Tìm hiểu về thuốc giảm đau sau sinh mổ
Nội dung bài viết
Sau khi sinh mổ, người mẹ sẽ phải trải qua cảm giác đau đớn vô cùng sau khi phẫu thuật, đặc biệt ngay sau khi hết tác dụng của thuốc gây tê. Vậy cần phải lựa chọn thuốc giảm đau sau sinh mổ như thế nào mới hợp lí? Cần lưu ý điều gì khi dùng thuốc? Hãy cùng YouMed theo dõi vấn đề được phân tích trong bài viết dưới đây nhé!
Lựa chọn thuốc giảm đau sau sinh mổ
Trong khoảng 3 tháng đầu tiên sau khi sinh mổ, người mẹ sẽ phải đối mặt với các cơn đau bụng nhiều hơn so với các người mẹ sinh thường. Trong khoảng 6 tháng sau khi sinh mổ, có khoảng và thậm chí là hơn 60% người mẹ bị đau ở vết thương. Ngoài cảm giác đau vết mổ, mẹ còn phải đối mặt với cơn đau lưng và các tình trạng đau vùng đáy chậu
Do vậy, việc lựa chọn thuốc giảm đau sau sinh mổ cho người mẹ cần phải dựa trên những yếu tố sau:
- Đảm bảo an toàn cho mẹ và trẻ bú sữa mẹ.
- Phải đảm bảo giúp người mẹ có thể đi lại, vận động nhẹ nhàng và tỉnh táo để có thể chăm sóc trẻ.
- Ngoài ra, còn cần phải tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, bệnh sử của người mẹ (tức mẹ có bị bệnh trước đó hay chưa) và mức độ của cơn đau.
Cách dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ
Theo Oxford Handbook of Practical Drug Therapy – Duncan Richards và J. K. Aronson (Oxford University Press 2005)
Tính toán dựa trên mức độ cơn đau, các loại giảm đau thường được sử dụng như sau
- Đau ở mức nhẹ: paracetamol
- Mức độ đau nhẹ – trung bình: dùng paracetamol phối hợp opioid nhẹ (bao gồm codein, dihydrocodein)
- Đau trung bình – nặng: dùng paracetamol, NSAID và opioid nhẹ (codein, dihydrocodein)
- Trường hợp đau nặng: NSAID và opioid
- Nếu bệnh nhân đau rất nặng: dùng NSAID và morphine (tùy bệnh nhân)
- Khi bệnh nhân cực đau: gây tê ngoài màng cứng opioid và gây tê tại chỗ
Hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau sau mổ đẻ của Tổ chức NICE (National Institute for Health and Clinical Excellence)
- Trong và sau khi mổ: tiêm diamorphine tủy sống liều 0.3 – 0.4 m, hoặc thay thế bằng cách gây tê ngoài màng cứng cũng với diamorphine nhưng với liều 2.5 – 5.0 mg, giúp làm giảm việc sử dụng bổ sung các loại thuốc giảm đau sau mổ đẻ khác.
- Tùy theo tình trạng từng người mẹ mà việc điều trị bằng các loại thuốc giảm đau opioid sẽ khác nhau.
- Nếu không có chống chỉ định, nên dùng bổ trợ các loại thuốc giảm đau kháng viêm NSAID để có thể làm giảm lượng opioid.
- Tùy vào mức độ của cơn đau, các loại thuốc giảm đau sau sinh mổ được khuyến cáo sử dụng
+ Khi đau nhiều: dùng Co-codamol (codeine phosphate và paracetamol) với ibuprofen
+ Trường hợp đau nhẹ: dùng Co-codamol dùng khi cơn đau mức trung bình; paracetamol
Hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau sau mổ đẻ theo Bệnh viện St Michael’s, Bristol, Vương quốc Anh
- Sau khi mổ: sử dụng morphine đường tiêm với liều 1mg vào thiết bị có chứa dụng cụ bơm thuốc được gắn với dây truyền dịch để đưa thuốc vào cơ thể thông qua tĩnh mạch ở chi trên hoặc chi dưới của người mẹ.
- Đặt diclofenac 100mg sau khi kết thúc mổ. Lưu ý chống chỉ định đối với người mẹ bị tiền sản giật hoặc bị trĩ
- 3 ngày đầu sau mổ: paracetamol và diclofenac.
Các loại thuốc giảm đau sau sinh mổ
Các loại thuốc giảm đau sau mổ đẻ có chứa opioid
- Codeine
+ Một huốc giảm đau đường uống.
+ Sử dụng liều Codeine 60mg 4 – 6 giờ/lần, dùng trong 24 giờ, tối đa là 240mg.
