YouMed

Bác sĩ trả lời câu hỏi: trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì?

Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Tác giả: Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt

Mọc răng là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành răng miệng của mọi trẻ em. Trẻ có thể sẽ có những biểu hiện khác lạ do ảnh hưởng mọc răng trong thời gian này. Trong đó, tăng thân nhiệt hay sốt là vấn đề mà rất nhiều bé mắc phải. Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì là điều mà rất nhiều phụ huynh đang băn khoăn. Bài viết sau đây của bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc sẽ giải đáp cho câu hỏi trên.  

Hiểu rõ hơn về sốt khi mọc răng?

Mọc răng bắt đầu khi bé 4-7 tháng tuổi, những chiếc răng đầu tiên lú lên trên lợi. Răng của bé cũng có thứ tự mọc và cách nhau khoảng vài tuần đến vài tháng mỗi lần mọc răng. Sau đây là trình tự mọc răng lý tưởng ở trẻ:

  • Đầu tiên 4 răng cửa giữa sẽ mọc lên.
  • Tiếp theo là đến 4 răng cửa bên.
  • Sau khi gần như hoàn tất quá trình mọc răng cửa, 4 răng cối sữa đầu tiên sẽ bắt đầu mọc.
  • Bốn răng nanh sữa cũng sẽ đến ngay sau đó.
  • Đến khoảng ba tuổi, bé sẽ hoàn tất quá trình mọc răng sữa.

Xem thêm: Dấu hiệu mọc răng và các cách giảm nhẹ triệu chứng

Tuy nhiên, một số ít bé có biểu hiện mọc răng ngay từ những tuần sau sinh. Nếu điều này không làm cản trở hoạt động ăn uống của bé, thì đây không phải là một vấn đề đáng ngại.

Trong thời kỳ mọc răng, một số trẻ phản ứng lại thông qua hoạt động tăng thân nhiệt nhẹ. Tuy nhiên, thân nhiệt của bé không bao giờ tăng quá 38 độ C, điều này cũng làm cha mẹ lầm tưởng bé bị sốt. Thân nhiệt của bé sẽ trở về bình thường sau thời gian này. Vậy, sốt có nguy hiểm không và trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì?

Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo

Trẻ mọc răng có thể có những biểu hiện bất thường khác như:

  • Phát ban ở mặt, vùng thường xuyên dính nước dãi.
  • Cắn đồ vật khác.
  • Chảy nước dãi nhiều.
  • Khóc nhiều hơn.
  • Thường xuyên nghiến răng, cắn răng.

Xem thêm: Sốt phát ban: Những điều cần biết

trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì
Chảy dãi thường xuyên là dấu hiệu của trẻ mọc răng

Đây là những hoạt động bình thường khi trẻ mọc răng, và không gây nguy hiểm. Song, cha mẹ cần chú ý trẻ vì bé thường xuyên cắn những đồ vật trong nhà có thể gây nguy hiểm.

Tình trạng trẻ sốt mọc răng cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý bé bị sốt do bệnh hay sốt do mọc răng. Phân biệt hai vấn đề này có thể rất khó khăn vì chúng biểu hiện tương tự nhau. Nếu sốt kèm một trong những triệu chứng sau, cha mẹ nên nghi ngờ bé sốt do bệnh lý.

  • Ho và hắt hơi nhiều.
  • Nôn ói hay tiêu chảy.
  • Sốt > 38 độ C.
  • Đổ mổ hôi nhiều.
  • Bé mệt, yếu, ít chơi.
  • Chảy nước mũi hay nghẹt mũi.
  • Phát ban.
  • Thường xuyên khóc nhiều hơn bình thường.
  • Rùng mình, ớn lạnh.
  • Bú kém.

Vậy, phụ huynh có thể xử trí gì và trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì sẽ được giải đáp tiếp qua phần sau.

Xem thêm: Những điều cần biết về cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Trẻ sốt mọc răng có cần phải uống thuốc?

Trẻ sốt mọc răng nên uống thuốc gì thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Phụ huynh không nên tự ý sử dụng thuốc cho bé vì thuốc dành cho trẻ em không giống người lớn và liều lượng thấp hơn. Đa phần sốt do mọc răng không cần phải sử dụng thuốc điều trị. Nhưng nếu điều này làm bé khó chịu và tác động đến sinh hoạt của bé, thì bác sĩ có thể chỉ định một số loại.

