Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối và câu trả lời từ bác sĩ
Nội dung bài viết
Đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý có thể gây nhiều nguy cơ cho quá trình mang thai. Để kiểm soát đường huyết ổn định mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho sản phụ là rất thiết yếu. Trong đó, trái cây rất quan trọng lượng đường cao nhưng chứa nhiều vitamin cần thiết. Một trong những loại trái cây được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất chính là chuối. Cùng Thạc sĩ Bác sĩ Phan Lê Nam tìm hiểu xem tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không nhé?
Những loại trái cây tốt cho người đái tháo đường thai kỳ
Trước khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không? Chúng ta cùng điểm qua những loại trái cây tốt cho thai kỳ.
Các loại trái cây thường chứa nhiều đường nên đều có tác động lên đường huyết. Nhưng chúng là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và chất khoáng quan trọng cần cung cấp hàng ngày. Điều quan trọng là người tiểu đường thai kỳ cần nắm rõ loại trái cây nào ăn tốt cho tình trạng bản thân.
Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ nên lựa chọn trái cây có chỉ số đường thấp như táo, cam, chanh, bưởi, cam, lê, ổi, mận…
- Táo giúp làm giảm lượng cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch. Trong táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường hấp thu chất béo có trong cơ thể.
- Mận có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Quả mận còn chứa nhiều nước giúp giảm cảm giác khát của bệnh nhân tiểu đường.
- Cam chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Loại quả này được cho là an toàn dành cho bệnh nhân tiểu đường.
- Lê chứa ít đường, nhiều nước và chất xơ rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
- Bưởi là loại trái cây rất tốt cho người tiểu đường. Bưởi có lượng chất chống oxy hóa cao, tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra ăn bưởi còn còn giúp giảm mỡ máu, đẹp da, chống đột quỵ
Một số loại trái cây nên hạn chế, ăn với lượng vì chúng có hàm lượng đường cao. Ví dụ như vải, mít, sầu riêng, , mãng cầu, nhãn… ăn nhiều khiến đường huyết tăng
Cách ăn trái cây với người đái tháo đường thai kỳ
Đặc biệt lưu ý, các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ không nên uống nước ép trái cây. Vì nước ép đã loại bỏ hết lượng chất xơ và cô đặc lượng đường cao hơn khi ăn trái cây tươi, dễ làm tăng đường huyết đột ngột. Việc lựa chọn thời điểm ăn trái cây cũng cần được lưu ý. Nên ăn trái cây cách ít nhất 2 giờ sau bữa ăn để không làm tăng đường huyết quá cao. Thời gian tốt nhất là khoảng sau 11 giờ sáng hoặc lúc 5 giờ chiều. Vậy còn chuối thì sao? Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối hay không?
Người bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối?
Tác dụng của chuối đối với tiểu đường thai kỳ
Trong chuối chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng có tác dụng tốt tới sức khỏe đối với sản phụ:
- Vitamin B6 giúp cải thiện tinh thần, giảm stress.
- Vitamin C làm tăng cường hệ thống miễn dịch cho cả mẹ và thai nhi.
- Nguồn Kali có trong chuối giúp chống chuột rút, giảm thiểu tình trạng phù nề.
- Vitamin A hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng béo phì, phòng chống ung thư.
- Chuối cũng chứa sắt giúp cho quá trình sản xuất hemoglobin, có tác dụng tăng cường huyết cầu trong máu. Điều này giúp sản phụ giảm được hiện tượng thiếu máu trong thai kỳ.
- Trong chuối cũng chứa nhiều chất xơ, giúp ngăn ngừa được tình trạng táo bón và rối loạn tiêu hóa.
- Chuối chín còn có chứa TNF (Tumor Necrosis Factor). Chất này giúp làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể con người.
Lượng chuối cần bổ sung hằng ngày
Trung bình một quả chuối nhỏ (dài tầm 10cm) chứa 18,5g carbohydrate (tính trên 100g sản phẩm). Ngoài ra 1 quả chuối dài khoảng 15cm có chứa 27g carb. Nếu 20cm thì lượng carbohydrate tầm 35g. Chỉ số đường huyết của chuối chín (hay GI – Glycaemic Index) là 60. Trong khi đó 1 quả chuối chín ương có chỉ số đường huyết chỉ tầm 40.
Chuối xanh rất giàu tinh bột kháng, 1 loại carbohydrate không tiêu hóa được có chức năng như chất xơ. Chuối càng xanh thì lượng tinh bột phản tính càng nhiều. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung 1 đến 2 quả chuối vào thực đơn không nên quá nhiều.
Những lưu ý khi ăn chuối dành cho người bị đái tháo đường thai kỳ
Sau khi trả lời được câu hỏi đái tháo đường thai kỳ có nên ăn chuối, chúng ta sẽ tìm hiểu cách ăn chuối phù hợp. Những điều sau sẽ phần nào giúp chuối có lợi hơn cho người tiểu đường thai kỳ:
- Không nên ăn chuối quá lớn sẽ làm tăng đường huyết. Có thể chia nhỏ cho các bữa ăn sau.
- Nên chọn một quả chuối không quá chín để hàm lượng đường thấp hơn một chút.
- Chọn thời điểm ăn trái cây phù hợp trong ngày. Chia đều lượng trái cây ra các bữa ăn của bạn giúp giảm tải lượng đường huyết. Không nên ăn thành các bữa riêng khác các bữa chính giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định.
- Kết hợp chuối với các thực phẩm khác. Chẳng hạn kết hợp cùng các loại hạt, yến mạch hoặc sữa chua. Điều này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được đáp án tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối? Theo đó, dinh dưỡng góp phần quan trọng trong điều trị đái tháo đường thai kỳ. Trong đó trái cây là nguồn bổ sung thiết yếu, mà chuối là loại trái cây có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ăn chuối đúng cách và lượng giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sản phụ.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
How Bananas Affect Diabetes and Blood Sugar Levelshttps://www.healthline.com/nutrition/bananas-diabetes
Ngày tham khảo: 02/06/2021
-
What Can I Eat If I Have Gestational Diabetes? Food List and Morehttps://www.healthline.com/health/pregnancy/gestational-diabetes-food-list
Ngày tham khảo: 02/06/2021