YouMed

Tinh dầu tía tô: công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Thạc sĩ Bác sĩ Dư Thị Cẩm Quỳnh
Tác giả: ThS.BS Dư Thị Cẩm Quỳnh
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Tía tô là một trong những loài cây phổ biến nhất ở nước ta, được sử dụng làm rau gia vị trong nấu ăn. Tuy nhiên, tinh dầu tía tô còn khá mới mẻ với nhiều người. Vậy tinh dầu tía tô có tác dụng như thế nào, cách dùng ra sao? Mời bạn cùng ThS.BS Y học cổ truyền Dư Thị Cẩm Quỳnh tìm hiểu về tinh dầu tía tô qua bài viết sau nhé.

Tổng quan về tinh dầu tía tô

Lá tía tô sau khi thu hái về được người ta đem lá chưng cất hơi nước thì thu được tinh dầu tía tô.

Bạn cần phân biệt tinh dầu tía tô với dầu hạt tía tô. Dầu hạt được chiết xuất từ hạt tía tô, có màu vàng, mùi vị giống dầu hạt lanh. Dầu hạt tía tô có thành phần hóa học, tác dụng dược lý khác với tinh dầu tía tô.

Người ta đã xác định được 119 thành phần trong tinh dầu tía tô. Trong đó, perilla aldehyde là thành phần chính, chiếm hơn 60%. Đây là chất đặc trưng cho mùi tía tô và là chất chỉ thị chất lượng của tinh dầu.

Một số thành phần khác được xác định như limonene, linalool, caryophyllene, humulene, caryophyllene oxide, và perilla alcohol. Tỉ lệ các thành phần này thay đổi tùy vào vị trí địa lý, khí hậu nơi trồng, thời gian thu hái tía tô.1 2

Tinh dầu được chưng cất từ lá tía tô
Tinh dầu được chưng cất từ lá tía tô

Tinh dầu tía tô có tác dụng gì?

Khả năng chống oxy hóa1

Stress oxy hóa là mất cân bằng giữa chất oxy hóa – chất chống oxy hóa. Nó dẫn đến tổn thương DNA, lão hóa và chết tế bào. Stress oxy hóa liên quan với các bệnh mạn tính như viêm mạn tính, đái tháo đường, xơ vữa động mạch,…

Tinh dầu tía tô thể hiện khả năng chống oxy hóa mạnh. Nó được chứng minh trong thí nghiệm thu dọn gốc tự do DPPH và ABTS. Cụ thể là thành phần Perillaldehyde monoterpene trong tinh dầu có khả năng này. Tinh dầu từ lá tía tô màu tím cho khả năng chống oxy hóa cao hơn và ngăn chặn hình thành LDL – cholesterol tốt hơn so với tinh dầu từ lá màu xanh.

Kháng khuẩn kháng nấm1

Tinh dầu tía tô có khả năng kháng khuẩn, có thể kể đến như tụ cầu vàng, tụ cầu vàng kháng methicillin, Salmonella typhi, phế cầu, liên cầu tan máu, trực khuẩn lỵ Shigela, Escherichia coli, Proteus vulgaris… Nồng độ Perillaldehyde trong tinh dầu chế nhiều loại vi khuẩn trong khoảng từ 125 đến 1000 pg/mL.

Ngoài ra, tinh dầu tía tô còn có khả năng kháng nấm gây bệnh ở người. Cụ thể là Candida alibicans, M. mucedo, Aspergillus flavus, Aspergillus oryzae, Trichophyton mentagrophytes, Aspergillus niger, Alternaria alternate, Rhizopus oryzae, và P. chrysogenum.

Hỗ trợ làm giảm triệu chứng trầm cảm1

Xã hội hiện đại khiến con người đối diện với những vấn đề sức khỏe tâm thần. Việc tìm kiếm, phối hợp những phương pháp hỗ trợ nhau, đem lại hiệu quả điều trị trầm cảm là cần thiết.

Perillaldehyde có trong tinh dầu tía tô đã được chứng minh khả năng chống trầm cảm trên chuột. Nghiên cứu khác ở chuột chỉ ra, viên uống chứa perillaldehyde cho thấy tác dụng chống trầm cảm đáng kể. Có thể thấy, tinh dầu tía tô hứa hẹn là một phương pháp tương lai trong điều trị chứng trầm cảm.

