YouMed

Top 7 loại trà dành cho người tiểu đường mà bạn cần biết

Dược sĩ Tạ Hoàn Thiện Quân
Tác giả: Dược sĩ Tạ Hoàn Thiện Quân
Chuyên khoa: Dược

Có nhiều loại trà để bạn lựa chọn, một số trong đó mang lại lợi ích sức khỏe tốt. Một số loại trà đặc biệt có lợi dành cho những người tiểu đường và giúp thúc đẩy kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm và tăng cường độ nhạy của insulin, tất cả đều cần thiết cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Cùng YouMed tìm hiểu về những loại trà tốt nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường và thưởng thức trà theo cách lành mạnh và an toàn. Các loại trà sau đây là một số lựa chọn tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường.

1. Trà xanh

Trà xanh mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe, một số trong đó đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Uống trà xanh có thể giúp giảm tổn thương tế bào, giảm viêm và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Một số hợp chất trong trà xanh, bao gồm epigallocatechin gallate (EGCG), được chứng minh là có tác dụng kích thích sự hấp thu glucose vào các tế bào cơ xương.

Nên uống 3 cốc trà xanh mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Trà xanh

2. Trà đen

Trà đen là một trong những loại trà dành cho người tiểu đường. Nó chứa các hợp chất gồm theaflavin và thearubigins, có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và hạ đường huyết. Uống trà đen cản trở sự hấp thụ carb bằng cách ức chế một số enzyme và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Ngoài ra, trà đen cũng giúp khuyến khích bài tiết insulin khỏe mạnh bằng cách bảo vệ các tế bào tiết insulin của tuyến tụy.

Trà đen

3. Trà hoa dâm bụt

Trà hoa dâm bụt còn được gọi là trà chua, là một loại trà có màu sắc rực rỡ được làm từ những cánh hoa của cây hoa dâm bụt. Đặc biệt, cánh hoa dâm bụt chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol có lợi bao gồm axit hữu cơ và anthocyanin, giúp trà hoa dâm bụt có màu hồng ngọc sáng.

Trà hoa dâm bụt được chứng minh là có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, giảm huyết áp và giảm viêm. Huyết áp cao phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Thực tế cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường đều bị huyết áp cao.

Uống trà hoa dâm bụt giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát mức huyết áp và giúp giảm tình trạng kháng insulin. 

Trà hoa dâm bụt

4. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là một trong những loại trà dành cho người tiểu đường, liên quan đến một số lợi ích sức khỏe, bao gồm thúc đẩy điều chỉnh lượng đường trong máu khỏe mạnh. Trà hoa cúc không chỉ có khả năng tối ưu hóa kiểm soát lượng đường trong máu mà còn có thể giúp bảo vệ chống lại stress, oxy hóa, sự mất cân bằng có thể dẫn đến các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu tương tự được đề cập ở trên cho thấy những người tham gia uống trà hoa cúc có sự gia tăng đáng kể về mức độ chống oxy hóa, bao gồm cả glutathione peroxidase, một chất chống oxy hóa chính giúp chống lại chứng stress oxy hóa.

Trà hoa cúc

5. Trà quế

Quế là một loại gia vị phổ biến có đặc tính chống đái tháo đường. Nhấm nháp một tách trà quế cũng có thể có lợi ích giúp giảm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu ở người trưởng thành cho thấy có lượng đường trong máu bình thường đã chứng minh rằng uống 100 ml trà quế trước khi uống dung dịch đường dẫn đến giảm lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng uống 6 gram bổ sung quế mỗi ngày làm giảm đáng kể nồng độ glucose trước bữa ăn ở người trưởng thành khỏe mạnh. Có một số cơ chế mà quế có thể giúp giảm lượng đường trong máu, bao gồm làm chậm quá trình giải phóng đường vào máu, tăng cường hấp thu glucose của tế bào và thúc đẩy độ nhạy insulin.

Quế có thể mang lại lợi ích đáng kể cho lượng đường trong máu và mức lipid, nhưng nó dường như không hiệu quả để kiểm soát lượng đường trong máu. 

Trà quế

6. Trà nghệ

Củ nghệ là một loại gia vị màu cam rực rỡ mà nổi tiếng với các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Curcumin, thành phần hoạt chất chính trong củ nghệ, được nghiên cứu về tính chất làm giảm lượng đường trong máu. Các nghiên cứu cho thấy chất curcumin có thể thúc đẩy lượng đường trong máu mạnh mẽ bằng cách cải thiện độ nhạy insulin và tăng sự hấp thu glucose.

Lượng curcumin có trong nghệ liên quan đến việc giảm đáng kể lượng đường và lipid trong máu.
Thêm vào đó, lượng curcumin có thể giúp giảm tổn thương tế bào, giảm mức độ của các hợp chất gây viêm và cải thiện chức năng của thận.

Trà nghệ có thể được làm tại nhà bằng cách sử dụng bột nghệ hoặc mua từ các cửa hàng thực phẩm. Cần lưu ý rằng hợp chất piperine, một thành phần chính của hạt tiêu đen làm tăng đáng kể tính chất sinh học của curcumin, vì vậy đừng quên thêm một hạt tiêu đen vào trà nghệ của bạn để nó đạt được lợi ích tối đa.

Trà nghệ

7. Trà bạc hà chanh

Bạc hà chanh nằm trong họ bạc hà, là một loại thảo mộc có mùi hương tươi mát và được thưởng thức phổ biến như một loại trà thảo dược. Nhiều nghiên cứu cho thấy tinh dầu chanh có thể giúp kích thích sự hấp thu glucose và ức chế tổng hợp glucose trong cơ thể, dẫn đến việc giảm lượng đường trong máu.

Trà bạc hà chanh

Một số loại trà có chứa các hợp chất mạnh mẽ có thể có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Có thể thấy trà xanh, trà nghệ, trà dâm bụt, trà quế, trà chanh, trà hoa cúc, và trà đen có thể mang lại hiệu quả trị tiểu đường hiệu quả và là lựa chọn tốt cho người bị tiểu đường.

Tuy nhiên, điều quan trọng là chọn đồ uống trà không đường bất cứ khi nào có thể và luôn luôn kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi đưa một loại trà thảo dược mới vào chế độ ăn uống của bạn.

>> Bạn đau đầu vì không biết loại thực phẩm nào dành cho người tiểu đường? Đâu là những thưc phẩm tốt nhất để hấp thụ khi bạn bị bệnh đái tháo đường?

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Tea and Diabetes: Benefits, Risks, and Types to Tryhttps://www.healthline.com/nutrition/tea-for-diabetics

    Ngày tham khảo: 25/06/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người