YouMed

Trẻ bị ho khan và những nguyên nhân bố mẹ cần biết

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Trẻ bị ho khan có thể khiến cho cha mẹ của trẻ lo lắng và bất an. Vậy bạn có biết nguyên nhân gây ra ho khan hay không? Hãy cùng các chuyên gia đến từ YouMed tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Phân biệt ho khan và ho có đờm

Ho là một phản xạ quan trọng trong hệ thống phòng thủ của cơ thể. Ho giúp loại các vi khuẩn và chất kích thích có thể gây hại ra khỏi cơ thể của trẻ.

Ho có nhiều loại, bao gồm cả ho có đờm và ho khan. Ho có đờm tạo ra hoặc nghe như đang tiết ra đờm hoặc chất nhầy. Ngược lại, ho khan thì không. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ho khan.

Nhiễm virus

Các bệnh viêm đường hô hấp do virus có thể là nguyên nhân gây ho khan ở trẻ
Các bệnh viêm đường hô hấp do virus có thể là nguyên nhân gây ho khan ở trẻ

Các bệnh viêm đường hô hấp do virus có thể dẫn đến ho do kích thích đường hô hấp. Một số bệnh do virus gây ra và có thể dẫn đến trẻ bị ho khan bao gồm:

  • Cảm lạnh;
  • Cảm cúm;
  • Viêm thanh khí phế quản;
  • Viêm phổi;
  • Viêm tiểu phế quản.

Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm virus, tiếng ho của trẻ có thể nghe khàn hoặc có nhiều tiếng thở khò khè hơn. Nó cũng có thể trở nên nặng hơn vào ban đêm do chất nhầy từ mũi chảy xuống cổ họng, gây kích ứng.

Các dấu hiệu khác cho thấy trẻ bị nhiễm virus bao gồm:

  • Sốt;
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;
  • Hắt hơi;
  • Đau đầu;
  • Đau nhức cơ thể.

Không giống như nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm virus không đáp ứng với điều trị kháng sinh. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

Nếu con bạn trên 6 tháng tuổi, có thể cho trẻ dùng ibuprofen (Motrin, Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol) để giúp giảm sốt và đau nhức cơ thể. Tránh cho trẻ uống aspirin, vì nó có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ em.

Đôi khi, ho có xuất hiện vài tuần sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus. Đây được gọi là ho sau đợt nhiễm siêu vi (nhiễm virus). Nó có thể xảy ra do tình trạng viêm hoặc nhạy cảm kéo dài trong đường thở sau khi nhiễm virus. Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho chứng ho sau đợt nhiễm siêu vi, nhưng các triệu chứng thường tự biến mất sau một vài tuần.

Ho gà

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn. Ho xảy ra do độc tố do vi khuẩn tiết ra, làm tổn thương đường hô hấp và khiến đường hô hấp sưng tấy.

Trẻ bị ho khan do ho gà thường sẽ có những cơn ho kéo dài gây khó thở. Sau khi ho xong, trẻ thường cố gắng hít thở sâu và điều này tạo ra tiếng “khục khục”. Các triệu chứng khác mà bạn có thể nhận thấy bao gồm:

  • Sốt nhẹ;
  • Sổ mũi;
  • Hắt hơi.

Ho gà có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Ho gà phải được điều trị càng sớm càng tốt bằng kháng sinh vì nó có thể gây tử vong nếu không điều trị. Hiện nay, ho gà có thể được phòng ngừa thông qua tiêm chủng.

Hen suyễn

Hen xuyễn có thể là nguyên nhân gây ho khan ở trẻ em
Hen suyễn có thể là nguyên nhân gây ho khan ở trẻ em

Hen suyễn là một bệnh mãn tính liên quan đến tình trạng viêm và hẹp đường thở. Điều này có thể là nguyên nhân khiến trẻ khó thở.

Các triệu chứng của hen suyễn có thể được khởi phát bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm các chất gây kích ứng từ môi trường, bệnh hô hấp hoặc tập thể dục. Những cơn ho thường xuyên, có thể khan hoặc có đờm là một trong những dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở trẻ em. Ho có thể thường xuyên hơn vào ban đêm hoặc khi trẻ đang chơi. Bạn cũng có thể nghe thấy tiếng huýt sáo khi con bạn hít vào hoặc thở ra.

Ho trong thời gian dài cũng có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh hen suyễn. Đây được gọi là hen suyễn dạng ho.

Các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn mà có thể xuất hiện ở trẻ bao gồm:

  • Khó thở hoặc thở gấp;
  • Thở nhanh;
  • Tức hoặc đau ngực.

Nếu con bạn được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, các bác sĩ sẽ làm việc với bạn để phát triển kế hoạch điều trị vì bệnh hen suyễn. Kế hoạch điều trị vì bệnh hen suyễn sẽ bao gồm thông tin về các tác nhân gây bệnh hen suyễn của con bạn cũng như cách thức và thời điểm chúng nên dùng thuốc.

Thuốc điều trị hen suyễn giúp giảm viêm trong đường thở của trẻ. Con bạn có thể sẽ được dùng hai loại thuốc – một loại để kiểm soát bệnh hen suyễn lâu dài và một loại để giảm nhanh các cơn hen.

Hít hoặc nuốt phải dị vật

Trẻ nhỏ thường thói quen hít hoặc cho mọi thứ vào miệng, bao gồm hạt và các vật nhỏ khác. Nếu trẻ hít vào quá sâu, dị vật có thể mắc kẹt trong đường thở của họ. Hoặc, trẻ có thể nuốt phải dị vật, khiến nó mắc kẹt trong thực quản.

