Van dạ dày thực quản và những điều cần biết
Nội dung bài viết
2. Cấu tạo của van dạ dày thực quản
- Van dạ dày thực quản thực chất là phần cơ thắt dưới của thực quản, có cấu tạo như cấu trúc chung của phần cơ ống tiêu hóa.
- Phần cơ này gồm có hai lớp cơ trơn, là lớp cơ dọc và lớp cơ vòng:
Lớp cơ dọc
- Gồm các sợi cơ xếp theo chiều dọc nằm ở lớp ngoài.
- Lớp cơ dọc này có chức năng chủ yếu trong việc dẫn thức ăn theo nhu động của thực quản, một chiều, từ miệng xuống dạ dày.
Lớp cơ vòng
- Bao gồm các sợi lớp trong, xếp dạng vòng quanh.
- Lớp cơ vòng của phần cơ thắt dày hơn so với các vị trí khác của ống tiêu hóa.
- Lớp cơ vòng dày tại nơi này chịu sự chi phối của hệ thần kinh tự chủ. Khi thức ăn đến đoạn cuối của thực quản, áp thụ quan tại đây sẽ truyền tính hiệu về não. Sau đó tín hiệu thần kinh sẽ thông báo, mở cơ vòng này ra. Thức ăn sẽ được đưa xuống dạ dày từng đợt từng đợt. Khi thức ăn vừa qua, phần phía trên rỗng hoặc không đủ áp lực để mở thì van sẽ đóng lại.
Phần giữa hai lớp cơ
- Giữa hai lớp cơ có các mạch máu, mạch bạch huyết và một đám rối thần kinh tự chủ.
- Các hệ thống mạch máu khá phong phú, chạy dọc theo chiều dài thực quản.
- Hệ thống hạch và mạch bạch huyết cũng đa dạng và rối rắm. Cạnh thực quản là ống ngực. Một trong những bộ phận quan trọng của hệ bạch mạch trong cơ thể, vận chuyển bạch huyết, các tryglycerid phần thân trên cơ thể.
Lớp niêm mạc bên trong
- Lớp niêm mạc lót trong bề mặt lớp cơ là các thượng mô lát tầng chứa các tuyến tiết niêm dịch, có chức năng bảo vệ, tiết dịch.
- Đây là một lớp tế bào mỏng và dễ bị tổn thương của ống tiêu hóa.
3. Chức năng của van dạ dày thực quản
- Van dạ dày thực quản là van một chiều. Có nghĩa là nó chỉ giãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín lại, nhằm ngăn không cho thức ăn, dịch acid dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Do cấu tạo tế bào, phần thực quản ở lớp niêm mạc chỉ có lớp tế bào gai mỏng, không thể chịu được dịch vị từ dạ dày. Nên van dạ dày thực quản là một cấu tạo quan trọng, ngăn không cho dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Tránh các tổn thương thực quản do tiếp xúc với dịch vị nguy hiểm ở dạ dày.
Nguy hiểm khi van mở không đúng thời điểm
- Vì một nguyên nhân nào đó mà van dạ dày thực quản bị hở, hay đóng không kín, hay liệt van dạ dày thực quản. Tùy theo mức độ sẽ có tình trạng trào ngược từng lúc hoặc thường xuyên dịch dạ dày lên thực quản.
- Dịch dạ dày trào lên sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm thực quản. Acid trào ngược kích thích các đầu mút thần kinh bề mặt thực quản gây cảm giác đau tức ngực, dễ bị nhầm với các bệnh tim mạch. Một lượng nhỏ acid trào ngược có thể gây các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phổi,…Nếu tình trạng này không được điều trị, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh thực quản Barrett, nặng hơn sẽ là ung thư thực quản và có thể phải cắt bỏ thực quản. Trong một số trường hợp có thể gây tử vong trong ung thư thực quản hoặc trào ngược, dị vật từ dạ dày vào đường hô hấp gây tắc nghẽn đường hô hấp. Bệnh nhân có thể tử vong ngay lập tức.
