YouMed

Tư vấn từ bác sĩ “Viêm tinh hoàn uống thuốc gì?”

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Tinh hoàn là cơ quan sản xuất ra tinh trùng, nằm trong hai bên bìu nam giới. Viêm tinh hoàn khi xảy ra sẽ làm cánh mày râu khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vậy, viêm tinh hoàn uống thuốc gì để điều trị dứt điểm bệnh? Mời bạn cùng YouMed tìm hiểu qua bài viết dưới đây của ThS.BS Trần Quốc Phong.

Viêm tinh hoàn là bệnh gì?

Dấu hiệu

Đau tinh hoàn và bẹn là những triệu chứng thường gặp nhất. Ngoài ra, người bệnh có thể có các biểu hiện như:

  • Đau ở bìu.
  • Cảm giác đau đớn khi đi tiểu, tiểu gắt, tiểu buốt.
  • Đau đớn khi xuất tinh.
  • Sưng to một hay hai bên bìu.
  • Xuất hiện máu lẫn mủ trong tinh dịch.
  • Rối loạn xuất tinh.
  • Phì đại tuyến tiền liệt.
  • Các hạch bạch huyết ở bẹn sưng to.
  • Sốt.
  • Chán ăn.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
Viêm tinh hoàn uống thuốc gì là câu hỏi rất thường gặp
Viêm tinh hoàn uống thuốc gì là câu hỏi rất thường gặp

Nguyên nhân

Tùy vào mỗi nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị viêm tinh hoàn khác nhau. Trước khi trả lời câu hỏi “viêm tinh hoàn uống thuốc gì?”, hãy cùng tìm hiểu sơ qua những nguyên nhân này nhé!

Virus

Virus quai bị là nguyên nhân viêm tinh hoàn thường gặp nhất. Tình huống này chủ yếu xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên. Theo ước tính tại một phòng khám Hoa Kỳ, có đến 33% nam giới mắc quai bị khi ở tuổi thanh thiếu niên cũng bị viêm tinh hoàn. Viêm tinh hoàn do virus liên quan đến quai bị xuất hiện sau 4 đến 10 ngày kể từ khi tuyến nước bọt sưng lên. Sưng tuyến nước bọt chính là dấu hiệu khởi phát quai bị.

Vi khuẩn

Tình trạng nhiễm khuẩn cũng có thể là nguyên nhân viêm tinh hoàn ở nam giới. Nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do vi khuẩn gây nên như lậu, chlamydia, viêm mào tinh hoàn làm tăng nguy cơ viêm tinh hoàn. Mào tinh hoàn là ống nối giữa tinh hoàn với ống dẫn tinh, có nhiệm vụ đưa tinh trùng ra khỏi nơi sản xuất. Hoặc nam giới cũng có thể nhiễm trùng do vi khuẩn tại ống thông tiểu, dụng cụ y tế đặt vào dương vật của họ.

Các nguyên nhân khác

Nguyên nhân viêm tinh hoàn khác có thể là:

  • Bất thường bẩm sinh đường tiết niệu.
  • Viêm do dị ứng: dị ứng do tiếp xúc như bao cao su, vải quần lót.
  • Mắc các bệnh nam khoa mạn tính. Thường gặp nhất là viêm đường tiểu, viêm tuyến tiền liệt lâu ngày.
  • Viêm do tinh hoàn bị tổn thương. Có thể những va chạm mạnh khi quan hệ tình dục, hoặc tai nạn gây chấn thương khiến tinh hoàn bị đụng dập, tổn thương dẫn đến viêm.
Viêm tinh hoàn có thể do bất thường bẩm sinh ở đường tiết niệu
Viêm tinh hoàn có thể do bất thường bẩm sinh ở đường tiết niệu

Viêm tinh hoàn uống thuốc gì?

Thuốc điều trị viêm tinh hoàn do virus

Virus quai bị là nguyên nhân gây viêm tinh hoàn phổ biến nhất ở nam giới. Đối với nhóm nguyên nhân này, những loại thuốc kháng viêm giảm đau không chứa steroid như: Advil, Naproxen, Ibuprofen, Motrin… thường được chỉ định. Nếu người bệnh sốt cao có thể kết hợp thêm thuốc hạ sốt.

Viêm tinh hoàn do vi khuẩn có thể tự giới hạn. Nhưng nếu không điều trị triệt để, ở lần tái phát sau, nhiễm trùng sẽ rầm rộ hơn, tấn công cả hai tinh hoàn, dẫn đến biến chứng vô sinh rất nguy hiểm.

Thuốc điều trị viêm tinh hoàn do vi khuẩn bao gồm: kháng sinh, kháng viêm, giảm phù nề, giảm đau và hạ sốt để điều trị dứt điểm tác nhân gây bệnh. Viêm tinh hoàn uống thuốc gì? Các thuốc này bao gồm:

  • Doxycyclin (Vibramycin, Dorix)
  • Azithromycin (Zithromax)
  • Ceftriaxone (Rocephin), Trimethoprim
  • Sulfamethoxazol và kết hợp (Septra, Bactrim)
  • Ciprofloxacin (Cipro)

Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, tránh lạm dụng gây nhờn thuốc, cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.

Hầu hết người bệnh viêm tinh hoàn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau 3 đến 10 ngày điều trị. Tuy nhiên đôi khi mất đến vài tuần để dứt điểm hoàn toàn tình trạng này.

Không tự ý dùng thuốc và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
Không tự ý dùng thuốc và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc kháng viêm, giảm đau

Những thuốc kháng viêm, giảm đau được chỉ định thuộc nhóm NSAIDs (Aspirin, Ibuprofen…). Không được lạm dụng nhóm thuốc này vì có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng.

Các phương pháp điều trị kết hợp

Sau khi trả lời câu hỏi “viêm tinh hoàn uống thuốc gì?”, người bệnh có thể kết hợp:

  • Chườm lạnh tại khu vực nhiễm trùng giúp giảm sưng và đau.
  • Nghỉ ngơi tại giường, lưu ý nâng cao phần bìu và tinh hoàn.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: nhiều năng lượng, giàu protein, vitamin và uống nhiều nước.
  • Tắm nước lạnh vào thời gian đầu điều trị khi còn sưng, viêm. Tắm nước nóng giai đoạn sau giúp tiêu viêm.
  • Tiêm vắc xin ngừa quai bị cho trẻ nhỏ.

Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật đối với những trường hợp viêm tinh hoàn có biến chứng: xoắn tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn lượng nhiều…

Những lưu ý khi điều trị viêm tinh hoàn

  • Khi uống hết thuốc, người bệnh cần chủ động tái khám để theo dõi tiến độ và hiệu quả điều trị.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh vận động quá sức.
  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
  • Lựa chọn cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa uy tín.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách, sạch sẽ, thường xuyên.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, ổi.
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng, bia, rượu.

Như vậy, YouMed đã giúp bạn trả lời câu hỏi “viêm tinh hoàn uống thuốc gì?”. Ngoài các nhóm thuốc kể trên, phương pháp điều trị kết hợp cũng vô cùng quan trọng để đẩy nhanh tiến độ điều trị. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ lưu ý khi điều trị.

Ths. Bs. CKI. Trần Quốc Phong

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Orchitishttps://www.healthline.com/health/orchitis

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

  2. Orchitishttps://www.drugs.com/cg/orchitis.html

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người