YouMed

Vắc-xin viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi?

BS Tô Hồng Phương Thanh
Tác giả: Bác sĩ Tô Hồng Phương Thanh
Chuyên khoa: Truyền nhiễm

Viêm não Nhật Bản là một bệnh lý nghiêm trọng, chưa có thuốc đặc trị hiện nay. Vì thế, việc dự phòng tránh nguy cơ mắc bệnh là vô cùng quan trọng. Trong đó, tiêm vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản là chìa khoá đầu tay giúp chúng ta bảo vệ khỏi chủng virus. Vậy, vắc-xin viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi? Cùng tìm câu trả lời cho vấn đề trên qua bài viết của Bác sĩ Tô Hồng Phương Thanh nhé!

Tổng quan về bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản là gì?

Viêm não Nhật Bản còn có tên khác là viêm não B hoặc viêm não mùa hè. Đây là bệnh lý lây truyền qua ký chủ trung gian.Trong đó, tác nhân trung gian chính là muỗi tên Culex Tritaeniorhynchus hút máu động vật nhiễm virus. Sau đó, chúng lây truyền virus sang người. Virus vào cơ thể người qua vết đốt từ tuyến nước bọt của muỗi cái và gây bệnh.1

Triệu chứng của bệnh viêm não Nhật bản

Giai đoạn ủ bệnh là từ 5 đến 15 ngày. Sau đó, bệnh khởi phát từ ngày 1 đến 6 ngày với 2 giai đoạn sau:1

  • Ở giai đoạn đầu, người bệnh có biểu hiện nhiễm virus với các triệu chứng sốt đột ngột, ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn, nôn có thể kèm theo tiêu chảy. Một dấu hiệu sớm là sốt đột ngột 39 – 40°C và kém đáp ứng với thuốc hạ sốt. Đối với trẻ còn bú biểu hiện là quấy khóc, có các cơn khóc thét.
  • Ở giai đoạn sau, virus xâm nhập vào hệ thần kinh và gây ra những biểu hiện thần kinh trung ương bao gồm rối loạn phát âm, khó thở, khó nuốt, liệt màn hầu, liệt chi, rối loạn ý thức,…
Người bệnh viêm não Nhật Bản có thể sốt đột ngột từ 39 đến 40°C ở giai đoạn đầu
Người bệnh viêm não Nhật Bản có thể sốt đột ngột từ 39 đến 40°C ở giai đoạn đầu

Cách phòng ngừa

Viêm não Nhật Bản chưa có thuốc đặc trị hiệu quả. Hiện nay, bệnh chủ yếu được điều trị triệu chứng, biến chứng cùng với đảm bảo dinh dưỡng. Do vậy, phòng ngừa chính là chìa khoá bảo vệ chúng ta tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

Vì bệnh lây truyền qua trung gian muỗi Culex Triaeniorhynchus nên phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản cấp thiết nhất là diệt trung gian truyền bệnh. Cụ thể là những nguyên tắc sau:1

  • Phòng ngừa muỗi đốt: tăng cường ngủ mùng, mặc quần áo dài tay khi ngủ để hạn chế muỗi đốt…
  • Dùng các biện pháp trừ khử muỗi như: dùng thuốc trừ muỗi, vệ sinh môi trường sinh sống,…
  • Nếu có nuôi gia heo lợn, thì chuồng chăn nuôi, trang trại cần đặt xa nhà. Ngoài ra, cần có biện pháp phòng ngừa muỗi đốt lợn vì lợn là nguồn súc vật mang mầm bệnh. Đồng thời, người chăn nuôi cần vệ sinh môi trường, chuồng trại sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.
  • Không nên cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, ăn chín, uống sôi.
  • Thực hiện tốt việc cách ly cũng như hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
  • Hiện nay đã có vacxin phòng ngừa viêm não Nhật Bản, cần tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ y tế nhằm phòng ngừa hiệu quả nhất và an toàn đặc biệt là trẻ em.

Vắc-xin viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi?

Hiện nay, có 2 loại vắc xin thường được sử dụng nhất bao gồm: Imojev và Jevax.