Hình ảnh lúc cơ vòng tại van dạ dày – thực quản đóng (bình thường) và hở bất thường trong trào ngược dạ dày – thực quản
4. Một số bệnh lý thường gặp
Có hai nhóm bệnh thường gặp, liên quan đến hai nguyên nhân gây bệnh tại thực quản.
4.1 Nhóm bệnh do trào ngược
- Co thắt thực quản
- Có thắt tâm vị
- Hội chứng GERD: dạ dày thực quản trào ngược.
- Viêm thực quản
- Loét thực quản
- Thực quản Barrett
- Hẹp thực quản
4.2 Nhóm bệnh lý do biến đổi về cấu tạo thực quản
- Ung thư thực quản
- Phì đại tĩnh mạch thực quản
4.3 Nhóm bệnh lý khác
- Rách/ thủng thực quản
- Dị vật đường tiêu hóa
- Áp xe (abcess) thực quản
Trong phạm vi bài này, ta quan tâm đến hai nhóm bệnh lý do trào ngược và biến đổi hình thái/ cấu tạo của thực quản, như là một biến chứng muộn của trào ngược. Đa số các tổn thương nguyên phát thuộc nhóm bệnh lý trào ngược và các bệnh lý về co thắt thực quản. Nhóm bệnh lý thay đổi cấu trúc mô và tế bào thường là do sự kéo dài tác nhân kích thích. Cụ thể ở trường hợp này là dịch vị dạ dày. Việc trào ngược thường xuyên gây viêm vùng thực quản và các tổn thương ở van dạ dày thực quản. Lâu dần dẫn đến các biến đổi tế bào học như chuyển sản và dị sản. Cuối cùng sẽ chít hẹp, xơ hóa hoặc chuyển thành ung thư.
Khi có tổn thương, đáng sợ nhất là các tổn thương gây rách cơ thực quản. Vết rách có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang, hay chiều nghiêng. Tổn thương theo chiều dọc, nhất là vị trí van, tùy độ nông sâu, có thể gây đứt van và hở van về sau. Các tổn thương theo chiều ngang hoặc nghiêng có thể gây xơ hóa và chít hẹp van trong tương lai.
5. Vấn đề về chẩn đoán các bệnh về cơ vòng thực quản và van dạ dày thực quản
- Bệnh lý vùng thực quản và van dạ dày – thực quản cũng khá đa dạng. Khi bác sĩ khám và có nghi ngờ các bệnh về van dạ dày – thực quản, có thể bạn sẽ được chỉ định một số thử thuật như sau:
5.1 Chẩn đoán hình ảnh học X-quang
- Đây là xét nghiệm cơ bản để tầm soát co thắt tâm vị, với độ chính xác đạt 95%.
- Bệnh nhân sẽ được tư vấn uống thuốc cản quang trước khi tiến hành chụp. Bệnh nhân sẽ được tiến hành chụp 2-4 phim, cách nhau những khoảng thời gian khác nhau, lần lượt là 0′ – 5′ – 15′ và 30′.
- Tùy vào các dấu hiệu đặc trưng:
- Dấu “mỏ chim”: do hẹp lòng ở vùng cơ thắt thực quản dưới.
- Mất nhu động thực quản
- Chậm quá trình vận chuyển thuốc cản quang qua thực quản
- Các dấu hiệu hỗ trợ chẩn đoán kèm theo là thực quản dãn, xoắn vặn, hình ảnh túi thừa trên cơ hoành.
5.2 Nội soi thực quản
- Nội soi ngày nay đã trở thành một thiết bị khảo sát có giá trị hàng đầu, nhất là trong bệnh lý về van dạ dày – thực quản và các bệnh lý ống tiêu hóa khác. Nội soi cũng là công cụ hữu hiệu, trợ giúp chẩn đoán loại trừ các trường hợp giả co thắt cơ thắt tâm vị thứ phát sau các tổn thương ác tính ở tâm vị.