+ Lưu ý thuốc thường gây tác dụng phụ là buồn nôn. - Oxycodone
+ Sử dụng theo đường uống.
+ Liều sử dụng: 50mg 4 giờ/ lần/ ngày.
+ Liều tối đa là 30mg. - Morphine
+ Đây là thuốc giảm đau sau sinh mổ được tiêm vào trục thần kinh.
+ Thuốc có tác dụng gây tê chọn lọc cột sống.
+ Khi tiêm vào cột sống thì khoảng sau 15 phút thuốc có tác dụng.
+ Với trường hợp tiêm ngoài màng cứng thì khoảng sau 30 phút. - Hydromorphone là thuốc có tác dụng ngắn hơn so với morphine sulfate.
- Levorphanol
+ Thuốc giảm đau sau sinh mổ hấp thu tốt khi uống và có tác dụng dài hơn so với morphine sulfate. - Methadone: có thể gây ra tình trạng buồn ngủ kéo dài do thời gian bán thải của thuốc chậm.
- Meperidine: chất normeperidine còn chuyển hóa gây độc, hấp thu kém khi uống
- Fentanyl: có thể dùng theo đường tiêm hoặc dán.
Các loại thuốc giảm đau sau mổ đẻ không chứa opioid
- Acetylsalicylic acid: được bào chế dưới dạng viên tan trong ruột.
- Acetaminophen: giúp giảm đau nhưng không kháng viêm và ít gây tác dụng phụ. Tối đa 4g/ ngày.
- Ibuprofen: Thuốc giảm đau sau sinh mổ này được uống với liều 400mg trong 72 giờ đầu tiên sau khi mổ, uống 4 – 6 giờ/ lần.
- Naproxen: có tác dụng lâu do thời gian bán thải của thuốc chậm.
- Indomethacin: có tác dụng trên hệ tiêu hóa.
- Tramadol: giúp giảm đau mạnh và hiếm gây tác dụng phụ là ức chế hô hấp.
- Ketoprolac: dùng đường tiêm (tiêm bắp).
- Trisalicylate: ít có tác dụng trên hệ tiêu hóa và tiểu cầu hơn so với aspirin.
Cách khác giúp phụ nữ đang cho con bú giảm đau sau sinh mổ
Ngoài việc được chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau nêu trên, một số biện pháp cần lưu ý sau cũng góp phần giúp các bà mẹ giảm đau sau sinh mổ
- Nằm nghiêng khi ngủ và nghỉ ngơi
+ Lưu ý để cơ thể nhanh chóng phục hồi khoảng 2 tháng sau sinh, mẹ nên nằm nghiêng khi ngủ và nghỉ ngơi. Ngoài ra, có thể dùng thêm gối để kê phía sau lưng.
+ Cần nhớ ngay sau khi sinh, việc nằm nghiêng khi cho con bú sẽ giúp người mẹ giảm các cơn đau do tử cung co lại. Đồng thời giảm cảm giác buồn nôn và các cơn đau đầu. Trong giai đoạn này, người mẹ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
+ Mặc khác, khi nằm cũng nên nằm nghiêng để tạo cảm giác thoải mái và hạn chế được những va chạm với vết mổ. - Tập vận động nhẹ nhàng
+ Với việc vận động nhẹ nhàng sau khi mổ giúp các mạch máu được lưu thông.
+ Từ đó, giúp tránh tình trạng tụ máu. Đồng thời giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, giảm đau sau sinh mổ - Không vận động quá sức
+ Sau khi sinh mổ trong khoảng 2 tháng, mẹ không nên vận động quá sức hoặc quá mạnh
+ Nguyên nhân: lúc này các cơ ở bụng còn yếu.
+ Trường hợp vận động mạnh hay làm việc quá sức sau khi sinh mổ có thể ảnh hưởng đến vết mổ, gây biến chứng nguy hiểm.
Tùy vào mức độ của cơn đau và tình trạng sức khỏe của người mẹ mà bác sĩ chỉ định thuốc giảm đau sau sinh mổ phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết những loại thuốc này không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và người mẹ được khuyên là cho con bú trước khi dùng thuốc.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- https://oxfordmedicine.com/view/10.1093/med/9780199562855.001.0001/med-9780199562855
- https://www.nice.org.uk/guidance/cg190/chapter/Recommendations
- http://www.uhbristol.nhs.uk/media/3130245/18-004_-_foi_response_-_attachment_combined.pdf
- https://www.healthgrades.com/right-care/c-section/5-ways-to-manage-pain-after-a-c-section