Vắc xin Imojev

Vắc xin Imojev là chế phẩm sinh học được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn dược phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp). Thuốc được sản xuất tại Thái Lan và được chỉ định phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn.

Thời gian tiêm cụ thể cho từng đối tượng như sau:2

Đối tượng Trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi (chưa tiêm vắc xin Jevax lần nào) Người tròn 18 tuổi trở lên
Số lượng mũi tiêm Tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách 1 năm sau mũi đầu tiên.
Tiêm 1 mũi duy nhất.
Vắc-xin Imojev được sản xuất bởi tập đoàn Sanofi Pasteur (Pháp)
Vắc-xin Imojev được sản xuất bởi tập đoàn Sanofi Pasteur (Pháp)

Vắc xin Jevax

Liều tiêm của thuốc như sau:3

  • Từ 12 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi: tiêm 0.5 ml/ liều.
  • Trên 3 tuổi và người lớn: tiêm 1 ml/ liều.

Lịch tiêm:

  • Sơ chủng: mũi 1 là lần đầu tiên đến tiêm, mũi 2 là sau mũi thứ nhất đến 1 đến 2 tuần, mũi 3 là sau mũi thứ nhất 1 năm.
  • Tái chủng: tiêm dưới da, 3 năm nhắc lại 1 lần để duy trì khả năng miễn dịch.

Một số phản ứng cần lưu ý sau tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản

Phản ứng sau tiêm của vắc xin Imojev:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm thường gặp: đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm…
  • Phản ứng toàn thân như là sốt, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi, cáu kỉnh, nôn…

Phản ứng sau tiêm của vắc xin Jevax:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm thường gặp: đau, sưng tấy, đỏ tại vị trí tiêm…
  • Phản ứng toàn thân: ớn lạnh, đau đầu, sốt,…
Đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi,... là một số phản ứng toàn thân sau khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản
Đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi,… là một số phản ứng toàn thân sau khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản

Hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin viêm não Nhật Bản

Liều tiêm chủng cơ bản được khuyến nghị là ba liều, mỗi liều tiêm dưới da vào các ngày 0, 7 và 30. Hai liều được tiêm cách nhau một tuần sẽ mang lại khả năng miễn dịch ngắn hạn cho 80% số người được tiêm chủng. Liều cuối cùng nên được thực hiện để đảm bảo đáp ứng miễn dịch đầy đủ và khả năng tiếp cận chăm sóc y tế trong trường hợp phản ứng bất lợi xảy ra muộn. Mức độ bảo vệ của kháng thể trung hòa tồn tại trong ít nhất 2 năm ở những người tiêm vắc-xin đã hoàn thành loạt ba liều cơ bản.4 Nếu bạn tiếp tục có nguy cơ bị nhiễm bệnh, bạn nên tiêm một liều vắc-xin tăng cường sau 12 đến 24 tháng kể từ lần tiêm vắc-xin đầu tiên.

Không tiêm phòng viêm não Nhật Bản có sao không?

Bệnh viêm não Nhật Bản gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của người bệnh dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, việc tiêm phòng vắc xin sẽ giúp chúng ta tránh nguy cơ mắc bệnh. Việc tiêm vắc xin viêm não Nhật bản giữ vai trò quan trọng, nhất là đối với trẻ em.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho độc giả vấn đề: “Viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi?”. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn đọc hãy thực hiện tiêm phòng bệnh lý này theo liệu trình đã được khuyến cáo nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What's to know about Japanese encephalitis?https://www.medicalnewstoday.com/articles/181418

    Ngày tham khảo: 02/02/2023

  2. Imojev - Vaccine, japanese encephalitishttps://www.mims.com/philippines/drug/info/imojev?type=full

    Ngày tham khảo: 02/02/2023

  3. Hướng dẫn sử dụng vắc-xin viêm não Nhật Bản Jevaxhttps://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2023/02/huong-dan-su-dung-vacxin-viem-nao-nhat-ban-jevax.pdf

    Ngày tham khảo: 02/02/2023

  4. Inactivated Japanese Encephalitis Virus Vaccine Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP)https://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/00020599.htm

    Ngày tham khảo: 02/02/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người