- Hình ảnh đặc trưng của nội soi ở bệnh nhân co thắt tâm vị là dãn và xoắn vặn thực quản. Cơ thắt thực quản dưới luôn co thắt, đóng kín khi bơm hơi, dẫn tới ứ đọng nhiều thức ăn trong lòng thực quản.
- Quan sát tâm vị khi ống soi ở dày (quặt ngược máy) thấy co thắt thực quản luôn đóng chặt, ôm sát ống nội soi. Nội soi đánh giá kỹ vùng tâm vị để loại trừ các tồn thương u gây hẹp tâm vị.
Hình ảnh nội soi tâm vị
5.3 Đo áp lực thực quản (Esophageal manometry)
- Đây là một thủ thuật cần thiết trong xác định chẩn đoán co thắt tâm vị. Và vì thủ thuật này được xem như tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh van dạ dày – thực quản nên tôi xin viết riêng vào một chương bên dưới.
6. Phương pháp đo áp lực thực quản (Esophageal manometry)
6.1 Định nghĩa
- Đo áp lực thực quản là một thử nghiệm đo thực quản hoạt động. Thực quản là ống cơ dài kết nối cổ họng đến dạ dày. Đo áp lực thực quản – đo sự co cơ, nhịp điệu (nhu động) xảy ra trong thực quản khi nuốt. Đo áp lực thực quản các biện pháp có hiệu lực, số lượng áp lực, tác dụng bởi các cơ thực quản.
- Trong đo áp lực thực quản, một ống mỏng, dẻo (ống thông) có chứa các cảm biến được truyền thông qua mũi, xuống thực quản và vào dạ dày. Sau đó, bằng cách nuốt từng ngụm nước, thiết bị được đưa đến thực quản và vị trí cần khảo sát. Có thể đặt bóng chứa cảm biến tại vùng cơ vòng thực quản để đo áp lực cơ vòng.
6.2 Khả năng khảo sát của phương pháp
- Đo áp lực thực quản có thể hữu ích trong việc chẩn đoán một loạt các rối loạn ảnh hưởng đến thực quản. Đo áp lực thực quản cũng có thể được sử dụng như một phần của đánh giá trước phẫu thuật trước khi phẫu thuật chống trào ngược.
- Đo áp lực thực quản có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán các điều kiện sau đây:
Không giãn cơ (Achalasia)
- Tình trạng này xảy ra khi cơ thực quản dưới (cơ thắt) không thư giãn đúng cách để cho thức ăn vào dạ dày. Cơ ở thành thực quản thường yếu. Điều này có thể gây ra trào ngược thực phẩm chưa pha trộn với dịch dạ dày, đôi khi mang theo thức ăn vào cổ họng.
Co thắt thực quản lan tỏa.
- Tình trạng này tạo ra các cơn co thắt cơ bắp nhiều, mạnh mẽ, kém phối hợp của thực quản, thường là sau khi nuốt.
Đau thực quản.
- Trong điều kiện này, thực phẩm có thể tiến đến dạ dày bình thường, nhưng các cơn co thắt cơ thực quản là đau đớn mạnh mẽ.
Xơ cứng bì.
- Tiến triển bệnh hiếm gặp này có thể gây ra xơ cứng và thắt chặt các mô liên kết trong thực quản.
Bác sĩ cũng có thể khuyên nên đo áp lực thực quản nếu đang trải qua phẫu thuật để chống trào ngược – điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Đo áp lực thực quản có thể giúp xác định nếu là một ứng cử viên cho thủ tục và xác định đúng loại phẫu thuật chống trào ngược cho tình hình.
6.3 Những điều cần chuẩn bị khi đo áp lực thực quản
Chuẩn bị:
- Bệnh nhân được dặn nhịn ăn trước đó ít nhất 6 tiếng.
