YouMed

Tiêm phòng thủy đậu có bị nữa không?

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Bệnh thủy đậu được biết đến là bệnh trái rạ. Bệnh nhẹ, lành tính nhưng mức độ nghiêm trọng của bênh là ở biến chứng của bệnh. Do đó, cần phải chủ động tiêm phòng để ngăn ngừa bệnh. Tuy nhiên, tiêm phòng thủy đậu có bị nữa không? Có nhiều trường hợp đã tiêm phòng vắc-xin này nhưng vẫn bị nhiễm tái phát. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Hãy cùng YouMed theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây nhé!

Thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh nhẹ nhưng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho các đối tượng là:

  • Trẻ em, thanh thiếu niên.
  • Đối tượng là người lớn.
  • Lưu ý trên phụ nữ có thai.
  • Các trường hợp có hệ miễn dịch kém.

Do đó, việc tiêm vắc-xin thủy đậu có thể giúp phòng chống được bệnh này. Các đối tượng được khuyến nghị tiêm vắc-xin thuỷ đậu với 2 liều theo khuyến cáo sẽ có thể phòng chống bệnh thuỷ đậu suốt đời.

Thực hiện tiêm vắc-xin thủy đậu là một phương pháp phòng bệnh hiệu quả
Thực hiện tiêm vắc-xin thủy đậu là một phương pháp phòng bệnh hiệu quả

Lịch tiêm phòng cụ thể trên từng đối tượng

Trẻ em cần tiêm 2 liều vắc-xin thuỷ đậu:1

  • Mũi tiêm đầu tiên khi trẻ được 12 – 15 tháng tuổi.
  • Thực hiện liều tiêm thứ hai khi trẻ khoảng 4 – 6 tuổi.

Đối tượng >13 tuổi:1

  • Phải tiêm 2 mũi.
  • Khoảng cách giữa các mũi tiêm: Cách nhau 4 – 8 tuần tùy từng loại vắc-xin.

Trong quá trình tiêm vắc-xin thuỷ đậu có thể cho các đối tượng này tiêm cùng với các loại vắc-xin khác. Do vậy, một trẻ từ 12 tháng – 12 tuổi có thể tiêm vắc-xin thuỷ đậu cùng với các vắc-xin khác trong cùng một mũi tiêm như sởi, rubella và quai bị. Tuy nhiên, đã tiêm phòng thủy đậu có bị nữa không?

Tiêm phòng thuỷ đậu có bị nữa không?

Tiêm phòng thủy đậu rồi vẫn có thể mắc thủy đậu lại. Tuy nhiên, khi mắc lại, bệnh thường có triệu chứng nhẹ hơn.2

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêm thủy đậu rồi có bị lại. Các nguyên nhân có thể là:

  • Có thể do cơ địa người được tiêm phòng không đáp ứng được các điều kiện của vắc-xin. Chính vì thế, người bệnh không được miễn nhiễm hoàn toàn.
  • Do điều kiện bảo quản vắc-xin không đạt làm giảm chất lượng và hiệu quả khi tiêm.
  • Thực hiện tiêm ngừa không đúng kỹ thuật, từ đó làm giảm hiệu quả của vắc-xin.
  • Ngoài ra, có thể do sử dụng vắc-xin quá hạn nên không có tác dụng.
  • Lý do nhiều nhất là do đưa con đi tiêm ngừa khi trẻ đã ủ bệnh hoặc trẻ đã tiếp xúc với bệnh. Do đó việc tiêm ngừa không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Tiêm phòng thủy đậu rồi vẫn có thể mắc bệnh lại, nhưng triệu chứng sẽ nhẹ hơn
Tiêm phòng thủy đậu rồi vẫn có thể mắc bệnh lại, nhưng triệu chứng sẽ nhẹ hơn

Đặc điểm khi tiêm vắc-xin

Thời gian ủ của bệnh thủy đậu 2 – 3 tuần lễ.