Tinh dầu tía tô có thể hỗ trợ cải thiện tâm trạng
Tinh dầu tía tô có thể hỗ trợ cải thiện tâm trạng

Hỗ trợ ngăn ngừa khối u1

Ở người, các tế bào đã được lập trình sẵn chương trình chết apoptosis. Nếu chương trình chết tế bào này hoạt động không chính xác thì tế bào sinh sôi, phát triển không kiểm soát. Từ đó hình thành các khối u, ung thư trong cơ thể.

Isoegomaketone trong tinh dầu lá tía tô có khả năng chống khối u. Chất này kích hoạt chết tế bào theo chương trình ở tế bào ung thư biểu mô tuyến ruột kết của con người.1

Hạn chế của tinh dầu tía tô

Các sản phẩm từ tía tô đã chứng minh hiệu quả và độ an toàn. Tuy nhiên, hiện tại có rất ít nghiên cứu về độc tính của tinh dầu tía tô nên người dùng cần cẩn trọng trước khi sử dụng. Bạn không được uống tinh dầu tía tô hoặc bôi tinh dầu gần mắt.

Có thể gây kích ứng, dị ứng

Tinh dầu từ lá tía tô nguyên chất có thể gây kích ứng da như: ngứa, phát ban, mề đay, đỏ da, … Nếu bạn bị dị ứng khi dùng tinh dầu tía tô, bạn nên ngừng sử dụng và đến cơ sở y tế gần nhất. Hãy pha loãng tinh dầu theo hướng dẫn trước khi dùng.

Một số người nếu dị ứng với lá tía tô, hoặc có cơ địa hen suyễn, viêm mũi dị ứng, COPD thì tinh dầu tía tô có thể làm khởi phát và nghiêm trọng bệnh. Nếu bạn cảm thấy khó thở sau khi tiếp xúc với tinh dầu, hãy ngưng tiếp xúc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.1

Đối tượng nhạy cảm

Tinh dầu tía tô đem lại nhiều lợi ích khi dùng máy khuếch tán trong không khí. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em là nhóm đối tượng đặc biệt có thể nhạy cảm với tinh dầu. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.1

Cách sử dụng tinh dầu tía tô

Liệu pháp hương thơm

Có nhiều cách khác nhau nhưng tùy theo điều kiện, bạn có thể áp dụng.

  • Máy khuếch tán là cách sử dụng phổ biến trong đời sống ngày nay. Tinh dầu theo hơi nước từ máy sẽ khuếch tán vào không khí.
  • Xông hơi: pha loãng một vài giọt tinh dầu vào bát to nước ấm khoảng 80°. Dùng khăn trùm để xông hơi vùng đầu mặt, mũi họng giúp sát trùng đường hô hấp. Nên lưu ý nhiệt độ nước tránh gây bỏng đường hô hấp.
  • Xông phòng: cho 2 ml tinh dầu vào nồi nước sôi. Mở hé nắp trong phòng kín. Tinh dầu sẽ theo hơi nước khuếch tán ra khắp phòng. Lưu ý không để trẻ em đến gần, tránh bỏng có thể xảy ra.1

Dầu mát xa

Pha loãng tinh dầu tía tô với các loại dầu nền như dầu olive, hạnh nhân để có loại dầu mát xa yêu thích. Loại hỗn hợp có thể mát xa toàn thân hoặc từng bộ phận của cơ thể. Điều này giúp bạn chống lão hóa da, thư giãn, giảm stress, giấc ngủ ngon hơn.1

Tinh dầu pha loãng với dầu nền để mát xa
Tinh dầu pha loãng với dầu nền để mát xa

Pha vào nước tắm

Bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu pha vào nước ấm để tắm. Tinh dầu giúp bạn thư giãn tinh thần, giảm stress sau ngày dài làm việc.1

Có thể làm tinh dầu tía tô tại nhà không?

Vì tinh dầu tía tô được chưng cất hơi nước nên bạn có thể làm tinh dầu tại nhà nếu bạn có bộ dụng cụ chưng cất phù hợp. Bạn cần thu hái lá tía tô màu tím. Sau đó, rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ hoặc dùng chày nghiền nhẹ. Cho tất cả lá vào bộ dụng cụ chưng cất cùng với nước. Đun sôi nước và chờ tinh dầu ngưng tụ trong bình.

Tinh dầu tía tô có nhiều lợi ích cho sức khỏe và đời sống con người. Bạn đọc cần trang bị những hiểu biết về tác dụng, cách dùng tinh dầu an toàn cho bản thân và gia đình.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Ethnomedicinal, Phytochemical and Pharmacological Investigations of Perilla frutescens (L.) Britt.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6337106/

    Ngày tham khảo: 26/07/2022

  2. Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, trang 648 – 649.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người