YouMed

Cách sử dụng nước muối sinh lý trị mụn và những lưu ý quan trọng

Dược sĩ THÁI HOÀNG TRÍ
Tác giả: Dược sĩ Thái Hoàng Trí
Chuyên khoa: Dược

Để có một làn da thật sự khỏe đẹp thì bước rửa mặt là công đoạn quan trọng nhất được các chuyên gia da liễu khuyến cáo. Theo đó, rửa mặt bằng nước muối sinh lý là một phương pháp làm đẹp vô cùng đơn giản được rất nhiều người áp dụng. Hãy cùng Dược sĩ Thái Hoàng Trí tìm hiểu cách sử dụng nước muối sinh lý trị mụn thông qua bài viết sau nhé!

Nước muối sinh lý là gì?

Nước muối sinh lý là nước muối đã được pha chế sẵn với tỷ lệ 0,9%. Tức là cứ khoảng 1 lít nước thì có 9 gam muối tinh khiết (NaCl).

Nước muối sinh lý có nồng độ rất giống với các chất dung dịch trong cơ thể. Nên sẽ không làm mất nước tế bào da, làm khô da. Tuy nhiên, nước muối sinh lý vẫn có tính kiềm. Nếu sử dụng một thời gian lâu da sẽ bị khô, bong tróc. Hãy thoa kem dưỡng ẩm cho da sau khi rửa mặt bằng nước vì lúc này da rất khô.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Trị mụn đơn giản với 8 cách thực hiện tại nhà

Nước muối được chia làm 2 loại:

  • Loại 1: Nước muối sinh lý dùng làm thuốc dùng trong. Đây là loại thuốc tiêm truyền tĩnh mạch đưa vào cơ thể, gọi tắt là dịch truyền (nước biển). Loại này được sử dụng để tiêm nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lượng lớn. Chúng được bào chế trong điều kiện vô trùng hết sức nghiêm ngặt.
Dịch truyền tĩnh mạch Natri Clorid 0.9%
Dịch truyền tĩnh mạch Natri Clorid 0.9%.
  • Loại 2: Nước muối sinh lý được bào chế làm thuốc dùng ngoài. Loại này gồm thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai và làm dung dịch để rửa vết thương,…
Dung dịch nước muối sinh lý dùng để nhỏ mắt
Dung dịch nước muối sinh lý dùng để nhỏ mắt

Nước muối sinh lý có trị mụn được không?

Nước muối sinh lý trị mụn là một trong những dạng thường được sử dụng. Bởi tác dụng của nước muối khi dùng rửa mặt là loại bỏ nhanh bụi bẩn, bã nhờn. Nó cũng giúp bạn tẩy các tế bào chết trên da mặt, loại bỏ tế bào thâm, tăng sản sinh tế bào mới. Đồng thời, nước muối sinh lý còn có tính kháng khuẩn tốt và làm sạch nhanh. Do vậy nó hỗ trợ phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá.

Ngoài ra, nước muối sinh lý sẽ giúp cân bằng độ ẩm trên da. Nhờ đó làm lỗ chân lông thông thoáng, giữ da sạch sẽ, hạn chế gây mụn. Có khá nhiều người cảm thấy sau khi rửa mặt bằng nước muối, mụn trứng cá giảm đáng kể. Không chỉ thế, mụn đầu đen, sợi bã nhờn cũng bớt hẳn.

Dùng nước muối sinh lý rửa mặt trị mụn có tốt không?

Như đã trình bày ở trên, nước muối sinh lý có tác dụng trị mụn. Tuy nhiên hiệu quả điều trị còn tùy tình trạng mụn và nguyên nhân gây mụn của bạn. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý trị mụn chỉ có tác dụng hiệu quả cao với trường hợp bạn bị mụn do tác nhân từ bên ngoài. Còn trong trường hợp bạn bị mụn do nội tiết tố thì bạn cần tìm đến những phương pháp chuyên sâu hơn để điều trị và loại bỏ lũ mụn đáng ghét này.

Hơn nữa, sử dụng nước muối mỗi ngày sẽ khiến da tẩy tế bào chết liên tục. Điều này gây kích ứng da, nhất là đối với làn da mỏng và nhạy cảm. Do đó bạn cần tránh lạm dụng nước muối để rửa mặt thường xuyên.

Cách sử dụng nước muối sinh lý trị mụn

Sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu như chúng ta không biết sử dụng đúng cách. Với nước muối sinh lý 0,9 trị mụn cũng vậy. Dù sở hữu nhiều tác dụng vượt trội nhưng nó không thể tự phát huy hết công dụng nếu như bạn không áp dụng đúng quy trình. Sau đây là các bước rửa mặt bằng nước muối sinh lý:

  • Bước 1: Rửa mặt với nước.
  • Bước 2: Đợi da mặt khô ráo một chút hoặc dùng khăn mặt lau qua đi.
  • Bước 3: Đổ nước muối vào một miếng bông tẩy trang. Sau đó xoa nhẹ khắp lên mặt nếu bạn thuộc da dầu. Nếu bạn có làn da khô hoặc nhạy cảm, hiện tượng kim châm có thể xảy ra. Vì thế bạn nên pha loãng nước muối sinh lý theo tỷ lệ 1:1. Sau đó thử một ít trên vùng da nhỏ trước để xem da có bị kích ứng hay mẩn đỏ hay không.
  • Bước 4: Lặp lại hành động trên thêm một lần nữa với miếng bông tẩy trang sạch khác.
  • Bước 5: Sau đó rửa lại với nước mắt một lần nữa.
Nước muối sinh lý có khả năng diệt khuẩn gây mụn
Nước muối sinh lý có khả năng diệt khuẩn gây mụn.

Với bất kì phương pháp làm đẹp nào, chúng ta đều cần thực hiện đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất cho làn da.

Những điểm quan trọng cần lưu ý khi dùng nước muối sinh lý trị mụn

Đừng quên dưỡng ẩm sau khi rửa mặt: Đặc biệt là rửa mặt với nước muối sinh lý càng phải chú ý hơn cho bước dưỡng ẩm. Vì lượng muối sau khi bốc hơi đi sẽ làm cho da chúng ta có xu hướng bị khô nhẹ.

Dùng kem chống nắng: Nước muối giúp loại bỏ nhẹ nhàng tế bào chết ở lớp ngoài cùng của da. Vì vậy bạn cần lưu ý cách dùng kem chống nắng cẩn thận khi ra khỏi nhà.

Chỉ nên rửa mặt bằng nước muối  từ 1 – 2 lần/tuần để dưỡng da, không nên quá lạm dụng. Tuy khá dịu nhẹ và an toàn cho da nhưng đây cũng không phải là giải pháp làm sạch lâu dài dành cho làn da. Bạn chỉ nên sử dụng trong giai đoạn da đang gặp vấn đề, bị tổn thương. Các bạn gái vẫn nên tìm kiếm cho mình các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH cân bằng giúp làm sạch sâu cho da nhé!

Để trị mụn triệt để, không thể chỉ dựa vào cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý.  Bạn nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, uống nhiều nước và hạn chế thức khuya. Điều đó sẽ giúp hỗ trợ việc điều trị mang lại hiệu quả cao như mong đợi. Hy vọng với thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách dùng nước muối sinh lý trị mụn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Nước muối sinh lý: Dùng sao cho hiệu quả?https://suckhoedoisong.vn/nuoc-muoi-sinh-ly-dung-sao-cho-hieu-qua-16942779.htm

    Ngày tham khảo: 31/10/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người