Nếu con bạn đã nuốt hoặc hít phải thứ gì đó, thì tiếng ho của trẻ có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang cố gắng tống khứ dị vật ra ngoài. Bạn cũng có thể nghe thấy tiếng thở khò khè hoặc tiếng động nghẹn. Nếu con bạn đã hít hoặc nuốt phải một vật lạ, hãy tìm cách điều trị ngay lập tức. Nội soi phế quản có thể cần thiết để tìm và loại bỏ dị vật. Sau khi dị vật được lấy ra, bạn nên theo dõi đứa trẻ của bạn xem có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc kích ứng thêm hay không.

Dị ứng

Dị ứng cũng là một nguyên nhân gây ho khan ở trẻ em
Dị ứng cũng là một nguyên nhân gây ho khan ở trẻ em

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng với một chất lạ. Chất lạ gây ra phản ứng dị ứng được gọi là chất gây dị ứng. Có nhiều chất gây dị ứng khác nhau, bao gồm phấn hoa, lông động vật và các loại thực phẩm hoặc thuốc cụ thể.

Một chất gọi là histamine được giải phóng trong quá trình phản ứng dị ứng và có thể gây ra các triệu chứng về đường hô hấp. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, ho khan có thể là triệu chứng của dị ứng. Đặc biệt nếu nó bắt đầu vào một thời điểm nhất định trong năm hoặc xảy ra sau khi tiếp xúc với một thứ gì đó cụ thể.

Các triệu chứng dị ứng khác bao gồm:

  • Hắt hơi;
  • Ngứa, chảy nước mắt;
  • Sổ mũi;
  • Phát ban.

Cách tốt nhất để kiểm soát dị ứng là tránh những thứ gây ra các triệu chứng của trẻ. Bạn cũng có thể thử các loại thuốc chữa dị ứng không kê đơn (OTC). Nhưng bạn hãy đảm bảo làm theo hướng dẫn và đảm bảo phù hợp với độ tuổi của con bạn.

Nếu con bạn dường như thường xuyên bị dị ứng, bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Họ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân dị ứng và đề xuất một kế hoạch phòng ngừa lâu dài.

Các chất gây kích thích

Tiếp xúc với các chất gây kích thích khác nhau trong môi trường có thể gây viêm họng dẫn đến ho khan.

Các chất gây kích thích phổ biến có thể gây ho bao gồm:

  • Khói thuốc lá;
  • Khí thải xe cộ;
  • Ô nhiễm không khí;
  • Bụi bặm;
  • Không khí quá lạnh hoặc khô.

Nếu con bạn thường xuyên tiếp xúc với chất gây kích thích, ho khan có thể trở thành mãn tính. Con bạn có thể dễ bị kích ứng hơn nếu chúng cũng bị dị ứng hoặc hen suyễn. Ho do tiếp xúc với chất kích ứng thường tự hết sau khi ngưng tiếp xúc với những chất đó.

Ho somatic (ho do vấn đề tâm lý)

Ho somatic là một thuật ngữ mà các bác sĩ sử dụng để chỉ chứng ho không rõ nguyên nhân và không đáp ứng với điều trị. Những cơn ho này thường là do một số vấn đề tâm lý.

Những cơn ho này thường kéo dài hơn sáu tháng và cản trở các hoạt động hàng ngày. Nếu bác sĩ của con bạn đã loại trừ tất cả các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng ho khan của trẻ, họ có thể chẩn đoán đó là ho khan. Trẻ có thể sẽ được giới thiệu đến một nhà tâm lý học trẻ em hoặc bác sĩ tâm thần. Ngoài ra, liệu pháp thôi miên cũng có thể hữu ích trong việc điều trị tình trạng bệnh này.

 Một số mẹo giúp giảm nhẹ khi trẻ bị ho khan

Có thể mất một thời gian để tìm ra nguyên nhân gây ho khan ở trẻ em. Những mẹo này có thể giúp giảm bớt tình trạng họ trong thời gian chờ đợi:

  • Hít không khí ẩm và ấm. Bật vòi hoa sen trong phòng tắm của bạn và đóng cửa, để hơi nước trong  phòng bốc hơi. Ngồi với con bạn khoảng 20 phút khi chúng hít vào làn sương ấm;
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm. Không khí trong nhà khô cũng có thể làm khô đường thở của con bạn. Thử sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cho không khí;
  • Uống nước ấm. Nếu cổ họng của con bạn bị đau do ho, dịch ấm có thể cảm trẻ thấy dịu. Nếu con bạn trên một tuổi, bạn có thể sử dụng một ít mật ong để làm dịu cơn đau;
  • Sử dụng thuốc OTC một cách thận trọng. Chỉ cho trẻ em trên 6 tuổi dùng thuốc ho không kê đơn và nhớ làm theo hướng dẫn dùng thuốc trên bao bì một cách cẩn thận. Trẻ em dưới 6 tuổi không nên dùng thuốc ho không kê đơn trừ khi được bác sĩ cho phép.

Bài viết trên giới thiệu đến các bạn về các nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan. Hiểu được những nguyên nhân này, bạn có thể có cách phòng ngừa phù hợp vì sức khỏe của trẻ.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.healthline.com/health/kids-dry-cough

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người