YouMed

Những điều cần biết về thuốc điều trị dạ dày Zantac (ranitidine)

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Thuốc Zantac (ranitidine) là gì? Dùng thuốc như thế nào để đạt được hiệu quả? Cần lưu ý những điều gì khi dùng thuốc? Hãy cùng phân tích bài viết dưới đây của Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên để hiểu sâu về thuốc Zantac (ranitidine) nhé!

Thành phần hoạt chất: ranitidine.

Tên thành phần tương tự: Arnetine; Axotac-300; Cinitidine; Curan; Dudine; Emodum; Kantacid; Lanithina; Mactidin; Maxnocin; Moktin; Ran fac; Ranistin; Uranaltine; Wonramidine;…

Thuốc Zantac (ranitidine) là thuốc gì?

Thuốc Zantac có chứa hoạt chất ranitidin. Đây là thuốc giúp làm giảm tiết acid trong dạ dày nhờ cơ chế hoạt động tương tranh với histamin, không cho histamin gắn vào thụ để để đáp ứng tạo acid.

thuốc điều trị dạ dày Zantac (ranitidine)

Chỉ định dùng thuốc Zantac (ranitidine)

  • Khó tiêu.
  • Loét dạ dày – tá tràng.
  • Loét ở đường tiêu hóa trên do stress.
  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Ngăn ngừa nguy cơ bị sặc acid trong quá trình người bệnh bị gây mê.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison (các khối u sản xuất quá nhiều acid làm loét dạ dày).

Bạn không nên dùng thuốc nếu quá mẫn với ranitidin hoặc bất kỳ thành phần nào của chế phẩm.

Hướng dẫn dùng thuốc Zantac (ranitidine)

1. Cách dùng

  • Dùng thuốc bằng đường uống.
  • Lưu ý nhai thuốc với một ít nước.

2. Liều dùng

  • Người lớn (cả người già)

150 mg vào buổi sáng và 150 mg vào buổi tối.

HOẶC 300 mg khi đi ngủ.

  • Trẻ em ≥ 12 tuổi

Trẻ > 30 kg cân nặng và trong độ tuổi 3-11: liều tính toán dựa vào các chỉ số trên (cân nặng).

  • Loét dạ dày hoặc tá tràng (ruột non)

Thông thường là 2 mg/ kg x 2 lần/ ngày x 4 tuần.

Có thể tăng lên 4 mg/ kg x 2 lần/ ngày. Mỗi liều cách nhau 12 giờ và điều trị có thể lên đến 8 tuần.

  • Chứng ợ nóng do quá nhiều acid

Liều thông thường là 2,5 mg/ kg trọng x 2 lần/ ngày x 2 tuần.

Liều có thể tăng lên 5 mg/ kg x 2 lần một ngày. 

Tác dụng phụ của thuốc Zantac (ranitidine)

thuốc điều trị dạ dày Zantac (ranitidine)

  • Viêm tụy.
  • Tiêu chảy.
  • Tăng men gan.
  • Ban đỏ đa dạng.
  • Rối loạn điều tiết mắt.
  • Ngứa, đau ở chỗ tiêm.
  • Viêm gan, đôi khi có vàng da.
  • Đau đầu, chóng mặt, yếu mệt.
  • Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Xuất hiện tình trạng vú to ở nam giới.
  • Giảm bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu kể cả giảm sản tủy xương.
  • Các phản ứng quá mẫn xảy ra như mề đay, co thắt phế quản, sốt, choáng phản vệ, phù mạch, đau cơ, đau khớp

Tương tác thuốc với Zantac (ranitidine)

  • Rượu.
  • Saquinavir.
  • Hút thuốc lá.
  • Ketoconazol, itraconazol.
  • Atazanavir, cefpodoxim, cefuroxim, fosamprenavir, indinavir, các muối sắt, mesalamin, nelfinavir.

Lưu ý khi dùng thuốc Zantac (ranitidine)

  • Dùng thận trọng và giảm liều ở người bệnh suy thận.
  • Thận trọng ở người bệnh suy gan vì thuốc chuyển hóa ở gan.
  • Lưu ý rằng, việc điều trị Zantac dài hạn có thể gây thiếu hụt vitamin B12.
  • Tránh dùng thuốc ở bệnh nhân đã từng bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp trước đó.
  • Với người cao tuổi và người bệnh suy thận, NGỪNG điều trị Zantac nếu xuất hiện trạng thái lú lẫn.
  • Khi bị loét dạ dày, cần loại trừ khả năng ung thư trước khi điều trị vì các thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin có thể làm che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày. Do đó, làm cho việc chẩn đoán bệnh trở nên chậm hơn.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú 

1. Phụ nữ mang thai

Một sô nghiên cứu trên động vật không phát hiện tác động gây quái thai của thuốc. Ngoài ra, trên lâm sàng, có báo cáo chỉ ra việc sử dụng thuốc trong một số trường hợp có thai nhưng không phát hiện bất kỳ tác động độc hại hoặc gây dị tật trên thai.

Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu để có thể đánh giá được an toàn và hiệu quả của thuốc khi người bệnh tiếp xúc với thuốc. Bạn cần cân nhắc thật cẩn trọng giữa lợi ích và nguy cơ mà bệnh nhân gặp phải rồi mới quyết định có nên dùng thuốc hay không.

2. Phụ nữ cho con bú

  • Ranitidin bài tiết qua sữa mẹ.
  • Do đo, dùng thận trọng trong giai đoạn cho con bú.

Xử trí khi dùng quá liều thuốc Zantac 

Có trường hợp uống tới 18 g ranitidin cũng chỉ có những tác dụng phụ không mong muốn nhất thời như thường gặp trong lâm sàng. Ngoài ra, tình trạng hạ huyết áp và bất thường trong dáng đi cũng đã được báo cáo.

Do đó, khi quá liều, có thể dùng các biện pháp để loại bỏ phần thuốc chưa hấp thu ở đường tiêu hóa, theo dõi lâm sàng và điều trị hỗ trợ. Ngoài ra, thẩm tách máu có thể giúp tăng nhanh đào thải ranitidin.

Xử lý khi quên liều thuốc Zantac (ranitidine) 

  • Nếu quên liều, dùng ngay sau khi nhớ ra.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
  • Trường hợp gần với liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình bình thường.

Cách bảo quản thuốc

  • Tránh để thuốc ở nơi ẩm ướt như nhà tắm.
  • Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ em và thú cưng.
  • Bảo quản nơi khô ráo ở nhiệt độ từ 15 – 30 °C. Tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Không được dùng thuốc đã hết hạn và phải biết xử lí những thuốc này trước khi đưa ra ngoài môi trường.

Thuốc Zantac là biệt dược có chứa ranitidin được dùng trong các trường hợp loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng hoặc khó tiêu… Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy,.. Do đó, nếu các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hoặc tình trạng bệnh trở nên tệ đi hoặc cả 2 cùng xảy ra, bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Zantac Tablethttps://www.webmd.com/drugs/2/drug-4090-7033/zantac-oral/ranitidine-tablet-oral/details

    Ngày tham khảo: 16/04/2020

  2. ZANTAChttps://www.rxlist.com/zantac-drug.htm

    Ngày tham khảo: 16/04/2020

  3. ranitidine (Zantac)https://www.medicinenet.com/ranitidine/article.htm#what_is_ranitidine_and_how_does_it_work_mechanism_of_action

    Ngày tham khảo: 16/04/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người