YouMed

Uống thuốc kháng sinh bao lâu thì cho con bú an toàn?

Dược sĩ Hoàng Thủy Tiên
Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thủy Tiên
Chuyên khoa: Dược

Nếu trong lúc mẹ đang cho con bú cần sự hỗ trợ của thuốc kháng sinh thì người mẹ phải sử dụng thuốc như thế nào để an toàn cho con bú? Hãy cùng Youmed tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và bé nhé!

Mẹ có nên uống thuốc kháng sinh trong thời kỳ cho con bú?

  • Đối với các thuốc dùng cho phụ nữ cho con bú sẽ có một số loại thuốc an toàn cho sức khỏe thai phụ lẫn em bé, tuy nhiên cũng có những thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ cho trẻ.
  • Dùng kháng sinh trong thời kỳ cho con bú cần phải cân nhắc vì nguy cơ bé không bú mẹ hoặc khả năng ảnh hưởng của thuốc lên bé.
  • Nguyên nhân chính là thuốc có thể thải qua việc tiết sữa của mẹ. Vì vậy, việc mẹ sử dụng thuốc kháng sinh cần hạn chế và khi sử dụng phải theo chỉ dẫn bác sĩ, chỉ dùng khi thật sự cần thiết.
Mẹ có nên uống kháng sinh trong thời kì cho con bú
Mẹ có nên uống kháng sinh trong thời kì cho con bú

Uống thuốc kháng sinh bao lâu sau thì cho con bú an toàn?

Các loại thuốc kháng sinh dành cho phụ nữ đang trong thời kỳ con bú thường được chia thành 2 loại:

  • Thuốc có tác dụng ngắn.
  • Thuốc có tác dụng dài.

Đối với thuốc có tác dụng ngắn

  • Là những thuốc sẽ có tác dụng trong khoảng 30 – 40 phút ngay khi uống vào cơ thể và sẽ được đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể sau khoảng 3 tiếng.
  • Vì vậy, khi sử dụng các kháng sinh có tác dụng ngắn, sau 3 tiếng thì mẹ có thể cho con bú lại.

Đối với thuốc có tác dụng dài hơn 24 giờ

  • Đây là những thuốc chỉ được chỉ định cho mẹ đang cho con bú trong trường hợp bắt buộc.
  • Vì thời gian thải thuốc khá lâu, mẹ nên uống tại các thời điểm bé ngủ giấc ngủ dài hoặc uống vào ban đêm để đến cử bú tiếp theo thì hàm lượng thuốc trong sữa đã giảm.

Một số kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình cho con bú:

Để an toàn khi sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ đang cho con bú cần:

1. Cân nhắc thuốc bôi thay cho thuốc uống

Nếu mẹ nhiễm nấm hoặc các căn bệnh ngoài da cần thuốc kháng sinh, có thể thay thế thuốc kháng sinh uống trực tiếp bằng thuốc mỡ

2. Giãn cách thời gian sử dụng thuốc và cho con bú

Nên uống thuốc ngay sau khi cho con bú và kéo dài thời gian cho cử bú tiếp theo càng lâu càng tốt.

3. Kháng sinh chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú

Một số loại thuốc kháng sinh sẽ chống chỉ định đối tượng này, vậy nên cần liên lạc với bác sĩ để được sử dụng loại thuốc an toàn.

Các biểu hiện bất thường của bé khi mẹ dùng thuốc kháng sinh?

Khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thời kì cho bé bú, các mẹ có thể quan sát những điểm bất thường ở trẻ khi mẹ dùng thuốc nhưng đang trong quá trình cho con bú như sau:

  • Bé ngủ nhiều hơn bình thường
  • Bé bị tiêu chảy (kháng sinh gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột của bé)
  • Bé bị ọc sữa sau khi bú mẹ
  • Bé lười bú, ngừng bú hoặc ít bú mẹ (các thuốc kháng sinh chứa mùi khá nặng, bé có thể cảm nhận được)
Biểu hiện bé bị ọc sữa
Biểu hiện bé bị ọc sữa

Mẹ nên làm gì khi bé có biểu hiện bất thường?

Trong thời gian mẹ sử dụng thuốc kháng sinh, nếu mẹ sử dụng các loại có liều lượng nặng, bé còn có thể bị phát ban, bị nôn hoặc tiêu chảy rất nguy hiểm, mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện và ngưng cho bé sử dụng sữa.

Trẻ bị phát ban
Trẻ bị phát ban

Ngoài ra, sau khi uống thuốc kháng sinh muốn cho con bú và để lượng sữa của mẹ có thể phục hồi lại được như lúc ban đầu, các mẹ cần:

  • Uống nhiều nước để giảm bớt nồng độ thuốc kháng sinh, thải bớt lượng thuốc ra đồng thời cũng làm giảm nguy cơ giảm tiết sữa.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng sẽ không làm ảnh hưởng đến lượng sữa cho bé bú mỗi ngày.
  • Các mẹ nên báo với bác sĩ được đổi sang một nhóm thuốc khác – nhóm thuốc không có tác dụng phụ làm giảm tiết sữa.

Mẹ uống thuốc kháng sinh có bị mất sữa không?

  • Mất sữa do uống thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất sữa.
  • Tất cả các loại thuốc kháng sinh đều ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, gây ức chế tiết sữa và hoạt động của tuyến sữa, nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau tuỳ vào loại thuốc mà người mẹ sử dụng.
  • Có nhiều mẹ dùng thuốc kháng sinh sẽ thấy sữa ít dần nhưng không mất hẳn, một số ít thì sau dùng thuốc sẽ mất sữa hoàn toàn.
  • Vậy nên có thể giải thích được có loại kháng sinh gây mất sữa, có loại thì không. Tuy nhiên, để mất sữa hoàn toàn cần xem xét nhiều yếu tố khác nữa chứ không đơn thuần là do thuốc.

Các yếu tố quyết định ảnh hưởng của thuốc kháng sinh đến bé

Một số yếu tố cần lưu ý khi mẹ sử dụng thuốc kháng sinh khi đang cho bé bú:

Độ tuổi

Trẻ dưới 2 tháng tuổi sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh có trong sữa mẹ hơn.

Thành phần của sữa mẹ

Một số phân tử kháng sinh có khuynh hướng hòa tan trong sữa có hàm lượng protein lớn. Do đó, phụ nữ sinh non cần phải thận trọng hơn khi dùng thuốc kháng sinh vì sữa có hàm lượng cao hơn so với những phụ nữ sinh đủ tháng.

Thành phần hoạt tính trong thuốc

Một số thuốc kháng sinh sử dụng chất phóng xạ và được gọi là dược phẩm phóng xạ. Những hợp chất này có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Dùng chung thuốc kháng sinh với loại thuốc khác

Một loại thuốc kháng sinh an toàn có thể trở thành các hợp chất gây hại cho bé khi được sử dụng cùng loại thuốc khác.

Bên trên là những thông tin tổng hợp về việc sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ cho con bú. Hãy luôn theo dõi sức khỏe mẹ và bé trong quá trình sử dụng thuốc và nếu có bất kì triệu chứng bất thường nào xuất hiện hãy báo cho bác sĩ để được hỗ trợ và xử trí kịp thời!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Breastfeeding and Antibiotics: What You Need to Knowhttps://www.healthline.com/health/breastfeeding/breastfeeding-and-antibiotics#safe-antibiotics

    Ngày tham khảo: 19/02/2021

  2. Antibiotics and Breastfeedinghttps://www.breastfeedingnetwork.org.uk/antibiotics/

    Ngày tham khảo: 19/02/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người