các biến chứng khi tăng huyết áp hay hạ huyết áp đột ngột, theo dõi huyết áp tại nhà là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất hiện nay.

Xem thêm: Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không? Những điều mẹ bầu cần biết

3. Theo dõi huyết áp tại nhà

Những đối tượng nào nên tự theo dõi huyết áp?

  • Người bệnh được chẩn đoán tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp;
  • Người bệnh tăng huyết áp mới bắt đầu điều trị bằng thuốc hạ huyết áp. Việc theo dõi huyết áp sẽ giúp đánh giá hiệu quả của thuốc. Từ đó có cơ sở để bác sĩ thay đổi việc điều trị phù hợp cho từng người;
  • Những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp;
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những phụ nữ bị tăng huyết áp do thai kỳ;
  • Những người thường cho kết quả huyết áp sai ở phòng khám: ví dụ như những người tăng huyết áp khi gặp bác sĩ (hội chứng áo choàng trắng), hoặc hạ huyết áp khi gặp bác sĩ (tăng huyết áp ẩn giấu).

Tự đo huyết áp như thế nào cho đúng?

theo dõi huyết áp

– Trước khi đo huyết áp, bạn không được hút thuốc, uống thức uống có café hoặc dùng chất kích thích. Cũng không được tập thể dục hoặc làm việc nặng trước 30 phút khi đo huyết áp.

– Hãy đi vệ sinh trước khi đo huyết áp và nghỉ ngơi ít nhất 5 phút ở khu vực yên tĩnh trước khi đo.

– Tư thế ngồi: Hãy ngồi lưng thẳng, chân không được bắt chéo. Máy đo huyết áp nên đặt trên bàn ngang tầm với ngực, tay duỗi thẳng để trên bàn.

– Thời gian đo: Bạn nên đo vào cùng một thời gian ở mỗi ngày, có thể là vào buổi sáng hoặc buổi tối. Việc này sẽ giúp so sánh huyết áp mỗi ngày một cách chính xác hơn. Thông thường huyết áp vào buổi tối sẽ thấp hơn huyết áp ban ngày.

– Đo nhiều lần để có kết quả chính xác nhất: Bạn nên đo 2 – 3 lần mỗi lần để lấy kết quả trung bình. Hãy ghi lại các chỉ số huyết áp của bạn và mang theo khi tái khám để bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của thuốc bạn đang sử dụng nhé.

4. Ý nghĩa của các chỉ số huyết áp

Ý nghĩa

HA tâm thu

(huyết áp trên)

HA tâm trương 

(huyết áp dưới)

Bình thường

<120

<80

Tiền tăng huyết áp

120-129

<80

Tăng huyết áp độ 1

130-139

80-89

Tăng huyết áp độ 2

>140

>90

Tăng huyết áp cấp cứu/ khẩn cấp

>180

>120

5. Làm gì khi chỉ số huyết áp của bạn cao hơn mức bình thường?

– Một chỉ số huyết áp cao chưa kết luận được rằng thuốc bạn đang điều trị không hiệu quả. Bạn nên đo huyết áp vài lần nữa và gặp bác sĩ để được tư vấn.

– Nếu chỉ số huyết áp của bạn cao hơn 180/120 mmHg, hãy nghỉ ngơi 5 phút và đo lại. Nếu khi đo lại lần 2 chỉ số vẫn cao như vậy, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức, vì có thể bạn đang bị tăng huyết áp khẩn cấp.

Đặc biệt , nếu chỉ số huyết áp của bạn cao hơn 180/120 mmHg, kèm theo các triệu chứng tổn thương cơ quan như đau tức ngực, khó thở, đau lưng, nhìn mờ, khó nói, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức, vì thể có bạn đang bị tăng huyết áp cấp cứu.

6. Làm gì khi chỉ số huyết áp của bạn thấp hơn mức bình thường?

Thông thường huyết áp thấp không gây ra triệu chứng nghiêm trọng và hiếm khi cần phải điều trị.

  • Khi có triệu chứng hạ huyết áp, điển hình là chóng mặt, mệt mỏi, bạn cần tìm ra nguyên nhân của nó.
  • Nếu bạn đang sử dụng thuốc hạ huyết áp (với bệnh nhân bị tăng huyết áp), bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn đổi thuốc hoặc giảm liều của thuốc đang sử dụng.
  • Nếu không tìm ra được nguyên nhân, bạn cần thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống.
  • Bổ sung thêm muối: Ở bệnh nhân tăng huyết áp, việc bổ sung muối có thể làm trầm trọng thêm bệnh. Tuy nhiên, người bị hạ huyết áp lại được khuyến khích bổ sung thêm muối.
  • Uống đủ nước: sẽ giúp tăng thể thích tuần hoàn và tăng huyết áp.
  • Nếu vẫn không kiểm soát được huyết áp, bác sĩ có thể sẽ tư vấn thuốc tăng huyết áp cho bạn.

Theo dõi huyết áp là biện pháp hữu hiệu để kiểm tra tính hiệu quả của thuốc cũng như đánh giá lối sống, chế độ ăn của mỗi người. Mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là những người đã được chẩn đoán tăng huyết áp, cần phải theo dõi huyết áp mỗi ngày để phòng ngừa các biến chứng do huyết áp không ổn định gây ra.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/understanding-blood-pressure-readings/monitoring-your-blood-pressure-at-home
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20355470

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người