YouMed

Nghẹt mũi: Đừng làm dụng thuốc nguy hiểm khó lường

Thạc sĩ, Bác sĩ NGUYỄN KIỀU VIỆT NHI
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Kiều Việt Nhi
Chuyên khoa: Tai - Mũi - Họng

Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp nhất trong các bệnh lý về mũi. Tại Việt Nam, chúng ta dễ dàng tìm mua ngoài tiệm một loại thuốc xịt  với giá thành cực rẻ. Loại thuốc đó khi dùng sẽ giống như “thuốc thần”, chỉ cần nhỏ 1-2 giọt vào mũi sẽ làm bạn cảm thấy thở thông tức thì. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chỉ giới hạn trong vài ngày, sau đó nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng sẽ để lại những hậu quả rất xấu.

1. Tại sao bạn bị nghẹt mũi?

Nghẹt mũi có thể được gây ra bởi bất cứ kích thích gì lên mũi bạn hoặc tình trạng viêm niêm mạc mũi. Nhiễm trùng, dị ứng là 2 nhóm nguyên nhân thường xuyên gây ra nghẹt mũi, chảy nước mũi. Đôi khi, nó còn kèm chảy nước mũi có thể được gây ra bởi các kích thích như khói thuốc lá, khói xe, bụi, ô nhiễm môi trường.

Tại sao bạn bị nghẹt mũi?
Tại sao bạn bị nghẹt mũi?

Nghẹt mũi thường gặp trong các bệnh lý sau:

  • Viêm xoang cấp (nhiễm trùng xoang)
  • Dị ứng (khói thuốc lá, phấn hoa, bụi, khói xe…)
  • Viêm xoang mạn
  • Cảm lạnh thông thường
  • Nhiễm cúm (vi-rút cúm) và các vi-rút khác đường hô hấp
  • Thuốc xịt mũi thông mũi
  • Vẹo vách ngăn
  • Không khí khô
  • Thức ăn, đặc biệt là các món cay
  • Uống đồ uống chứa cồn (bia, rượu mạnh)
  • Bệnh u hạt vòng
  • Thay đổi nội tiết tố (thường gặp ở phụ nữ có thai, phụ nữ tiền mãn kinh)
  • Một số loại thuốc (điều trị huyết áp cao, rối loạn cương dương, trầm cảm, co giật…)
  • Polyp mũi
  • Viêm mũi không dị ứng ( nghẹt mũi mãn tính hoặc hắt hơi không liên quan đến dị ứng), viêm mũi vận mạch
  • Hen suyễn nghề nghiệp
  • Thai kỳ
  • Khối u vùng mũi.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Rối loạn tuyến giáp

>> Có thể bạn quan tâm:

Nghẹt mũi là một triệu chứng vô cùng phổ biến, hầu như ai cũng từng gặp phải. Triệu chứng có thể là sinh lý bình thường hoặc cũng có thể là bệnh lý. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến nghẹt mũi. Vậy các nguyên nhân đó là gì? Có thể điều trị hay không? Khi nào cần đi khám bác sĩ. Để trả lời những câu hỏi ấy, bạn có thể tham khảo bài viết: “Nghẹt mũi: Nguyên nhân do đâu? Khi nào cần đi khám?

2. Thuốc xịt chống nghẹt mũi là gì?

Thuốc xịt chống nghẹt mũi hay còn được gọi thuốc chống sung huyết mũi, có thành phần thường là: Naphazolin,Oxymetazolin, Phenylephrin… Đây là những thuốc có tác dụng làm co các mạch máu, nên làm giảm các triệu chứng của bệnh do viêm nhiễm, dị ứng gây ra.

Trong những lần sử dụng đầu tiên, thuốc có tác dụng rất nhanh, khiến bạn cảm thấy hết ngay tức khắc. Nhưng nguyên nhân gây nghẹt mũi nếu vẫn chưa được giải quyết thì bạn sẽ nhanh chóng bị nghẹt lại. Lúc này bạn lại phải dùng thuốc như một thói quen, trở thành “lạm dụng thuốc”.

Thuốc xịt chống nghẹt mũi
Thuốc xịt chống nghẹt mũi

Điều xấu nhất ở đây là chỉ sau một vài ngày, thuốc không còn tác dụng chống sung huyết nữa vì các mạch máu đã bị “trơ” và ngừng phản ứng với thuốc. Tệ hơn nữa, bạn sẽ có hiện tượng “phản ứng dội ngược – rebound” nghĩa là càng dùng thuốc thì mũi càng nghẹt hơn.

>> Xem thêm: Nghẹt mũi khi ngủ và những điều cần biết

3. Vậy khi nào bạn cần sử dụng thuốc xịt chống nghẹt mũi?

Bạn chỉ nên sử dụng thuốc trong 3 đến 5 ngày. Tốt nhất, hãy theo sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ trong các bệnh lý cấp tính có thể hồi phục như: viêm mũi họng cấp, cảm lạnh, nhiễm cúm, nhiễm vi-rút… Tuyệt đối không sử dụng quá 7 ngày, không được dùng thường xuyên hàng tháng, hàng năm.

>> Xem thêm: 8 cách để trị nghẹt mũi mà bạn nên biết

4. Đây là nhóm thuốc có rất nhiều tác dụng phụ, nên khi sử dụng cần lưu ý

  • Hạn chế sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú.
  • Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm tăng huyết áp, căng thẳng thần kinh, run, mất ngủ…
  • Không sử dụng cho người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến, bệnh lý tuyến giáp…
  • Thuốc chống nghẹt mũi tương tác với nhóm thuốc sử dụng trong điều trị bệnh trầm cảm, gây ra nguy cơ tăng huyết áp đột ngột rất nguy hiểm. Vì vậy, cần tránh sử dụng hai nhóm thuốc này đồng thời với nhau.

>> Xem thêm: Nghẹt mũi: Cách chữa trị tại nhà

5. Tại sao dùng thuốc chống nghẹt mũi không còn tác dụng?

Nếu như bạn nghẹt mũi ngày càng thường xuyên, buộc phải sử dụng thuốc chống nghẹt liên tục. Khi khoảng cách giữa các liều ngắn dần, tình trạng nghẹt tệ dần… nghĩa là bạn đã bị “lạm dụng thuốc” và có hiện tượng “phản ứng dội ngược”.

Nghẹt mũi có rất nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân cấp tính, có thể hồi phục. Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân do bệnh lý mạn tính, thậm chí ung thư. Việc tự ý sử dụng thuốc chống nghẹt mũi vừa làm che lấp đi triệu chứng, khó xác định bệnh, vừa gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, ngay khi có các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hãy đi khám ngay bạn nhé. Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng sẽ giúp bạn điều trị, tìm nguyên nhân cũng như giải quyết tác dụng phụ do lạm dụng thuốc chống nghẹt mũi gây ra.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Can You Overuse Nasal Spray?https://www.webmd.com/allergies/features/nasal-spray-are-you-overdoing-it#1

    Ngày tham khảo: 31/01/2020

  2. Nasal congestionhttps://www.mayoclinic.org/symptoms/nasal-congestion/basics/causes/sym-20050644

    Ngày tham khảo: 31/01/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người