Tylenol

Thành phần chính của Tylenolparacetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Phụ huynh phải khai báo với bác sĩ cân nặng của bé trước khi thực hiện chỉ định. Thuốc có thể dùng dạng viên uống hoặc dạng nước uống, tùy vào độ tuổi, sự thuận tiện mà bé được dùng loại thuốc nào. Phụ huynh nên sử dụng kèm ly có chia vạch để dễ đong đo lượng thuốc.

Xem thêm: Thuốc hạ sốt, giảm đau Tatanol (acetaminophen): Những lưu ý khi dùng

Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì
Tylenol là thuốc được chỉ định cho các bé bị sốt mọc răng

Thuốc có thể uống mỗi 4-6 giờ nếu cần, nhưng không nên quá 5 lần mỗi ngày. Trước khi đi ngủ trưa hoặc tối cũng nên cho bé uống một liều giúp bé ngủ ngon hơn. Khuyến khích phụ huynh nên chơi cùng bé nhiều hơn vào ban ngày để bé quên đi các triệu chứng. Nên hạn chế sử dụng thuốc thường xuyên và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Motrin

Motrin là ibuprofen cũng có tác dụng hạ sốt, giảm đau, là một lựa chọn cho trẻ hơn sáu tháng tuổi. Tuy nhiên, thuốc không phải là lựa chọn đầu tiên vì có thể gây ra một số hiệu ứng không mong muốn. Chỉ định thuốc nếu bé đáp ứng kém với tylenol và phải phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ chuyên môn. Cũng như tylenol, thuốc phải định liều dựa vào cân nặng và độ tuổi của trẻ.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì. Phụ huynh cũng có thể áp dụng nhiều phương pháp khác giúp bé dễ dàng vượt qua giai đoạn này.

Biện pháp không dùng thuốc

  • Mặc trang phục thoáng mát, gọn nhẹ giúp bé mát mẻ, giảm thân nhiệt.
  • Tránh đắp quá nhiều mền gối xung quanh bé.
  • Cho bé bú nhiều hơn giúp bổ sung đủ nước và chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn phát triển răng và làm mát cho trẻ.
  • Không nằm phòng lạnh, khuyến khích dùng quạt hơn dùng máy lạnh.
  • Dỗ dành, âu yếm và chơi với bé nhiều hơn giúp trẻ thoải mái, quên đi sự khó chịu do triệu chứng.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bé sốt kèm với những triệu chứng gợi ý bệnh lý, phụ huynh nên đưa bé đến gặp bác sĩ sớm. Đặc biệt, khi bé có những dấu hiệu nguy hiểm toàn thân như bỏ bú, nôn ói nhiều, co giật, li bì, cha mẹ nên khẩn trương đưa bé đi viện để được xử trí kịp thời. Bác sĩ sẽ đánh giá triệu chứng và quyết định liệu bé có cần dùng thuốc hay không. Sử dụng thuốc như thế nào đều phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì
Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường nguy hiểm

Trẻ sốt mọc răng tuy thường gặp nhưng không phải vấn đề nghiêm trọng mà phụ huynh phải lo lắng. Hi vọng, bài viết trên đã tháo gỡ những khúc mắc về trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì. Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào, bạn hãy đến gặp bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn nhiều hơn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What You Should Know About Giving Your Baby Infant Tylenol for Teethinghttps://www.healthline.com/health/baby/tylenol-for-teething#call-a-doctor

    Ngày tham khảo: 16/08/2021

  2. Teething Totshttps://kidshealth.org/en/parents/teething.html

    Ngày tham khảo: 16/08/2021

  3. Teethinghttps://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/teething/

    Ngày tham khảo: 16/08/2021

  4. Can Teething Cause a Fever?https://www.webmd.com/parenting/baby/can-teething-cause-fever#1-4

    Ngày tham khảo: 16/08/2021

  5. Can Teething Cause a Fever in Babies?https://www.healthline.com/health/teething-fever#summary

    Ngày tham khảo: 16/08/2021

  6. Tips for helping your teething babyhttps://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/teething/tips-for-helping-your-teething-baby/

    Ngày tham khảo: 16/08/2021

  7. What is baby teething fever?https://www.medicalnewstoday.com/articles/baby-teething-fever#seeing-a-doctor

    Ngày tham khảo: 16/08/2021

  8. Finding Relief for Your Baby’s Teething Feverhttps://www.colgate.com/en-us/oral-health/kids-oral-care/finding-relief-for-your-babys-teething-fever

    Ngày tham khảo: 16/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người