YouMed

U nang biểu bì: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ PHAN THỊ HOÀNG YẾN
Tác giả: Bác sĩ Phan Thị Hoàng Yến
Chuyên khoa: Nội tổng quát

U nang biểu bì là loại u ở da phổ biến nhất, có nguồn gốc từ lớp biểu bì hoặc biểu mô (lớp trên cùng) của da. Bệnh thường xảy ra ở người lớn trẻ đến trung niên. Vị trí có thể ở khắp nơi nhưng tập trung nhiều ở mặt, cổ, ngực và bộ phận sinh dục. U nang biểu bì phát triển chậm và thường không đau. Vì vậy chúng hiếm khi gây ra vấn đề sức khoẻ hoặc cần điều trị. Bạn có thể chọn loại bỏ u nang vì lý do thẩm mỹ, gây phiền toái hoặc đau, vỡ, nhiễm trùng.

Triệu chứng biểu hiện của u nang như thế nào? 

Gồm có các đặc điểm sau: 

  • Vết sưng nhỏ, giống một nối tròn, chắc hoặc mềm, màu trùng với màu da, hoặc vàng. Kích thước thay đổi từ vài mm đến vài cm.
  • Trung tâm u có thể có 1 lỗ đen cắm vào.
  • Vị trí tập trung ở mặt, cổ thân mình trên, bộ phận sinh dục.
  • Vỏ nang mỏng bao quanh chất bên trong chứa đầy keratin và mảnh vụn giàu lipid màu trắng, vàng có mùi. 
  • U nang có thể vỡ ra gây viêm hoặc nhiễm trùng, sưng, đỏ đau.

u nang biểu bì - 6

Nhiều người gọi u nang biểu bì là u nang bã nhờn, nhưng chúng khác nhau. U nang bã nhờn thực sự rất ít phổ biến. Chúng có nguồn gốc sâu dưới da, phát sinh từ các tuyến bã nhờn ở nang lông, tiết ra chất nhờn giúp bôi trơn tóc và da

Nguyên nhân của u nang biểu bì

Bề mặt da (lớp biểu bì) được tạo thành từ một lớp tế bào mỏng, bảo vệ mà cơ thể. Các tế bào này liên tục bị bong ra và đổi mới. Hầu hết các u nang biểu bì hình thành khi các tế bào này di chuyển sâu hơn dưới da của bạn và nhân lên thay vì bong ra. Đôi khi các u nang hình thành do kích ứng hoặc tổn thương da, nang lông.

cấu tạo da

Các tế bào biểu bì tạo nên thành của nang và sau đó tiết ra protein keratin tích tụ vào bên trong tạo u nang. Keratin là một protein xuất hiện tự nhiên trong các tế bào da. Nó là một chất dày, màu vàng đôi khi chảy ra từ u nang. Sự phát triển bất thường của các tế bào này có thể là do nang lông hoặc da bị tổn thương, tắc nghẽn.

Những u nang này có thể phát triển vì một số lý do. Nhưng tổn thương trên da thường được cho là nguyên nhân chính. Thỉnh thoảng, các rối loạn di truyền tiềm ẩn như hội chứng Gardner có thể là nguyên nhân.

Yếu tố nguy cơ 

Bất cứ ai cũng có thể bị một hoặc nhiều hơn, nhưng những yếu tố này khiến bạn dễ mắc bệnh hơn:

  • Đã qua tuổi dậy thì.
  • Mắc một số rối loạn di truyền hiếm gặp.
  • Da bị tổn thương.

Diễn tiến, biến chứng

Các biến chứng tiềm ẩn của bệnh bao gồm:

  • Viêm: U nang biểu bì có thể sưng, mềm ngay cả khi không bị nhiễm trùng. Nang bị viêm rất khó để cắt bỏ. Khi tình trạng viêm giảm, u nang có thể phẫu thuật được.
  • Vỡ: U nang vỡ làm cho chất dịch vàng  bên trong chảy ra ngoài. Nó thường dẫn đến nhiễm trùng giống nhọt đòi hỏi phải điều trị kịp thời. Lúc này, có thể nhầm lẫn với các nhiễm trùng da khác. 
  • Áp xe: U nang có thể bị nhiễm trùng nặng, sưng, nóng, đỏ, đau đớn nhiều. Chất tiết cần được dẫn lưu có chứa mủ đôi khi có máu. 
  • Ung thư: Trong những trường hợp rất hiếm, u nang biểu bì có thể tiến triển đến ung thư da.
u nang biểu bì ở mũi
U nang biểu bì ở mũi

Làm thế nào để chẩn đoán u nang biểu bì?

Để chẩn đoán u nang biểu bì, bác sĩ sẽ khám vết sưng và vùng da xung quanh, cũng như hỏi bệnh sử của bạn. Họ sẽ đánh giá chi tiết về thời gian vết sưng đã xuất hiện và liệu nó có thay đổi theo thời gian, triệu chứng liên quán khác để phân biệt với các nguyên nhân khác. 