- Đo áp lực thực quản là một thủ tục ngoại trú được thực hiện mà không cần thuốc an thần. Hầu hết mọi người chịu đựng được nó. Tuy nhiên nếu bạn quá lo lắng hoặc không hợp tác hoặc chịu đau kém, vẫn có thể được tư vấn đo trong lúc gây mê. Mặc dù vấn đề gây mê sẽ khó chính xác hơn do khi mê, một số thuốc có thể ảnh hưởng đến sự co thắt của cơ nói chung, và thực quản nói riêng.
Tiến hành thủ thuật
- Trong đo áp lực thực quản, trong khi đang ngồi, kĩ thuật viên sẽ xịt thuốc thuốc gây tê vùng hầu họng hoặc đặt gel gây tê trong mũi hoặc cả hai.
- Một ống thông được hướng qua mũi vào thực quản. Ống thông có thể được bọc trong một ống đầy nước. Nó không can thiệp vào quá trình hô hấp. Tuy nhiên, có thể chảy nước mắt và có thể bịt miệng. Có thể có chảy máu mũi nhẹ từ kích thích. Bạn cần hết sức bình tĩnh và nghe theo sự hướng dẫn của kĩ thuật viên và bác sĩ.
Đặt ống thông
- Sau khi ống thông được đặt, có thể được yêu cầu nằm ngửa trên bàn khám, hoặc có thể được yêu cầu ngồi yên.
- Sau đó nuốt từng ngụm nước nhỏ. Khi làm, một máy tính kết nối với ống thông ghi lại các áp lực, sức co và mô hình của các cơn co thắt cơ thực quản.
- Trong thời gian thử nghiệm, sẽ được yêu cầu thở chậm và thuận lợi, như vẫn còn có thể nuốt chỉ khi đang yêu cầu làm như vậy.
- Kĩ thuật viên có thể di chuyển ống thông vào dạ dày trong khi ống thông vẫn tiếp tục đo lường của nó.
- Ống thông sau đó từ từ thu hồi.
- Kiểm tra thường kéo dài từ 20 đến 30 phút.
Kết thúc thủ thuật
- Sau khi đo áp lực thực quản bạn có thể trở lại hoạt động bình thường.
- Bạn có thể được yêu cầu ngồi chờ 10-15 phút đễ theo dõi các bất thường có thể xảy ra sau thủ thuật. Nếu mọi việc đã ổn thỏa, bạn có thể được phép ra về.
Phần điều trị sau đó
- Các kết quả đo áp lực thực quản sẽ được gửi đến bác sĩ sau đó.
- Kết quả thủ thuật sẽ được dùng để chẩn đoán và điều trị tiếp tục. Hoặc cũng có thể lập kế hoạch cho can thiệt thủ thuật trong tương lai.
Cơ vòng thực quản hay van dạ dày – thực quản là một bộ phận quan trọng của ống tiêu hóa. Nhờ có nó mà thức ăn đi một chiều từ thực quản đến dạ dày. Nó đồng thời cũng là một cánh cổng – một nút chặn bảo vệ thực quản, không cho acid và dịch vị từ dạ dày trào ngược gây phỏng thực quản. Trong phạm vi bài viết, chỉ có thể giới thiệu sơ lược với các bạn về một số bệnh lý thực quản và van dạ dày thực quản. Cũng như giới thiệu một số thủ thuật có thể được thực hiện khi khảo sát vùng này. Hy vọng chúng tôi có thể cung cấp thêm cho các bạn về các bệnh lý tại vùng này trong các bài viết trong tương lai.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Understanding Your Pathology Report: Esophagus With Reactive or Reflux Changes, Not Including Barrett’s Esophagushttps://www.cancer.org/treatment/understanding-your-diagnosis/tests/understanding-your-pathology-report/esophagus-pathology/esophagus-with-reactive-or-reflux-changes.html
Ngày tham khảo: 04/11/2020
-
High-resolution esophageal manometry: interpretation in clinical practicehttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28426462/
Ngày tham khảo: 04/11/2020
-
Esophageal Manometryhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK559237/
Ngày tham khảo: 04/11/2020
-
High-Resolution Manometry in Clinical Practicehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4843031/
Ngày tham khảo: 04/11/2020