Nếu trong thời gian ủ bệnh mà đưa trẻ đi tiêm ngừa cũng không ngăn được bệnh bộc phát.

Lưu ý các trường hợp trong vùng dịch, trẻ phải được ngừa sớm.

Nếu trẻ được tiêm ngừa 2 ngày sau khi dịch xảy ra thì cũng không có tác dụng. Điều này rất có thể là cơ thể đã bị lây nhiễm khi có dịch. Chính vì thế, việc tiêm ngừa chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi:

  • Cơ thể ở giai đoạn an toàn.
  • Điều này có nghĩa là chưa có mầm bệnh và cũng không có dịch bệnh.

Hiệu quả của vắc-xin thủy đậu

Hiệu quả của việc tiêm vắc-xin thuỷ đậu phụ thuộc vào những yếu tố:

  • Số lượng vắc-xin đã được tiêm.
  • Hệ thống miễn dịch của người tham gia tiêm có khỏe mạnh hay không.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh dịch (CDC) chỉ ra:2

  • Với 1 liều vắc-xin có hiệu quả ~ 85% trong việc phòng chống bệnh thuỷ đậu và 100% trong việc phòng được bệnh ở mức độ nặng.
  • Với 2 liều vắc-xin thuỷ đậu thì hiệu quả phòng chống bất kì loại bệnh thuỷ đậu nào sẽ tăng lên đến ~ 88 – 98%.

Tuy nhiên, tỷ lệ hiệu quả có thể thấp hơn ở những đối tượng:

  • Người bệnh có tình trạng sức khoẻ kém.
  • Trường hợp bị nhiễm HIV.
  • Hoặc những người bị suy giảm miễn dịch.
  • Hoặc những người dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
Hiệu quả của vắc-xin còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người tiêm phòng
Hiệu quả của vắc-xin còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người tiêm phòng

Tiêm phòng thuỷ đậu nhắc lại

Chưa có thông tin chính xác về thời gian miễn dịch của vắc-xin thủy đậu. Nhưng nói chung, các vắc-xin thủy đậu thường có khả năng miễn dịch lâu dài.2

Những người tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu có thể có kháng thể trong ít nhất 10 đến 20 năm sau khi tiêm vắc-xin. Một liều vắc-xin thủy đậu có hiệu quả 97% trong năm đầu tiên sau khi tiêm vắc-xin và 86% hiệu quả trong năm thứ hai. Từ năm thứ hai đến năm thứ tám sau khi tiêm, hiệu quả của vắc xin duy trì ổn định ở mức 81 – 86%. Hầu hết trẻ em được tiêm phòng mắc bệnh thủy đậu trong vòng 8 năm sau khi tiêm phòng đều mắc bệnh nhẹ.2

Do đó, để phòng tránh mắc bệnh thuỷ đậu tái phát khi đã tiêm một liều vắc-xin thuỷ đậu thì hiện nay bác sĩ khuyến nghị phải tiêm nhắc lại thêm một liều vắc-xin thuỷ đậu nữa.

Tóm lại, việc tiêm phòng vắc-xin thủy đậu là vô cùng cần thiết để chủ động phòng bệnh. Việc tiêm phòng thủy đậu có bị nữa không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong (cơ thể) và bên ngoài (chất lượng vắc-xin, kỹ thuật tiêm…). Tuy nhiên, lợi ích khi tiêm vẫn vượt trội hơn không tiêm phòng, không những vậy có thể làm tăng miễn dịch cộng đồng và giúp bảo vệ mọi người. Vì thế hãy đến trung tâm tiêm chủng để được tư vấn và chỉ định tiêm phù hợp nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Varicella Vaccine Recommendationshttps://www.cdc.gov/vaccines/vpd/varicella/hcp/recommendations.html

    Ngày tham khảo: 14/05/2023

  2. About the Varicella Vaccineshttps://www.cdc.gov/vaccines/vpd/varicella/hcp/about-vaccine.html

    Ngày tham khảo: 14/05/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người