Các bác sĩ có thể chẩn đoán u nang biểu bì chỉ bằng thăm khám, nhìn sờ. Nhưng đôi khi siêu âm hoặc giới thiệu đến bác sĩ da liễu là cần thiết để xác nhận chẩn đoán.

1. Xét nghiệm máu, dịch tiết

Xét nghiệm dịch trong u nang thường không cần thiết. Tuy nhiên, với nhiễm trùng tái phát hoặc không đáp ứng với kháng sinh, mẫu dịch lấy để nuôi cấy vi khuẩn và thử kháng sinh đồ.

2. Chẩn đoán hình ảnh

Nếu nghi ngờ u nang biểu bì ở một vị trí bất thường, chẳng hạn như vú, xương hoặc vị trí nội sọ. Chẩn đoán hình ảnh với siêu âm, X quang, CT scan hoặc MRI là cần thiết.

3. Các xét nghiệm khác

Chọc hút bằng kim nhỏ có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán u nang biểu bì ở những vị trí bất thường, chẳng hạn như vú. Mẫu vật sẽ được nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi để tìm keratin.

Điều trị u nang như thế nào? 

Các u nang biểu bì không tự biến mất hoàn toàn. Vì u nang không nguy hiểm, không gây nguy cơ về sức khoẻ, nó có thể để yên không cần can thiệp nếu không gây khó chịu thẩm mỹ. Nếu bạn muốn điều trị, có các phương pháp sau:

Nếu u nang trở nên đỏ, sưng hoặc đau, thay đổi kích thước hoặc bị nhiễm trùng cần phải dùng thuốc. Trong những trường hợp như vậy, lựa chọn điều trị thường bao gồm kháng sinh. Đôi khi u nang cũng có thể được dẫn lưu hoặc tiêm thuốc vào giúp làm giảm sưng, giảm đau.

1. Rạch và dẫn lưu

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện một vết cắt nhỏ trên u nang và nhẹ nhàng ấn đẩy các chất dịch bên trong ra. Đây là một phương pháp khá nhanh chóng và dễ dàng. nhưng u nang thường tái phát sau khi điều trị này.

2. Tiểu phẩu

U nang biểu bì có thể được cắt bỏ hoàn toàn. Đây là một phẫu thuật nhỏ, an toàn và hiệu quả và thường ngăn ngừa u nang tái phát. Nếu u nang của bạn bị viêm, bác sĩ sẽ trì hoãn phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho bạn về kỹ thuật cũng như nên hay không nên 

Chăm sóc tại nhà

Bạn không thể ngăn chặn sự hình thành và phát triển của bệnh. Nhưng có thể phòng ngừa sẹo và nhiễm trùng bằng cách:

1. Không tự nặn, cậy, bóp u nang biểu bì

Tự nặn u hay tự lấy dịch trong u nang có thể dẫn đến viêm và hoặc nhiễm trùng. Hành động cũng có nguy cơ hình thành xung quanh dẫn đến việc mổ lấy bỏ khó khăn và sẹo phẫu thuật sẽ lớn hơn. Tốt nhất là nên để yên tại chỗ.

u nang biểu bì - 5
Không tự nặn, cậy, bóp u nang biểu bì

2. Giữ sạch u nang

Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn cần giữ cho u nang và vùng da xung quanh được sạch sẽ. Rửa sạch bằng xà phòng hoặc kem kháng khuẩn mỗi ngày.

3. Khi bị viêm sưng

Có thể dùng một miếng vải ấm và ẩm chườm lên u nang. Việc này giúp kích thích u nhỏ hơn và mau lành hơn. Chườm khăn lên u nang 2-3 lần mỗi ngày.

4. Để u nang biểu bì dẫn lưu tự nhiên

Khi u nang bắt đầu dẫn lưu, bạn nên dùng gạc vô trùng che u nang lại và thay gạc hai lần mỗi ngày. Nên gặp bác sĩ nếu lượng mủ lớn bắt đầu chảy ra từ u nang, vùng da xung quanh chuyển màu đỏ còn u nang trở nên ấm và đau, hoặc máu bắt đầu rỉ ra từ u nang.

U nang biểu bì là bệnh lý rất thường gặp ở người lớn. Đây là một loại tổn thương lành tính. Tuy nhiên, rất hiếm trường hợp phát triển thành ác tính đã được báo cáo. Ngày nay, với nhiều phương pháp kỹ thuật hiện đại, tia laser có thể được sử dụng để loại bỏ u nang một cách nhẹ nhàng, không đau đớn và để lại sẹo nhỏ. Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn về phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Epidermoid cystshttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/epidermoid-cysts/symptoms-causes/syc-20352701

    Ngày tham khảo: 05/05/2020

  2. Epidermoid Cystshttps://www.healthline.com/health/epidermoid-cysts

    Ngày tham khảo: 05/05/2020

  3. Epidermal Inclusion Cyst Clinical Presentation (Free registration)https://emedicine.medscape.com/article/1061582-clinical

    Ngày tham khảo: 05/05/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người